VI. FRANCIS GARNIER
TÀI: HOÀNG CAO KHẢ
Người thực hiện: Đặng Quốc Việt
Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ
Hoàng Cao Khải (1850 – 1933), tên thật là Hoàng Văn Khải, tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê ở làng Đông Thái (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).
Sau khi đỗ kì thi hương đời Tự Đức(1829 – 1883) được bổ nhiệm làm huấn đạo Thọ Xương, giáo thọ phủ Hoài Đức, tri huyện Thọ Xương, án sát Lạng Sơn, quyền tuần phủ Hưng Yên, quyền tổng đốc Hải Dương.
Ngày 25 – 4 – 1882 Pháp chiếm Hà Nội lần hai, Hoàng Cao Khải tự nguyện làm tay sai cho Pháp, làm tiễu phủ sứ,rồi đến chức Kinh lược sứ(Phó Vương Bắc Kì)
Ông từng viết thư chiêu dụ Phan Đình Phùng theo Pháp nhưng bị sỉ vả, ông có hai con là Hoàng Mạnh Trí và Hoàng Trọng Phu đều làm tổng đốc Hà Đông và Nam Định.
Khi kinh lược Bắc Kì bãi bỏ ông được điều về Huế làm Thượng thư bộ binh, Thái tử Thái phó, Duyên mậu quận công.Ông về hưu tại ấp Thái Hà thành phố Hà Nội.
Hoàng Cao Khải là một vị quan to trong triều Nguyễn ( cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) là tay sai đắc lực cho Pháp nên ông được thăng chức rất nhanh, từ Huấn đạo huyện Thọ Xương đến Kinh lược sứ Bắc Kì.
Thanh thế của Hoàng Cao Khải ngày càng lớn được nhiều người kính nể nhưng cũng có nhiều phe dèm pha ghen ghét. Thời đó công chúng văm ghét Hoàng Cao Khải, báo chí đả kích châm biếm ông, còn có một số ý kiến cho rằng Hoàng Cao Khải là người “hai mang” nhưng đa số coi ông là phản quốc.
Pháp vào chiếm nước ta lần hai Hoàng Cao Khải trợ giúp đắc lực cho Pháp để dẹp những cuộc khởi nghĩa của ta. Ông được cử làm Tiễu phủ sứ “dẹp loạn” các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, sau đó làm Tổng đốc Hải Yên. Năm 1889 ông làm Kinh lược sứ ( Phó Vương Bắc Kì).
Những người Pháp có uy tín đã xác nhận Hoàng Cao Khải là tay sai đắc lực cho thực dân Pháp và đàn áp dã mãn các cuộc nổi dậy của nhân dân ta đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông là người chỉ điểm hoặc trực tiếp đàn áp cuộc khởi nghĩ đó (qua những xác minh của nhà sử học Pháp Phillipe Dellivers, Thống sứ Parreau toàn quyền De Lanessan, Trung úy Fernand Bernard)
Khi Pháp gặp khó khăn trong việc đàn áp khởi nghĩa Hương Khê (11 – 1894), toàn quyền De Lanessan sai Hoàng Cao Khải viết thư dụ Phan Đình Phùng nhưng không được chấp nhận mà còn bị sỉ vả.
Hoàng Cao Khải là nhà Nho hay chữ, nhiều văn, ông biên soạn sáng tác rất nhiều tác phẩm trong lĩnh vực văn thơ lịch sử bằng chữ Hán – Nôm và chữ Hán.Về lịch sử có các tác phẩm: Việt sử yếu, Nam sử diễn âm, Nam sử quốc âm ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng đến thời hậu Lê và đời vua Thái Thành triều Nguyễn
Về thơ có tập thơ Vịnh nam sử. Có ba vử tuồng: Tây Nam đắc bằng,Tương kì khí xa,Trung Hiếu thần tiên
Một số tài liệu mang tính chất nhân văn giáo huấn:
+ Việt Nam nhân thần giám
+ Làm con phải hiếu
+ Đàn bà nước Nam
Đặc biệt hơn cả là bộ sử “Việt sử yếu – được ông rất coi trọng và bỏ nhiều thời gian nghiên cứu chủ yếu viết cho dân đọc,dân hiểu về lịch sử quốc gia.Ông được coi là người
có công phát triển nghệ thuật tuồng ở miền Bắc với những vở tuồng tự soạn và được biểu diễn tại ấp Thái Hà
III.NGƯỜI CÙNG THỜI ĐÁNH GIÁ VỀ HOÀNG CAO KHẢI
Hoàng Cao Khải và Nguyễn Thân là cặp bài trùng đều làm tay sai cho Pháp, rất dã man đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, cùng về hưu năm 1903.Người cùng thời có câu ca dao nhận xét về 2 ông: “Hỏi ai bán nước buôn dân
Ấy Hoàng Cao Khải , Nguyễn Thân một phường” Hay cũng có câu :
“Hoàng Cao Khải nhục nhã đã xong Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô
Lại cùng Tây tặc mưu mô Người Nam đại phá cơ đồ người Nam”
* Nhận xét của Phan Châu Trinh:
a. Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác,xẻo thịt đồng bào,không bằng loài cầm thú…Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ,danh tiết một đời người,đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp,chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi.
b. Phan Bội Châu gọi Khải và Thân là những người Việt “chó săn”,hai tên này đàn áp Cách mạng rất đắc lực.
c. Hầu hết các “bia miệng” đều nguyền rủa chửi mắng Hoàng Cao Khải rất thâm độc từ dân thường,các chí sĩ yêu nước đến các nhà Nho
IV. KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về nhân vật Hoàng Cao Khải ta thấy ông là người có tri thức học rộng nhưng lại làm tay sai đắc lực cho Pháp.Đến nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng ông là Việt gian bán nước và đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa của ta.
Với PGS sử học Chương Thâu lại muốn “đánh giá lại” lại tạo nên làn sóng tranh cãi về nhân vật này.Để tìm hiểu rõ hơn về Hoàng Cao Khải chúng ta cần thu thập các thông tin từ các tài liệu lịch sử đáng tin cậy để đưa ra kết luận chung nhất.
ĐỀ TÀI: HOÀNG CAO KHẢI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Yên
Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ
Hoàng Cao Khải (1850–1933) đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái nhà Nguyễn, nhà văn, nhà sử học Việt Nam. Nguyên danh của ông là Hoàng Văn Khải, tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ cử nhân (cùng khóa thi với Phan Đình Phùng ở Trường thi Nghệ An) năm Tự Đức thứ 21 (1868), cùng được bổ làm huấn đạo huyện Thọ Xương, sau làm giáo thụ ở phủ Hoài Đức (Hà Tây). Trước khi Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông lần lượt giữ các chức vụ Tri huyện Thọ Xương rồi thăng quyền Án sát Lạng Sơn, quyền Tuần phủ Hưng Yên.
Năm 1884, Pháp chiếm Bắc Kỳ, trong khi các phong trào chống Pháp nổi dậy thì ông lại hợp tác với Pháp để đàn áp các phong trào nghĩa quân chống Pháp. Tháng 1 năm 1887, quyền Tuần phủ Hưng Yên, Hoàng Cao Khải được vua Đồng Khánh cho thực thụ Tuần phủ, gia hàm Thự lý Tổng đốc, nhưng vẫn lãnh Tuần phủ kiêm Tiễu phủ sứ ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, đặc biệt tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Năm 1888, Hoàng Cao Khảiđược thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công (1890), đây là biệt lệ vì quan lại triều Nguyễn chỉ được phong quận công khi đã mất. Năm 1894, theo lệnh của toàn quyền
DeLanessan, ông viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, nhưng bị cự tuyệt.
Năm 1897, Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải được điều về Huế lãnh chức thượng thư Bộ Binh và làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, Thái tử Thái phó, Văn minh điện Đại học sĩ. Như vậy, Hoàng Cao Khải là viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ cuối cùng của triều Nguyễn.
Sau đó, ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông, giúp Thống sứ Bắc Kỳ soạn Nghị định về tổ chức bộ máy quản lý cấp xã ở Bắc Kỳ. Ngày 6 tháng 5 năm 1922, Hội Thanh niên Việt Nam (Foyers de la Jeunesse Annamite) được thành lập, Hoàng Cao Khải cùng Thống sứ Bắc Kỳ Monguillot làm đồng Chủ tịch Hội, chánh mật thám Pháp Marty làm Chủ tịch danh dự.