Khởi nghĩa Thái Nguyên là cuộc nổi dậy ở tỉnh lỵ Thái Nguyên vào năm 1917 do
Trịnh Văn Cấn lãnh đạo, chống lại chính quyền Bảo hộ của Pháp để giành độc lập cho người Việt. Lực lượng chủ yếu là binh lính người Việt tại trại lính Pháp và tù binh chính trị bị giam ở đây trong đó Lương Ngọc Quyến, nhân dân tỉnh Thái Nguyên và những khu vực xung quanh.
1. Bối cảnh lịch sử
Sau vụ Hà Thành đầu độc năm 1908 vỡ lở và âm mưu đưa vua Duy Tân ra ngoài để dựng cờ khởi nghĩa năm 1916 nhưng thất bại, xã hội Việt Nam ngày càng sôi sục mặc dầu chính quyền Bảo hộ cố dập tắt các phong trào kháng cự và bắt giam nhiều người. Trong số những người phải thụ án giam ở Thái Nguyên là Lương Ngọc Quyến, con cụ Cử Lương Văn Can, hiệu trưởng của Đông Kinh Nghĩa thục. Lương Ngọc Quyến cũng là thành viên của Việt Nam Quang phục Hội và qua ông, trại lính khố xanh canh
phòng ở Thái Nguyên hưởng ứng lời kêu gọi nổi dậy chống lại chỉ huy người Pháp. Họ tôn ông là quân sư.
Trịnh Văn Cấn, viên cai đội lính khố xanh ở Thái Nguyên cầm đầu cuộc nổi dậy vào đêm 30 Tháng Tám năm 1917. Ông chỉ huy lực lượng 175 người lính giết giám binh người Pháp, Nô-en, đoạt khí giới đạn dược, rồi phá ngục, giết cai ngục Loét, giải cứu Lương Ngọc Quyến cùng 203 tù nhân. Nghĩa quân sau đó cướp kho bạc và làm chủ toàn tỉnh lỵ, trừ đồn lính khố đỏ cố thủ ở bên bờ sông Cầu.
Trong sáu ngày từ đêm 30 Tháng Tám đến ngày 5 Tháng Chín, quân của Đội Cấn trấn giữ thành Thái Nguyên, lại thu nạp thêm các dân phu mỏ và dân địa phương nâng quân số lên khoảng hơn 600 người. Thành phần lực lượng khởi nghĩa gồm khoảng 130 lính vệ binh, hơn 200 tù nhân, 300 dân phu và dân địa phương. Theo gợi ý của Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn chia lực lượng khởi nghĩa thành hai tiểu đoàn, tiểu đoàn thứ nhất gồm các lính vệ binh cũ, tiểu thứ hai gồm tù nhân và dân quân, chỉ huy là Ba Chi. Trang bị của đội quân này gồm 92 súng hỏa mai và 75 súng trường mà quân nổi dậy thu được từ kho vũ khí của Pháp.
Nghĩa quân truyền hịch, đợi các nơi hưởng ứng nổi dậy cùng ngoại viện từ bên Tàu và Nhật đến vì tin rằng Việt Nam Quang phục Hội có lực lượng đợi sẵn để trợ lực. Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa cũng tuyên bố độc lập, lấy quốc hiệu là "Đại Hùng". Nghĩa quân trương cờ "Ngũ tinh liên châu" (cờ vàng với năm ngôi sao tròn xếp hình X) của Việt Nam Quang phục Hội trên cửa thành.
Vào ngày 2 Tháng Chín năm 1917 thì quân Pháp bắt đầu phản công với đội quân 2.700 người và đến ngày 5 Tháng Chín thì đánh vào tỉnh lỵ. Lương Ngọc Quyến trúng đạn và đã hy sinh ở trận đánh này. Đội Cấn phải triệt thoái khỏi Thái Nguyên rút về phía bắc. Đến trưa ngày mồng 5 thì Pháp tái chiếm được thành. Số thương vong bên nghĩa quân là 56 người; quân Pháp thiệt mạng 107 người.
Đội Cấn sau đó dẫn quân rút lên Đại Từ, Tam Đảo rồi xuống Vĩnh Yên, trước khi trở lại vùng Thái Nguyên nhưng lực lượng hao mòn dần. Bị truy nã, ông rút về núi Pháo, vì quyết tâm không để bị địch bắt, quyết tâm không đầu hàng địch nên ông tự vẫn bằng cách bắn vào bụng. Đó là ngày 11 Tháng Giêng năm 1918; cuộc khởi nghĩa chấm dứt.
Theo các tài liệu chính thức của Pháp, một vệ sỹ của ông giết ông để lấy thưởng. Người này dẫn quân Pháp đến nơi được coi là mộ của Đội Cấn. Tuy nhiên dù người Pháp không tỏ vẻ nghi ngờ người này, thì họ vẫn cho là Đội Cấn do bị thương nặng, đã yêu cầu thuộc hạ của mình kết liễu mình để khỏi rơi vào tay quân Pháp.
Quân Pháp tiếp tục càn quét tàn quân của cuộc khởi nghĩa tới tháng 3 thì xong, với một chiến thuật mà chúng sử dụng rất hiệu quả là bắt giữ thân nhân của quân khởi nghĩa để buộc họ phải ra hàng. Một số người bị bắt bị kết án tử hình, những người khác bị kết án và đày ra Côn Đảo.
3. Ý nghĩa
Đây là cuộc vũ trang bạo động duy nhất trong những năm chiến tranh đã lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở một địa phương. Nhiều cuộc bạo động, binh biến, khởi nghĩa trước đã thực hiện điều này nhưng chưa thành công bằng khởi nghĩa Thái Nguyên.
Tất cả điều đó chứng tỏ rằng: tinh thần dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước là bất diệt trong sâu thẳm tâm hồn người Việt Nam cho dù họ đứng ở vị trí nào trong xã hội.
Hành động của binh lính và tù chính trị Thái Nguyên đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận ở Pháp và Đông Dương những năm 1917-1918 và cổ vũ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
III. KẾT
Người anh hùng cách mạng mang tên Đội Cấn đã để lại cho trang sử dân tộc ta một dấu ấn không thể phai nhòa theo thời gian. Nhân dân luôn nhớ về ông, luôn nhớ về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên mà ông đã gây dựng cùng với biết bao con người anh dũng, bất khuất, kiên cường khác đã ngã xuống chỉ vì sáu chữ: “ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”.
Với lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của ông và nghĩa quân, khởi nghĩa Thái Nguyên đã một phần thúc đẩy rất mạnh đến phong trào yêu nước của nhân dân ta trong thế kỉ XIX. Cuộc khởi nghĩa cũng là một tấm gương cho nhân dân ta noi theo và rút kinh nghiệm từ một số sai lầm của nghĩa quân. Điều đó giúp ích rất nhiều cho các cuộc bạo động và khởi nghĩa của nhân dân ta sau này khi đứng lên chống lại thực dân Pháp.
Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ về công lao của ông đối với nhân dân và đất nước- anh hùng Đội Cấn, người dân Thái Nguyên đã lập đền thờ ông tại chính tỉnh Thái Nguyên, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo, hay tên Đội Cấn của ông được đặt cho một con phố ở Hà Nội, tên Trịnh Văn Cấn được đặt cho một con phố ở
TP Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, các nhà làm phim còn làm một bộ phim về ông, về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên với bối cảnh được quay tại tỉnh Thái Nguyên…
Tất cả đều khẳng định một điều là các anh hùng, danh nhân, tất cả những ai có cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân nói chung cũng như anh hùng Đội Cấn nói riêng sẽ không bao giờ chết, học sẽ sống mãi trong sử sách, trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
ĐỀ TÀI: ĐỐC NGỮ
Người thực hiện :Hoàng Anh Văn
Lớp A3K18 I. TIỂU SỬ
Đốc Ngữ (? - 1892), tên thật Nguyễn Đức Ngữ, là người xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông đã có một tuổi thơ gian khó với việc phải chèo đò từ lúc còn nhỏ để giúp đỡ gia đình kiếm sống. Đốc Ngữ xuất thân từ một ga đình có truyền thống yêu nước chống Pháp. Một người em trai của ông tên là Nguyễn Đình Nhuận cũng tham gia chiến đấu trong đội nghĩa quân của anh, và thường được gọi là "quân chủ". Một người anh chú bác của ông (tài liệu Pháp nói là anh cả) đã hi sinh trong trận đánh 1890 trên sông Đà. Vợ ông tên là Hoàng Thị Ba (nguyên quán ở Nghệ An) buôn gỗ ở thị xã Sơn Tây để dễ điều tra tình hình địch cung .