TÀI: PHẠM HỒNG THÁ

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử Việt Nam P.3 (Trang 67 - 71)

II. VỤ ĐẦU ĐỘC LÍNH PHÁP Ở HÀ NỘI 1 Diễn biến trong thành Hà Nộ

TÀI: PHẠM HỒNG THÁ

Người thực hiện: Phạm Thị Kim Tuyển Lớp: A3K18

I. TIỂU S

“Sống chết được như anh Thù giặc thương nước mình Sống, làm quả bom nổ

Chết, như dòng nước xanh” (Tố Hữu)

Tại làng Xuân Nha, nay là xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vào ngày 20 tháng 4 năm Ất Mùi (14-5-1895) một cậu bé đã ra đời, mà ngay lúc đó được ông thân sinh là cụ Huấn đạo Phạm Thành Mỹ đặt tên là Thành Tích. Ông cụ muốn cho con mình luôn luôn nhớ nối chí cha ông, giữ vững truyền thống tốt đẹp của gia đình.

II. CUỘC ĐỜI

Năm 1895 cũng chính là năm mà phong trào Cần Vương chống Pháp của Phan Đình Phùng vừa thất bại. Lúc này thực dân Pháp đã “bình định” xong nước ta, nhưng ngọn lửa yêu nước căm thù giặc vẫn tiếp tục âm ỉ cháy trong lòng nhân dân, cũng như trong gia đình họ Phạm, là một gia đình đã mấy đời kế tiếp nhau tham gia phong trào Văn Thân - Cần Vương chống Pháp.

Cũng như số đông bà con nhân dân trong làng,cuộc sống gia đình của ông gặp nhiều khó khăn, túng bấn. Nạn cường hào, ác bá hoành hành trong dân làng khiến ngay cả ba gian nhà của gia đình ông cũng bị chúng phá dỡ; lấy cớ là: mây đời theo Văn Thân làm phản. Từ tấm bé Phạm Hồng Thái đã chứng kiến sự khổ nhục nước mất nhà tan như vậy và không ngưng suy nghĩ về điều ấy. Do vậy ngay từ lúc còn nhỏ,cậu dã biết giúp đỡ gia đình mọi công việc nhà, cậu còn là đứa trẻ hiếu học: xay gạo mà vẫn mải. Từ tấm bé Phạm Hồng Thái đã chứng kiến sự khổ nhục nước mất nhà tan như vậy và mê đọc sách. Việc học tập của Phạm Hồng Thái, như người đương thời nhận xét là: “Học với một tinh thần rất nhẫn nại, cốt để đạt tới điều hi vọng rất cao xa. Lòng thiết tha muốn được hiểu biết y như con diều đói trông thấy chim nonKhoảng từ năm 1919-1921, Phạm đi theo người em rể là công nhân nhà máy Điện Bến Thuỷ để học nghề và lấy tên là Thành Khôi để có thể che mắt bọn tay sai chính quyền thực dân ở địa phương.Tại đây, ông được giác ngộ về quyền lợi công nhân, hiểu thêm về một số phong trào yêu nước qua báo, đài như: Việt

Nam Quang Phục hội, phong trào công nhân Trung Quốc và cuộc vận động Ngũ Tứ (1919),CM tháng Mười Nga.Do ảnh hưởng của các phong trào ấy,ông đã vận động công nhân nhất loạt bãi công nên ông bị sa thải.Sau đó,ông tìm lên Mỏ kếm chợ Chu-Bắc Cạn làm thợ nguội và cũng bị sa thải do vận động công nhân chống lại ap bức.Năm 1922, ông làm tại nhà máy xi măng Hải Phòng. Năm 1923, nổ ra cuộc đình công tại nhà máy nên toàn quyền Đông Dương phải xuống dàn xếp do vậy, PHT mới có cơ hội biết mặt của tên trùm thực dân này.

Cuối năm 1923, ông tham gia tổ chức hoạt động yêu nước đó là phong trào Tâm Tâm Xã hay còn gọi là TânViệt thanh niên đoàn-gồm 7 trí thức Việt Nam xuất dương sang Trung Quốc. Ông từ biệt gia đình đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Đầu xuân năm 1924, cái tên Hồng Thái cũng được bắt đầu từ đây. Phạm ngẫm lại ý nghĩa cao đẹp của nó, như người xưa đã nói: “Cái chết hoặc là nặng như núi Thái, hoặc nhẹ hơn lông Hồng”. Phạm dung hoà giữa hai ý nghĩa đó mà quyết chọn một con đường để thành thân. Anh nghĩ, đã có cái chí quyết hi sinh, thì không phải lăn xả vào chỗ chết uổng, mà khi cần thiết thì chết, chết có ích cho nước cho dân. Cái chết đó Phạm Hồng Thái không hề chối từ như sự thực sau đó đã minh chứng cho ý chí của anh.

Chuyến xuất dương theo đường dây liên lạc của Tâm tâm xã lần đó, cùng với Phạm Hồng Thái còn có hai người bạn thân đồng thời là hai người đồng chí nữa là Lê Hồng Phong và Lê Thiết Hùng. Họ được Vương Thúc Oánh, một chiến sỹ cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc về nước dẫn đường cho các đồng chí mới đi theo ngả Lào, Xiêm để sang Quảng Châu (Trung Quốc). Ở đây, một số thanh niên xuất dương trước, có tư tưởng mới như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn - từng hướng theo cách mạng tháng Mười Nga, chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng Trung Quốc, nay lại có thêm nhiều bạn cùng chí hướng ở trong nước đến, họ họp bàn với nhau trong tổ chức Tâm tâm xã. Tâm tâm xã chủ trương gây một tiếng nổ để thức tỉnh quốc dân đồng bào trong nước và làm chấn động dư luận năm châu, khiến mọi người chú ý đến Việt Nam. Đó tức là việc ám sát Toàn quyền Đông Dương Méc – lanh.

Tháng 6-1924 Méc – lanh sang Nhật Bản, Hương Cảng, Vân Nam, trên đường về sẽ ghé lại Quảng Châu thăm tô giới Sa Điện của Pháp. Được biết rõ chuyến đi công cán của Méc-lanh lần này là để mật ước với bè lũ đế quốc quân phiệt ở châu Á nhằm liên kết với nhau chống lại cách mạng Việt Nam, “Tâm tâm xã” quyết định phải trừ khử tên thực dân

đầu sỏ này. Phạm Hồng Thái xung phong nhận thi hành bản án. Cuộc hành trình của Méc- lanh chuẩn bị khá chu đáo. Màng lưới mật phục của Pháp bố phòng rất cẩn mật. việc bám sát hẳn gặp khó khăn trở ngại không ít, đã mấy lần suýt bị lộ, cuối cùng Phạm Hồng Thái đã kiên quyết tạo được cơ hội để thực hiện nhiệm vụ. Ngày 19/6/1924 biết chắc Méc-lanh sẽ dự tiệc sẽ dự tiệc khoản đãi của nhà đương cục Pháp tại khách sạn Vích-to-ri-a, Phạm Hồng Thái bèn cải trang làm một “ký giả” tới dự tiệc và lọt qua được vọng gác của đám quân cảnh. Bữa tiệc bắt đầu lúc 7 giờ 30 tối. Chủ khách vừa nâng cốc chúc tụng nhau, thì một quả tạc đạn từ của sổ ném trúng bàn tiệc, lập tức một tiếng nổ xé trời làm vỡ tan bát đĩa, cốc chén, làm chết và bị thương ngót chục “vị quan khách”. Méc – lanh thoát chết nhưng bị thương nhẹ ! Tiếng hô hoán, cấp cứu hoảng loạn cả khu nhà.

Vòng vây cảnh sát và mật thám bủa đặc tô giới để lùng bắt “thủ phạm”. Phạm Hồng Thái vừa chạy được một quãng về phía cửa Đông tô giới Pháp thì bị nghẽn lối, thế cùng phải nhảy xuống sông Châu Giang và bị nước cuốn trôi. Phạm Hồng Thái đã anh dũng hi sinh.

Vậy là, tiếng bom và sự hy sinh vì nghĩa lớn của người anh hùng Phạm Hồng Thái thực sự là cánh én báo mùa xuân của đất nước. Từ tháng 6/1924 trở đi phong trào giải phóng dân tộc của ta đã chuyển qua một giai đoạn mới. Giai đoạn mới đó được một thế hệ trẻ có trí tuệ, có nhiệt tình tiến hành và tiếp nối để đến tháng Tám năm 1945 với cuộc cách mạng nhân dân rầm rộ đã lật nhào ách thực dân, phong kiến giành lại nền độc lập. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái thực sự có vị trí to lớn trong lịch sử cận đại Việt Nam.

Thi hài Phạm Hồng Thái đến tháng Chạp năm ấy đã được chính phủ Tôn Trung Sơn cải táng tại một ngọn núi trước Hoàng Hoa Cương là nơi phần mộ của 72 liệt sỹ cách mạng Trung Quốc, mặc cho nhà đương cục Pháp ở Đông Dương nhiều lần can thiệp, phê phán, chỉ trích thái độ của Chính phủ Dân quốc Trung Hoa ở Quảng Châu. Nghe tin Phạm Hồng Thái hy sinh, Trần Huy Liệu rất khâm phục tinh thần nặng lòng vì nước của liệt sỹ, ông đã viết về Phạm Hồng Thái qua mấy vần thơ sau:

NGHE TIN PHẠM HỒNG THÁI HY SINH

Ngồi trông non nước dạ không đành, Nên nhắc đồng cân chữ tử sinh. Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ,

Chiếc thân đã gửi cho dòng nước, Trong sử còn ghi mãi tính danh.

“Hết chuyện” thương cho đồ “chó chết”. Chết mà như bác, chết quang vinh.

Đâu chỉ nhân dân ta cảm khái,ngợi ca sự hi sinh của PHT.Một người Trung Quốc đi dến Hoàng Hoa Cương biết đến nghĩa cử ấy cũng có bài thơ vịnh PHT như sau:

Nhất sỹ hào thiên quốc khẳng khư Tất thân thôn thán dị hương cư Trường Sa hữu nguyện hư tiền tịch, Bác Lãng hà oan trách phó sư? Tích thử tính dang lưu nhiễm hiệp Vị quân thế hệ khấp quyên khu Chú kim toạ hữu Sa Di tượng. Phủ ngưỡng diên sinh quý bất như.

III. TƯỞNG NHỚ

Bảy mươi năm qua, kể từ ngày Phạm Hồng Thái hy sinh, cách mạng Việt Nam đã vượt qua biết bao ghềnh thác hiểm nguy và giành được biết bao thắng lợi vẻ vang. Dưới sự lãnh đạo giáo dục và rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và của Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta, nhất là lớp lớp thế hệ trẻ chúng ta đã góp phần xứng đáng vào sự thắng lợi huy hoàng của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do hạnh phúc cho tổ quốc Việt Nam yêu quý.

Hôm nay, tại quê hương của liệt sỹ Phạm Hồng Thái, người con yêu dấu của đất Hồng Lam, chúng ta long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 70 năm ngày liệt sỹ quyên sinh vì nước, lòng chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. Trước hương hồn của vị “liệt thánh”, chúng ta nguyện hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn này, góp phần tích cực vào công cuộc “ĐỔI MỚI” của đất nước, của quê hương đặng mau chóng đạt tới một đời sống dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh.

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử Việt Nam P.3 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w