SỰ NGHIỆP THƠ VĂN

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử Việt Nam P.3 (Trang 31 - 35)

Phan Đình Phùng không chỉ là người lãnh đạo tài năng mà còn là nhà thơ. Cụ đã sáng tác một số câu đối (Điếu Lê Ninh, Khốc Cao Thắng), thơ (Đáp hữu nhận ký thi, Thắng trận hậu cảm tác, Kiến

ngụy binh thi cảm tác, Phúc đáp Hoàng Cao Khải). Tác phẩm của cụ cho ta thấy cụ là nhà nho trung nghĩa với dân với nước.

Các tác phẩm chính:

Khóc Cao Thắng

Điếu Lê Ninh,

Đáp hữu nhân kí thi.

Thắng trận hậu cảm tác,

Lâm chung thời tác,

Kính kí Hoàng Cao Khải thi...

Viết sử địa dư vựng cách (sử địa kí hiệu A. 971)

Cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo kéo dài 10 năm, có quy mô lớn nhất so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. Những chiến thắng của lực lượng nghĩa quân do Phan Đình Phùng chỉ đạo được xem là những trận đánh tiêu biểu, là đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam thời bấy giờ.

Trước khi từ trần, Phan Đình Phùng đã để lại bài thơ "Lâm chung thời tác":

"Nhung trường phụng mệnh thập canh đông Vũ lược y nhiên vị tấu công

Cùng lộ ngao thiên nan trạch nhạn Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong Cửu trùng xa giá quan sơn ngoại Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung Trách vọng dũ long ưu dũ trọng Tướng môn thâm tự quý anh hùng".

(Nhung trường vâng mệnh đã mười đông Vũ lược còn chưa lập được công

Dân đói kêu trời xao xác nhạn Quân gian chật đất rộn ràng ong Chín lần xa giá non sông cách Bốn bể nhân dân nước lửa nồng

Trách nhiệm càng cao, càng nặng gánh Tướng môn riêng thẹn mặt anh hùng)

Bản dịch của TRẦN HUY LIỆU Đây là bài thơ tuyệt mệnh của Phan Đình Phùng được nhiều nho sĩ và các nhà nghiên cứu văn học xếp vào loại xuất sắc trong nền văn học cận đại. Bài thơ nói lên nỗi lòng của Phan Đình Phùng – Nỗi lòng của một kẻ sĩ vì nước vì dân; lo nỗi lo của dân, của nước; đau cùng nỗi khổ của nhân dân và vận nước trong cảnh bị ngoại bang xâm lược. Tâm sự của một người yêu nước trước khi trút hơi thở cuối cùng

vẫn thấy chưa làm tròn trách nhiệm đối với nhân dân và đất nước. Phan Đình Phùng là tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân. Nghe tin Phan Đình Phùng mất, Nguyễn Thượng Hiền đã làm thơ khóc ông:

"Vạn lí ai già bất khả văn,

Lục long thiên ngoại cách yên phân

Binh qua chấp nghĩa phù tông quốc Bào hốt lâm nguy bái thánh quân Lang miếu cự truyền chân ngự sử Giang hồ kim khấp cố tướng quân Tha niên tái kiến trung nguyên định Hãn tặc Thường sơn hữu đại luân".

(Muôn dặm kèn buồn tiếng vẳng đưa

Ngoài trời xe ngựa khói mây mờ

Binh qua vị nghĩa lo phò nước Bào hốt lâm nguy ngoảnh lạy vua Lang miếu trước khen đài gián giỏi Giang hồ nay khóc tướng quân xưa

Trung nguyên sẽ thấy ngày bình định Chống giặc ghi công lúc bấy giờ".

Bản dịch của LÊ THƯỚC Lúc ông mất, các văn thân đất Nghệ Tĩnh có hợp soạn một câu đối điếu ông:

"Thành bại anh hùng mạc luận, thử cô trung, thử đại nghĩa, thệ dữ chư quân tử thủy chung; Châu chi anh, Mặc chi linh, độc thư mỗi niệm cương thường trọng; Khả hận giả thùy điên đại hạ, nhất mộc nan chi, cung lãnh yên tiêu, thùy nhân bất tác thâm sơn oán; Huống đương nhật long phi vân ám; cộng ta nhân sự vô thường, khả liên La Việt giang sơn, bách niên văn hiến phiền nhung mã;

Cổ kim thiên địa vô cùng, nhi lưu thủy, nhi cao phong, đồng thử đại trượng phu vũ trụ; Lam chi phong, Hồng chi tuyết, xung hàn vô nại bá tùng điêu; Vị hà tai hội quyết đồi ba, trung lưu để trụ, tinh di vật hoán, hà nhân bất khởi cố viên tình? Cập thử lời nhạn tán phong xuy, kham thán thiên tâm mạc trợ, độc thử tùng mai khí tiết nhất tử tinh thần quán Đẩu Ngưu".

(Anh hùng thành bại kể chi? Dạ sắt son, lòng vàng đá, thề cùng các bạn giữ trước sau; Son mực đúc khí tinh anh, trung hiếu hẹn hò cùng sử sách; ngao ngán nhẻ, lầu cao sắp đổ, một cột khó nâng; phòng vắng khói tan, liếc mắt non xanh thêm tức tối. Và bây giờ rồng bay mây ám, xót xa việc thế không lường; Thương thay La Việt giang sơn, văn hiến trăm năm thành trận mạc.

Trời đất xưa nay thế mãi, đá dựng ngược, nước chảy xuôi, đó vẫn non sông phương tuấn kiệt; Lam Hồng nổi cơn bão tuyết, bách tùng úa rụng luống xông pha. Đau đớn thay! Đê vỡ sóng vồ, giữa dòng trụ đứng; sao dời vật đổi, ngảnh đầu người cũ phải bôn chôn. Đương lúc này gió thổi nhạn lìa, căm giận lòng trời cay nghiệt; riêng cảm Tùng Mai khí tiết, tinh thần một thác rạng trăng sao.)

Bản dịch của NGUYỄN Q. THẮNG – NGUYỄN BÁ THẾ Từ năm 1895 đến năm 2009, qua 114 năm, có lẽ câu đối của các văn thân đất Nghệ Tĩnh làm điếu Phan Đình Phùng là một trong những câu đối độc đáo , dài nhất, hàm súc nhất, một tuyệt tác nói lên đầy đủ về hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ, về cuộc đời, sự nghiệp và tấm lòng của Phan Đình Phùng đối với nhân dân và đất nước. Một tấm lòng của người anh hùng sáng ngời như trăng sao, sống mãi cùng non sông đất nước.

III. ĐÁNH GIÁ

Phan Đình Phùng-con người tượng trưng cho long yêu nước.Đó là đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của nhân loại nói về cụ Phan Đình Phùng, người anh hùng của phong trào vũ trang yêu nước chống Pháp vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX mà hôm nay chúng ta trang trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày mất của Cụ.

Trong bất kỳ thời đại nào của lịch sử dân tộc, chủ nghĩa yêu nước cũng là một động lực cho sự tồn vong và phát triển của đất nước. Do đó kỷ niệm cụ Phan Đình Phùng, một con người tượng trưng cho lòng yêu nước, chúng ta càng cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa thiết thực của việc làm này. Nhân dịp ngày giỗ lần thứ 100 của cụ Phan Đình Phùng cũng là vào dịp sắp bước qua năm mới, xin chúc tất cả chúng ta sức khỏe, dốc lòng phấn đấu vì sự nghiệp chung của đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, khỏi phụ công ơn những bậc tiền bối đã từng chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc như cụ Phan Đình Phùng.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuấn Lớp: A3K18

I. TIỂU SỬ

Cao Thắng (1864-1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ 19. Cao Thắng sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở Hàm Lại thuộc xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù nhà nghèo nhưng Cao Thắng vẫn được đi học và luyện tập võ nghệ.

Năm Giáp Tuất (1874), khi mới 10 tuổi, Cao Thắng đi theo Đội Lựu (Trần Quang Cán) làm liên lạc cho nghĩa quân mà triều đình Huế gọi là giặc Cờ Vàng. Sau khi Đội Lựu chết, Cao Thắng lẩn trốn, được giáo thụ Phan Đình Thuật (anh ruột Phan Đình Phùng) đưa về nuôi.Năm 1881, khi ông Thuật mất Cao Thắng trở về Sơn Lễ làm ruộng. Năm Gíáp Thân (1884), Cao Thắng bị vu cáo là thủ phạm giết vợ Quản Loan nên bị bắt và giam tại nhà lao Hà Tĩnh.Ngày 2 tháng 10 năm Ất Dậu (5 tháng 11

năm 1885), thủ lĩnh trong phong trào Cần vương là Lê Ninh đã đưa quân đến tập kích tòa thành trên, giết chết Bố chánh Lê Đại, bắt sống Án sát Trịnh Vân Bưu, và giải phóng tù nhân, trong đó có Cao Thắng.

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử Việt Nam P.3 (Trang 31 - 35)