II. VỤ ĐẦU ĐỘC LÍNH PHÁP Ở HÀ NỘI 1 Diễn biến trong thành Hà Nộ
3. Phản ứng cùa nhà cầm quyền Pháp
a) Xử tử
Thủ cấp của Dương Bé, Tư Bình và Đội Nhân bị xử trảm ngày 8 tháng Bảy năm 1908 trong vụ "Hà Thành đầu độc"
Hội đồng đề hình thành lập ngày 28 Tháng Sáu năm 1908 có De Mirabel làm chánh thẩm, Duvillier (sau bị thay thế bởi Bosc) và Villain làm bồi thẩm. Công tố viên là Grillaud des Fontaines kết tội lính Việt "xâm phạm nền an ninh của chính phủ Bảo hộ". Ngày 8 tháng 7 năm 1908, quân Pháp đưa 3 người đầu tiên: Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trị Bình (Tư Bình), và Nguyễn Văn Cốc (Dương Bé) ra xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội (tại vườn hoa Chi Lăng ngày nay). Sau đó quân Pháp bêu đầu
của các nghĩa quân bị chém, nhằm ra oai và khủng bố tinh thần dân Việt, để làm thui chột sự phản kháng của người Việt yêu nước.
Ngày 3 tháng Tám năm 1908 xử tử thêm ba người: Nguyễn Văn Hiên (Bếp Hiên), Cai Ngà, và Bếp Xuân. Ngày 29 thì hành quyết ba người nữa: Lang Sẹo, Cai Xe và Cai Tôn. Cuối cùng ngày 27 Tháng Mười Một năm 1908 thì bốn người cuối cùng bị chém: Đỗ Văn Đàm (Đồ Đàm), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh. Ngoài 13 người phải tội chém, Hội đồng đề hình tuyên án sáu người khác tử hình khiếm diện, tổng cộng là 19 bị tội phải chết.[3] Địa điểm chém là Vườn Bàng ở gần chợ Bưởi. Mộ tập thể không đầu của 9 người này lúc đầu chôn ngay tại pháp trường. Về sau khi người Pháp lấy Vườn Bàng làm xưởng nhuộm thảm thì mộ bị chuyển tới một khu đất thuộc Nghĩa Đô Từ Liêm. Năm 1988, ngôi mộ này đã được xác định chính xác là nằm tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Hỷ, xóm 2 phường Nghĩa Đô, quận Cầu GiấyHà Nội.
b) Án tù
Ngoài những án tử hình, Hội đồng đề hình xét bốn người bị tù khổ sai chung thân, 26 bị khổ sai hữu hạn (5-20 năm tù), và 10 bị án 1-5 năm tù. Tổng cộng hình án là 59 người