TÀI: MẠC ĐĨNH CH

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử Việt Nam P.3 (Trang 59 - 63)

III. CHỦ TRƯƠNG CÁCH MẠNG

TÀI: MẠC ĐĨNH CH

Người thực hiện: Lê Thị Thu Trang Lớp : A3K18

I. TIỂU SỬ

Mạc Đĩnh Chi tên tự là Tiết Phu, người Lan Khê, huyện Bình Hà, schâu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sau dời đến làng Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông là dòng dõi Mạc Hiển Tích đời Lý và là ông tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung, người sáng lập vương triều Mạc

(1527-1592). Về năm sinh, năm mất của ông có nhiều sách chép khác nhau. Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2, xuất bản năm 2002 ghi ông sinh năm 1280, mất năm 1350. Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 2, xuất bản năm 2000 không ghi rõ năm sinh, năm mất. Hợp biên thế phả họ Mạc do Ban liên lạc họ Mạc chủ trương, Hoàng Lê chủ biên, xuất bản năm 2001 chép Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1272 và mất năm 1346. Các nhà khoa bảng Việt Nam do Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nxb. Văn học, 1993 cũng chép năm sinh 1272, năm mất 1346. Nên tôi thấy mốc 1272, 1346 có sức thuyết phục hơn.

II. SỰ NGHIỆP

Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) và là Trạng nguyên khoa thứ 10 kể từ khoa thi đầu tiên dưới triều Lý (1075), và đến ông là Trạng nguyên thứ 8. Mạc Đĩnh Chi sống và hoạt động dưới 4 triều vua: Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314-1329), Trần Hiến Tông (1329-1341) và Trần Dụ Tông (1341-1369).Về mặt triều chính, thời gian này, với chế độ thái ấp - điền trang giành cho các vương hầu quý tộc, nên, các vương hầu - đại quan của triều đình khi trước, tới lúc này sau vài chục năm kháng chiến chống quân Nguyên thành công, các vương hầu quý tộc người còn, người mất và họ không mấy quan tâm đến triều chính như trước. Những chức tước quan trọng trong triều trước đây chỉ dành cho tôn thất thì nay qua thi cử tầng lớp quan liêu đã được triều đình trọng dụng. Mạc Đĩnh Chi là một trong những nhân vật đó. Tài cao, thông minh hơn người là vậy nhưng do tướng mạo xâu xí nên khi mới thi đỗ, vua Trần Anh Tông chê xấu định không dùng, Mạc Đĩnh Chi liền làm bài phú Ngọc liên tỉnh để tự ví mình: "Không phải là bên trong trống rỗng không có gì, than cho số phận thuyền quyên phần nhiều gặp sự trắc trở. Nếu cái cuống lá của ta vẫn đứng thẳng, thì mưa gió có hại gì. Nhà vua xem xong, khen hay liền cho làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức nội thư gia. Phẩm hạng cao nhất về đường quan tước của Mạc Đĩnh Chi là Nhập nội hành khiển hữu ty lang trung, rồi thăng Tả ty lang trung, ĐVSKTT chép: "Thời Hiến Tôn, ông làm nhập nội hành khiển hữu ty lang trung, thăng tả ty lang trung" .

Chức tước là vậy, nhưng nói về ông là nói đến vị Trạng nguyên nổi tiếng thông minh tài giỏi. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi được triều đình nhà Trần hai lần cử đi sứ nhà Nguyên vào các năm 1308 và 1324. Lúc này, nhà Nguyên đời Vũ Tông là lúc triều Nguyên vẫn còn thịnh. Vua Vũ Tông lại là vị vua trọng văn tài, chuộng thơ phú, do đó vai trò ngoại giao của Mạc Đĩnh Chi là hết sức quan trọng. Bản tính thông tuệ lại tài thơ văn, Ông đã khiến cho vua quan nhà Nguyên từ chỗ khinh bỉ đến chỗ nể phục.

Đó là lần đi sứ thứ nhất vào năm 1308, tức là sau 4 năm đỗ Trạng nguyên, theo ghi chép của sử cũ: "Năm Mậu Thân, Hưng Long thứ 16 (1308), đời Nguyên Vũ Tông Hải Sơn, Chí Đại năm thứ nhất... Sứ Nguyên là Thượng thư An Lỗ uy sang báo tin Vũ Tông lên ngôi. Vua sai Mạc Đĩnh Chi sang nước Nguyên. Đĩnh Chi người thấp bé, người Nguyên khinh bỉ. Một hôm tể thần mời vào trong

phủ cùng ngồi. Lúc ấy đương khoảng tháng 5, tháng 6, trong phủ có treo cái màn mỏng, thêu hình con chim tước vàng đậu trên cành trúc. Đĩnh Chi giả lầm là chim tước thật, vội chạy đến bắt. Người Nguyên đều cười ồ, cho là người phương xa bỉ lậu. Đĩnh Chi kéo cái màn xuống xé đi. Mọi người đều lấy làm lạ hỏi là tại sao. Đĩnh Chi trả lời: "Tôi nghe người xưa có vẽ mai tước (tước đậu cành mai), chưa thấy vẽ trúc tước (tước đậu cành trúc) bao giờ. Nay trong trướng của tể tướng lại thêu chim tước đậu cành trúc. Trúc là quân tử, tước là tiểu nhân, tể tướng đem trúc tước mà thêu vào trướng, thế là để tiểu nhân lên trên quân tử, tôi sợ rằng đạo của tiểu nhân ngày lớn thịnh lên, đạo của quân tử ngày mòn mỏi đi, cho nên tôi trừ giúp bọn tiểu nhân cho thánh triều". Mọi người đều phục là nhanh trí khôn. Đến khi vào chầu vừa gặp người nước ngoài đem dâng quạt. Vua Nguyên sai làm bài minh. Đĩnh Chi cầm bút viết xong ngay, lời văn như sau:

Lưu kim thước thạch, thiên địa vi lô; nhữ ư tư thời hề, Y Chu cự nho Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ; nhữ ư tư thời hề, Di Tề ngã phu Y! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng; duy ngã dữ nhĩ, hữu như thị phù!

Cụ Cao Huy Giu dịch như sau:

Chảy vàng cháy đá, trời đất như lò; ngươi trong lúc ấy Y Chu công to; Gió bấc lạnh lùng, mưa tuyết mịt mù; ngươi trong lúc ấy Di Tề đói xo. Ôi! Dùng thì làm việc, bỏ thì nằm co; chỉ ta với ngươi là như thế ru?"

Bài minh đó gọi là Phiến minh gồm 51 chữ, trong đó ông sử dụng đến 24 chữ sẵn có trong Kinh sách và hai cặp thành ngữ thường thấy trong văn học Trung Hoa. Nhờ tài văn chương và tài ngoại giao, Mạc Đĩnh Chi thân hình thấp bé, xấu trai nhưng khí phách thật kiên cường và tài ứng đối mẫn tiệp trước các quan lại triều Nguyên đã thu phục được cảm tình của vua nguyên. ĐVSKTT chép, sau khi Mạc Đĩnh Chi dâng vua Nguyên bài Phiến minh này. Vua Nguyên xem xong gật gù khen mãi và phê từ chữ.

Năm 1324, Mạc Đĩnh Chi lần thứ hai được sự tín nhiệm của triều đình nhà Trần cử đi sứ nhà Nguyên nhân dịp Thái Định đế nhà Nguyên mới lên ngôi. Lúc này Ông đã ở tuổi gần 60, nhưng với kinh nghiệm của lần đi sứ trước và tài cao học rộng, triều đình lại một lần nữa đặt lên vai Ông trọng trách này. Sách ĐVSKTT, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Cương mục) đều chép: "Giáp Tý, năm Khai Thái thứ nhất (1324)... Thái Định đế nhà Nguyên mới lên ngôi, sai Mã Mậu Hợp và Dương Tôn Thụy sang báo cáo và ban lịch mới; lại dụ nhà vua không nên cho các quan lại ở biên giới sang xâm nhiễu Chiêm Thành" . Tiếc rằng, các sách sử của nước ta lại chỉ chép sự kiện sứ nhà Nguyên sang nước ta, đi lại rất ngông nghênh mà chép quá sơ sài lần đi sứ này của Mạc Đĩnh Chi nên không thể kể rõ sự việc. ĐVSKTT chép: "Giáp Tý, Khai Thái năm thứ 1 (1324) (Nguyên Thái Định năm thứ 1). Mùa Hạ, tháng 4... Vua Nguyên sai Mã Hợp Mưu và Dương Tông Thụy sang báo việc lên ngôi và cho một quyển lịch. Bọn Hợp Mưu cưỡi ngựa đến tận đường ở cầu Tây Thấu trì không xuống.

Những người biết nói tiếng Hán vâng chỉ đến tiếp chuyện, từ giờ Thìn đến giờ Ngọ, vẻ giận càng hăng. Vua sai Thị ngự sử Nguyễn Trung Ngạn ra đón. Trung Ngạn lấy lời lẽ bẻ lại, Hợp Mưu không cãi được, phải xuống ngựa, bưng tờ chiếu đi bộ" . Và, không có một dòng nào về việc Mạc Đĩnh Chi đi sứ.

Sách Cương mục, Đại Việt sử ký tiền biên (ĐVSKTB) cũng chép nội dung tương tự như ĐVSKTT nhưng có thêm chi tiết: "Bọn Hợp Mưu trở về vua sai Mạc Đĩnh Chi sang chúc mừng" . Về niên đại đi sứ lần này của Mạc Đĩnh Chi các bộ sách sử kể trên đều ghi vào năm 1324, nhưng trong An Nam chí lược, Lê Tắc lại chép là năm 1321: "Năm đầu Chí Trị Tân Dậu (1321), khiến Đại phu Mạc Tiết Phu và Lại Duy Cựu vào cống". Lê Tắc Đã nhầm từ năm Thái Định nguyên niên (1324) là năm Chí Trị (1321). Chính sử của triều Nguyên ghi lại như sau, phiên âm: "Thái Định nguyên niên, Thế tử Trần Nhật Khoáng khiển bồi thần Mạc Tiết Phu đẳng lai cống", nghĩa là: "Năm thứ nhất niên hiệu Thái Định (1324), Thế tử Trần Nhật Khoáng (tức vua Trần Minh Tông) sai bề tôi là bọn Mạc Tiết Phu đến tiến cống" . Niên hiệu Thái Định- triều vua năm 1324). Và, tiếng tăm của lần đi sứ lần trước đã khiến cho chuyến đi sứ lần này của Mạc Đĩnh Chi được các sử thần triều Nguyên trân trọng ghi chép trong chính sử Trung Quốc...

.Mạc Đĩnh Chi với hai lần đi sứ đã chứng tỏ sự tín nhiệm của triều đình nhà Trần đối với Ông, đồng thời sự tài giỏi của Ông được nổi tiếng khắp hai nước.

Phan Huy Chú hết lời ca ngợi đức độ của Ông: "Ông làm quan rất liêm khiết thẳng thắn. Trần Minh Tông có lần sai người đem mười quan tiền đem đến đặt ở cửa; ông vào chầu liền đem việc ấy tâu lên. Đối với tiền tài, không có cẩu thả như thế. Còn lời thơ thì thanh thoát đáng ngâm, nhiều bài giọng như thơ Đường ngày xưa " . Sứ nhà Thanh thời Khang Hy là Chu Xán đi sứ sang nước ta có chép trong tập Sứ Giao ngâm, được Lê Quý Đôn ghi lại như sau: "Nhân vật nước này, về phần lý học, có Trình Tuyền, Vũ Duệ, Nguyễn Đăng Cảo và Hồ Sĩ Dương; về phần kinh tế có Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi và Lương Thế Vinh..."

Việc Mạc Đĩnh Chi và Nguyễn Trung Ngạn được các sử thần triều Lê khen nổi tiếng tài giỏi và là nhân tài của triều Trần thì chúng ta đã biết đến nhiều, nhưng sự đánh giá của một sứ thần nhà Thanh mấy trăm năm sau thì sự tài giỏi và tài ngoại giao của Mặc Đĩnh Chi có thể sánh với ức trai Nguyễn Trãi và Lương Thế Vinh.

Tác phẩm của Ông hiện có: Ngọc tỉnh liên phú; 7 bài thơ: Vãn Cảnh (Cảnh chiều), Hỷ tình (Mừng trời tạnh), Tảo hành (Đi sớm), Quá Bành Trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư (Qua Bành Trạch, thăm nơi ở cũ của Đào Tiềm), Phiến minh (Bài minh đề quạt), Giáo tử phú (Phú dạy con, chữ Nôm). Trong các sách Kiến văn tiểu lục, Công dư tiệp ky có viết đến bài văn bia dựng ở mộ Bùi Mộc Đạc: Bùi công Mộc Đạc thần đạo bi ký và bài Biểu tạ nhưng hai tác phẩm này hiện chưa tìm thấy.

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử Việt Nam P.3 (Trang 59 - 63)