Kinh nghiệm của Indonesia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rao kỹ thuật thương mại Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 32 - 33)

- Quy định về đồ gỗ nội thất:

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia cũng là một trong những n−ớc xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản chủ yếu sang thị tr−ờng Nhật Bản. Tuy nhiên, Inđônêsia gặp nhiều v−ớng mắc về vấn đề chất l−ợng sản phẩm trên thị tr−ờng thế giới, đặc biệt là kiểm dịch động thực vật. Chẳng hạn, năm 2004, có 52 mặt hàng của Indonesia bị cấm nhập khẩu vào Đài Loan trong vòng 12 tháng. Năm 2005, có 30 tr−ờng hợp bị huỷ hợp đồng giao hàng với đối tác úc. Cũng trong năm đó, chính quyền Hoa Kỳ còn áp đặt chế độ “l−u giữ tự động”(automatic detention) đối với hạt cacao xuất khẩu của Indonesia, gây tổn thất hơn 300 triệu USD cho các doanh nghiệp của Indonesia.

Để v−ợt qua thách thức nói trên, Indonesia đã xây dựng dự án nâng cao sức cạnh tranh nông sản xuất khẩu với nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng thế giới. Với mức vốn vay dự kiến là 50 triệu USD và đ−ợc phê chuẩn vào giữa tháng 12 năm 2007, Bộ Th−ơng mại Indonesia với t− cách là đơn vị thực hiện đã đặt ra 4 mục tiêu nh− sau: (i) Hoàn thiện khung pháp lý và bộ máy kiểm định chất l−ợng nông sản xuất khẩu; (ii) Hỗ trợ xuất khẩu tới tận nông hộ đối với một số sản phẩm chiến l−ợc nh− cà phê, cacao; (iii) Tạo điều kiện dễ dàng hơn để tiếp cận nguồn tài chính tín dụng đối với các nông hộ nhỏ; (iv) Hoàn thiện cơ chế quản lý và thực thi các tiêu chuẩn đo l−ờng chất l−ợng.

Xuất khẩu tôm của Indonesia sang thị tr−ờng Nhật vẫn ổn định kể từ năm 1990 nhờ những thỏa thuận song ph−ơng đã đạt đ−ợc giữa hai chính phủ cũng nh− cơ sở hạ tầng công nghiệp chế biến khá phát triển của Indonesia.

Uy tín của sản phẩm tôm Indonesia là t−ơng đối cao ở Nhật Bản. Các vấn đề trọng yếu ch−a bao giờ xảy ra, ngoại trừ một vài tr−ờng hợp trong đó d− l−ợng kháng sinh v−ợt quá các mức quy định. Một chuỗi bán lẻ lớn của Nhật đang nhập khẩu tôm bóc vỏ có đuôi trực tiếp từ các nhà máy Indonesia do tại đây chỉ sử dụng tôm nguyên liệu thô đ−ợc nuôi trồng không có kháng

sinh ở tất cả các hồ nuôi. Hầu hết những ng−ời mua Nhật Bản đều cảm thấy hài lòng với phản ứng nhanh của nhà cung cấp Indonesia trong việc xử lý bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Nhật Bản cũng đánh giá cao hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm và hệ thống truy nguyên, kiểm tra nguồn gốc của Inđônêsia.

Tuy nhiên, Nhật Bản cho rằng nhận thức về vệ sinh của ng−ời lao động Indonesia cũng không cao. Thêm vào đó là sự bất ổn định về chính trị gần đây của Indonesia làm tăng nỗi lo lắng đối với các nhà nhập khẩu tôm Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rao kỹ thuật thương mại Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)