Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rao kỹ thuật thương mại Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 33 - 36)

- Quy định về đồ gỗ nội thất:

1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số n−ớc, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam nh− sau:

Một là, nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng của ng−ời lao động trong các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm h−ớng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của n−ớc nhập khẩu. Đây là biện

pháp "củng cố từ gốc” năng lực v−ợt hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nuôi d−ỡng nguồn sản phẩm "sạch” cho xuất khẩu sang thị tr−ờng Nhật Bản. Kinh nghiệm ch−a thành công của Indonesia cho thấy, tình trạng nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của ng−ời lao động Indonesia ch−a cao đã làm suy giảm lòng tin của các nhà nhập khẩu Nhật Bản đối với sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu của Indonesia.

Hai là, chú trọng và tăng c−ờng hoạt động ngoại giao kinh tế giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Nhật Bản nhằm đạt đ−ợc các thoả thuận song ph−ơng về công nhận/thừa nhận lẫn nhau các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất nhập khẩu giữa hai n−ớc; tạo sự tin cậy lẫn nhau; xử lý kịp thời các tình huống đột xuất về vi phạm tiêu chuẩn chất l−ợng sản phẩm nhập khẩu... Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan cho thấy, việc tăng c−ờng các hoạt động ngoại giao kinh tế, nhất là thông qua JETRO đã tạo thuận lợi cho việc thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất l−ợng sản phẩm, hàng nông thuỷ sản của hai n−ớc này đã dễ dàng hơn về thủ tục xin dấu chứng nhận chất l−ợng JAS và Ecomark cũng nh− chế độ xác nhận tr−ớc về thực phẩm nhập khẩu. Do đó, hàng nông, lâm, thuỷ sản của Thái Lan và Trung Quốc dễ dàng thâm nhập thị tr−ờng Nhật Bản hơn hàng nông, lâm, thuỷ sản của các n−ớc khác nếu không đ−ợc cấp giấy các chứng nhận này.

Ba là, tăng c−ờng công tác dự báo và cung cấp thông tin về sự điều chỉnh các hàng rào kỹ thuật th−ơng mại đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, chế biến chủ động ứng phó với những thay đổi về quy trình sản xuất và kỹ thuật công nghệ chế biến nhằm thích ứng với tiêu chuẩn sản phẩm của thị tr−ờng Nhật Bản. Trung Quốc đã rất thành công trong việc thực hiện giải pháp này nên đã hạn chế đ−ợc tình trạng hàng hoá xuất khẩu bị từ chối nhập khẩu vào Nhật hay bị tiêu huỷ ở cảng đến tại Nhật Bản.

Bốn là, khuyến khích đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài, nhất là FDI của Nhật Bản vào chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu sang thị tr−ờng Nhật Bản; sử dụng kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến của Nhật Bản (qua chuyển giao hoặc nhập khẩu công nghệ) để xuất khẩu thành phẩm trở lại thị tr−ờng Nhật Bản.

Năm là, quy hoạch vùng sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản "sạch” chuyên xuất khẩu sản phẩm sang thị tr−ờng Nhật Bản. Trung Quốc và Thái Lan đều chú trọng quy hoạch vùng sản xuất nuôi trồng nông, thuỷ sản chuyên môn hoá sản xuất ra sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị hiếu ng−ời tiêu dùng và tiêu chuẩn sản phẩm của Nhật Bản.

Sáu là, xây dựng các ch−ơng trình quốc gia nh− Ch−ơng trình dán nhãn quốc gia cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học (nh− tr−ờng hợp của Trung Quốc); Ch−ơng trình quốc gia GAP (Thái Lan) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản sang thị tr−ờng Nhật Bản.

Bảy là, xây dựng tại Việt Nam các trung tâm kiểm định và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất l−ợng xuất khẩu sang thị tr−ờng Nhật Bản. Trung tâm này là sản phẩm của hợp tác liên chính phủ và chuyên gia của cả hai n−ớc Việt Nam và Nhật Bản.

Ch−ơng 2

Thực trạng đáp ứng các hàng rào kỹ thuật thơng mại nhật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rao kỹ thuật thương mại Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)