Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rao kỹ thuật thương mại Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 60 - 65)

- Sản phẩm trồng trọt

2004 2005 2006 2006/2005 Tổng KNNK lâm sản Trong đó: 9.826 9.265 10.032 8,

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, thách thức lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản là phải đáp ứng ngay các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu. Trong khi đó, với trình độ công nghệ, quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, chất l−ợng sản phẩm ch−a cao và thiếu mạng l−ới phân phối, tiếp thị nên nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng ngay tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa của mình, do vậy, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận trực tiếp đ−ợc với thị tr−ờng này.

Thứ hai, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam còn hạn chế trong khi Nhật Bản nổi tiếng là một trong những thị tr−ờng bảo hộ cao đối với hàng nông sản thông qua các hàng rào kỹ thuật khắt khe. Từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại d− l−ợng hoá chất không đ−ợc phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế d− l−ợng hoá chất cho phép…Bên cạnh đó, việc dùng máy móc hiện đại để phát hiện d− l−ợng kháng sinh ở tỷ lệ 0,7 phần tỷ thì quả là quá khắt khe, trong khi ở Việt Nam cũng ch−a có khả năng để thực hiện công việc này. Việc Nhật Bản áp dụng các quy định này đã tạo thêm nhiều khó khăn mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu nh−: Qui định có hiệu lực áp dụng ngay sau khi ban hành trong khi năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp ch−a kịp cải thiện; Nhật Bản thực hiện kiểm tra tăng c−ờng với nhiều đối t−ợng, số l−ợng mẫu lớn, ph−ơng pháp kiểm tra đa chất (multiresidues testing methods), áp dụng chế độ kiểm tra tăng 50% đối với cả những doanh nghiệp không bị vi phạm…

Nhật Bản liên tục cảnh báo và kiểm tra 100% các lô tôm xuất khẩu của Việt Nam cũng nh− đ−a ra những quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm là nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe ng−ời tiêu dùng. Trong khi đó, đặc điểm sản xuất nông, lâm, thủy sản của Việt Nam là sản xuất nhỏ nên khó đáp ứng ngay đ−ợc với yêu cầu sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của n−ớc nhập khẩu. Những khó khăn về vốn đầu t− và trình độ công nghệ chế biến hạn chế đã ảnh h−ởng tới mức độ chế biến và chất l−ợng sản phẩm cho xuất khẩu. Năng lực tiếp cận và đáp ứng các đòi hỏi của thị tr−ờng Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Do ch−a thực hiện tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật nên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Chất l−ợng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong yếu tố quyết định trong việc đ−a hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam ra thị tr−ờng thế giới. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn kỹ thuật mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chỉ đáp ứng đ−ợc khoảng 30% tiêu chuẩn quốc tế, còn lại trên 70% là ch−a phù hợp.

Thứ ba, tính chủ động trong đáp ứng các hàng rào kỹ thuật th−ơng mại Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Công Th−ơng đã tổ chức một bộ phận chuyên trách gửi e-mail đến hầu hết doanh nghiệp để đăng ký liên lạc, nếu các mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn thì báo cáo Bộ để cùng phối hợp xử lý nh−ng mới chỉ rất ít doanh nghiệp có phản hồi. Điều đáng nói là tr−ớc khi phía Nhật áp dụng các quy định mới về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan th−ơng vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng nh− Bộ Công Th−ơng đã tích cực thông tin về cho cơ quan quản lý nhà n−ớc, Hiệp hội cũng nh− các doanh nghiệp Việt Nam, nh−ng các doanh nghiệp xuất khẩu đã không chú trọng tới việc cải thiện thực trạng của mình cũng nh− chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhật Bản. Điều này sẽ không thể duy trì lâu dài nếu nh− doanh nghiệp muốn hội nhập và muốn v−ợt qua đ−ợc các rào cản kỹ thuật trong th−ơng mại nói chung và các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản nói riêng đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu.

Thứ t, sự không t−ơng thích trong tiêu chuẩn của Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn của n−ớc nhập khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định kỹ thuật với hàng nông, lâm, thủy sản dựa trên 6.000 TCVN nh−ng hiện Việt Nam mới chỉ “hài hòa hóa” đ−ợc khoảng 25% so với tiêu chuẩn quốc tế t−ơng ứng. Ví dụ nh− quy định về các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (Bảng 2.24) hay quy định về d− l−ợng các chất trong rau quả (Bảng 2.25).

Bảng 2.24. Các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản trong quy định hiện hành của Việt Nam so với các thị tr−ờng xuất khẩu

TT Tên chất/nhóm chất Việt Nam Hoa Kỳ Canada EU Nhật Bản

1 2,4,5 - T X 2 Cyhexatin, Azocyclotin X 3 Amitrole X 4 Captafol X 5 Carbadox X 6 Coumaphos X 7 Chloramphenicol X X X X X 8 Chlorpramazine X X X 9 Diethylstilbestrol (DES) X X X X 10 Dimetridazole X X X X X 11 Đaminozide X 12 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) X X X X X 13 Propham X 14 Metronidazole X X X X X 15 Ronidazole X X X X X 16 Ipronidazole X X X 17 Các Nitroimidazole khác X X X 18 Clenbuterol X X X 19 Các Glycopeptide X X Các Fluoroquinolone X X MRL tạm thời Danofloxacin 0,1ppm Difloxacin 0,3 ppm Enrofloxacin 0,1ppm Flumequine 0,5ppm 20 Sarafloxaccin 0,03 ppm 21 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng X X 22 Chloroform X X 23 Colchicine X X 24 Dapsone X X 25 Trichlorfon X 0,00 4 ppm 26 Green Malachite X Nguồn: NAFIQAVED, 2006

Bảng 2.25. Tiêu chuẩn về d− l−ợng Chlorpyrifos trong rau quả theo quy định hiện hành của Việt Nam so với các thị tr−ờng xuất khẩu

TT Tên chất/nhóm chất (ppm) Việt Nam Trung Quốc Hoa Kỳ EU Nhật Bản Rau t−ơi - 0.36 0.76 0.52 0.79 Tỏi - 0.02 0.50 0.05 0.05 Hành 0.20 0.02 0.50 0.20 0.50 Rau bina 1.00 1.00 0.05 0.05 0.10

Nguồn: Chen/Yang, Measuring the Effect of Food Safety Standars

Thứ năm, vai trò xúc tiến xuất khẩu của chính phủ đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản sản còn mờ nhạt. Với năng lực hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam rất khó tiếp cận với các quy định mang tính chất tự nguyện: nhãn mác tự nguyện, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên... vì vậy, vai trò xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản là hết sức quan trọng.

Thứ sáu, Văn phòng TBT đã đ−ợc thành lập tại hầu hết tỉnh thành cả n−ớc nh−ng hoạt động vẫn ch−a hiệu quả là vì các phòng thí nghiệm ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu. Thiết bị ch−a đồng nhất giữa các phòng thí nghiệm khu vực, ph−ơng pháp thử nghiệm ch−a hài hòa dẫn đến kết quả bị sai lệch. Các doanh nghiệp cũng ch−a có các nhân viên, các bộ phận chuyên trách để cập nhật, xử lý các cảnh báo về TBT trong khi nhiều thông báo đ−ợc viết bằng tiếng bản ngữ nên chậm đ−ợc doanh nghiệp quan tâm, xử lý kịp thời.

Thứ bảy, thực tế có thể thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản không chỉ giải quyết tại ngọn mà phải bắt đầu từ “gốc”, từ khâu giống, vận chuyển, nuôi trồng đến khi chế biến, đây cũng chính là nguyên nhân các doanh nghiệp hầu nh− đều nhận thức đ−ợc việc phải tuân thủ quy định nghặt nghèo của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm song vẫn cố gắng “lách luật”.

Nhiều doanh nghiệp cho biết những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đôi khi bắt nguồn từ chính... công nhân. Ví dụ trong nhà máy sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu, lẽ ra công nhân bóc tôm nõn phải đeo găng tay nh−ng nếu bóc bằng găng tay thì năng suất giảm, còn bóc bằng tay năng suất tăng cao hơn nên công nhân không đeo găng. Tuy nhiên để chống x−ớc, công nhân dùng một chất bảo vệ tay và chính đó là một trong những yếu tố gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cuối cùng, việc truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam là khó khăn do nguyên liệu có xuất xứ từ nhiều nơi, đặc biệt trong quy trình chế biến, rất khó xác lập nguyên nhân hay khu vực nhiễm các chất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay d− l−ợng các chất độc hại.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rao kỹ thuật thương mại Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)