Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 43 - 47)

Việc tiếp cận nghiên cứu CLVDTđược thực hiện trên cách tiếp cận của các khoa học tổng hợp liên ngành, tiếp cận theo quan điểm hệ thống, lịch sử, phát triển. Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề khá rộng, phức tạp với nhiều hình thái đan xen lại diễn ra ở 3 nước khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn cách tiếp cận hợp lý là hết sức cần thiết.

Ngoài ra để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra đề tài sẽ vận dụng nhiều cách tiếp cận: hướng tiếp cận từ góc độ vĩ mô (đường lối chính sách, chủ trương biện pháp của nhà nước, công đồng, nhóm xã hội…), từ khía cạnh vĩ mô: nhu cầu cá nhân, cộng đồng, các lĩnh vực kinh tế cụ thể: nghề nghiệp, thu nhập...

Cụ thể các phương pháp sau đây sẽ được sử dụng:

Quan điểm phát triển

Điều kiện tự nhiên

Vốn Lao động Khoa học công nghệ Hợp tác/ kết nối Kết cấu hạ tầng Cơ chế chính sách Phát triển kinh tế xã hội Điểm mạnh Cơ hội Điểm yếu Thách thức Khả năng/ Triển vọng phát triển Hạn chế Thúc đẩy

Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu.

Đây là phương pháp nghiên cứu cần thiết đối với tất cả các ngành khoa học và các cách tiếp cận trong việc thực hiện đề tài. Chú trọng thu thập tất cả các tài liệu về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu báo cáo đánh giá của các địa phương và của trung ương, các khảo sát của các đề tài đã thực hiện, các số liệu đánh giá của các tổ chức quốc tế về nội dung nghiên cứu. Tài liệu sau khi được thu thập cần thiết phải áp dụng các quy trình xử lý tài liệu và mô tả phân tích theo các tiêu chí và yêu cầu của các nội dung nghiên cứu. Tính toàn diện, hệ thống và liên ngành sẽ được coi trọng khi xử lý các tài liệu thu thập được.

Phương pháp điều tra khảo sát:

Trên cơ sở những nội dung của đề tài đã tiến hành khảo sát thực tế tại địa bàn để thu thập dữ liệu thống kê. Việc khảo sát thực địa của đề tài được thực hiện trong quá trình thực hiện Đề tài cấp nhà nước Mã số ĐTĐL.2008T/06, 2011 Một số vấn đề phát triển và quản lý phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia do PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng làm chủ nhiệm mà NCS đã tham gia.

Cuộc khảo sát đã được tiến hành tại 13 tỉnh biên giới của CLVDT, các dữ liệu mà luận án vận dụng là các báo cáo liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của 13 tỉnh.

Phương pháp chuyên gia.

Đây là phương pháp hết sức quan trọng, một mặt việc trực tiếp trao đổi với các chuyên gia sẽ giúp làm sâu sắc hơn các đánh giá nghiên cứu. Mặt khác, với việc tham gia thảo luận của các chuyên gia sẽ cho phép tìm kiếm được nhiều ý kiến đóng góp lý luận và thực tế của đề tài. Cách thức vận dụng phương pháp chuyên gia được thực hiện theo hai cách:

Thứ nhất, tham khảo ý kiến trực tiếp với chuyên gia. NCS đã làm việc với 01 chuyên gia về Campuchia là PGS.TS. Nguyễn Sỹ Tuấn. 01 chuyên gia về Lào là TS. Trương Duy Hòa. 01 chuyên gia về CLVDT là PGS.TS. Nguyễn

Duy Dũng. 01 chuyên gia về hợp tác phát triển tiểu vùng là TS. Nguyễn Huy Hoàng.

Thứ hai, bản thảo luận án được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các chuyên gia để điều chỉnh và bổ sung.

Phương pháp SWOT

Nghiên cứu đã vận dụng mô hình SWOT trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ. Điểm mạnh và điểm yếu thường xuất phát từ trong nội tại của vùng. Cơ hội và thách thức thường liên quan đến những nhân tố bên ngoài. Đây là một phương pháp tốt để đánh giá những sự phát triển hiện tại của vùng và đề xuất định hướng phát triển vùng trong tương lai trên cơ sở đặc điểm hiện tại thông qua định hướng các biện pháp nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội và đương đầu với thách thức.

Các nguồn tài liệu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên những nguồn thông tin sau:

Tài liệu thứ cấp bao gồm:

Những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về 3 nước Đông Dương và khu vực tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia tại các viện nghiên cứu của Việt Nam, Lào và Campuchia

Các chính sách phát triển của Việt Nam, Lào, Campuchia được thu thập qua quá trình khảo sát tại các cơ quan ngoại giao

Các thông tin thống kê được thu thập tại các cơ quan thống kê và quản lý của 3 nước

Các văn bản ký kết và kế hoạch triển khai hợp tác của chính phủ 3 nước về phát triển khu vực CLVDTthu thập qua các nhà nghiên cứu và các cơ quan ngoại giao, bộ và sở kế hoạch đầu tư

Các kênh thông tin khác như các trang tin điện tử, báo chí….

Kết hợp với các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á để đi thực địa và thu thập dữ liệu tại địa bàn nghiên cứu

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 43 - 47)