Các yếu tố cơ bản để hình thành nên vùng Tam giác phát triển Việt Nam –

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 64 - 68)

triển Việt Nam – Lào - Campuchia

Để hình thành nên một vùng phát triển, trước hết khu vực đó phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố của một vùng. Xét trên các yếu tố vùng thì khu vực 13 tỉnh của tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia đã hội đủ những nhân tố cơ bản cần thiết của một vùng. Thực tiễn của quá trình hợp tác 3 nước Đông Dương đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử với đặc điểm nổi bật là một vùng tiếp giáp địa lý núi liền núi, sông liền sông. Hợp tác giữa 3 nước được chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó nổi bật lên là yếu tố địa lý, yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố an ninh, yếu tố lịch sử và xuyên suốt trong quá trình hợp tác đó là yếu tố kinh tế.

Xét về mặt địa lý, 13 tỉnh thuộc CLVDT là khu vực liên kề, các tỉnh trong vùng đều là tỉnh vùng biên giới của mỗi nước. Sự gần gũi về mặt địa lý được coi là tiền đề quan trọng của hợp tác khu vực bởi vì nó tạo nên mối quan hệ địa lý-nhân văn giữa các quốc gia, dân tộc trong vùng. Trên cơ sở đó, ý thức về địa bàn chung và môi trường chung, ý niệm và tình cảm khu vực được hình thành. Sự gần kề nhau cũng tạo sự tương tác chặt chẽ về địa - chính trị khi quốc gia này chính là môi trường an ninh trực tiếp của quốc gia kia. Cùng với sự phụ

thuộc lẫn nhau về an ninh ngày càng tăng, không gian lợi ích sống còn của quốc gia ngày càng gắn chặt với khu vực và ngược lại. Sự gần gũi địa lý cũng đặt cơ sở địa - kinh tế cho sự hình thành quan hệ kinh tế trong khu vực.

Xét về yếu tố lịch sử, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã có lịch sử quan hệ lâu dài giúp, quan hệ này ngày càng được củng cố và chặt chẽ, tạo dựng và củng cố các liên hệ nhiều mặt. Quá trình quan hệ lâu dài trong lịch sử giúp ba nước CLV tăng sự hiểu biết lẫn nhau và sự tương tác với nhau, từ đó làm tăng khả năng cố kết khu vực. Các quá trình tương tác chính trị, trao đổi kinh tế, giao lưu văn hoá, các cuộc di cư… trong lịch sử giúp hình thành nên những giá trị chung của khu vực Đông Dương. Lịch sử chính là một yếu tố quan trọng làm nên những đặc thù riêng, những vấn đề riêng, những quan niệm riêng và cách hành xử riêng trong quan hệ quốc tế khu vực. Trong thời hiện đại, dù mức độ mạnh yếu khác nhau, lịch sử vẫn tiếp tục tác động lên ý thức khu vực, tình cảm khu vực, quan niệm về hợp tác khu vực và quá trình hình thành cộng đồng khu vực. Rõ ràng, quá trình quan hệ lâu dài giữa ba nước là cơ sở cần cho việc phát triển hợp tác CLVDT.

Yếu tố văn hóa - xã hội, giữa ba nước, đặc biệt là tại 13 tỉnh của CLVDT có những nét tương đồng về văn hóa - xã hội, tạo nên đặc điểm phân biệt khu vực này với khu vực khác. Những tương đồng về mặt văn hoá - xã hội ở đây còn thể hiện ở những nét giao thoa văn hóa, đặc biệt là đối với những cộng đồng dân tộc dọc biên giới. Điều này dễ đem lại ý thức khu vực và tình cảm cộng đồng chung. Trong nhiều trường hợp, tương đồng văn hoá - xã hội được coi là một cơ sở để xác định khu vực. Thậm chí, do có sự vận động nên các tương đồng này có thể củng cố hoặc thậm chí làm thay đổi khuôn khổ địa lý của khu vực. Quan trọng hơn, các tương đồng đó còn là những sợi dây liên kết tình cảm, ý thức và hành vi giữa các quốc gia. Sự liên kết khu vực thường được hình thành trên những tương đồng như vậy. Thực tế cũng cho thấy điều này khi sự hội nhập khu vực đang diễn ra khá nhiều theo vùng văn hoá và không gian xã hội.

Tiền đề văn hoá - xã hội tạo nên những nét chung về bản sắc, giá trị và tình cảm cộng đồng với nhau. Bản sắc tạo nên ý thức về khu vực và những cái “của chúng ta”. Sự chia sẻ giá trị chung góp phần tạo nên sự đồng điệu trong ứng xử với nhau và với bên ngoài. Còn tình cảm là những sợi dây gắn kết để hình thành nên cộng đồng. Tất cả những điều này đều có xu hướng thúc đẩy các quốc gia trong vùng hướng về nhau nhiều hơn.

Yếu tố an ninh, an ninh - chính trị luôn là vấn đề cơ bản của mọi quốc gia nên thường tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi và chính sách đối ngoại của đất nước. Trong bối cảnh môi trường khu vực ngày càng gắn bó với nền an ninh - chính trị quốc gia, bảo đảm an ninh - chính trị trở thành động lực cho xu hướng tăng cường hợp tác khu vực. Trên thực tế, an ninh - chính trị luôn là mục tiêu công khai hoặc không công khai của xu hướng này. Bởi vai trò như vậy, an ninh - chính trị chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển hợp tác khu vực.

Trong mối quan hệ CLV, bên cạnh những vấn đề kinh tế xã hội thường được biểu hiện rất rõ thì vấn đề an ninh - chính trị luôn ẩn hiện phía sau. Lịch sử hợp tác và phát triển của khu vực Đông Dương với những tác động từ bên ngoài đã kiến cho khu vực này trở thành một vùng địa chính trị quan trọng. Và trong mối quan hệ đó thì khu vực vùng biên giới CLVDT là một khu vực có vị trí chiến lược của ba nước, đặc biệt là với Việt Nam trong mỗi quan hệ với khu vực ASEANvà với các thế lực bên ngoài khác.

Gần đây, hợp tác khu vực đang có thêm một xung lực mới do sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống. Các vấn đề này tạo ra những mối đe dọa chung đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động và thống nhất nỗ lực giữa các quốc gia thì mới giải quyết được. Và điều này dẫn đến yêu cầu tăng cường hợp tác khu vực.

Yếu tố kinh tế: Kinh tế là lợi ích cơ bản gắn chặt với nhu cầu phát triển

của quốc gia cũng như mọi thành viên trong xã hội nên luôn là một mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại. Kinh tế luôn là động lực căn bản cho sự mở

rộng quan hệ đối ngoại của các cộng đồng/quốc gia trong mọi thời kỳ lịch sử. Xu hướng của kinh tế là sự tăng trưởng ngày càng cao và sự mở rộng thị trường không ngừng. Cả hai điều này đều dẫn đến yêu cầu tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tiên với các thị trường gần kề bởi những lợi thế về địa lý, lịch sử, văn hoá - xã hội và yêu cầu giảm giá thành.

Với yêu cầu cần thúc đẩy sự tăng trưởng ở các vùng nghèo nhất của mỗi quốc gia, đặc biệt là Đông Bắc Campuchia là nhân tố thôi thúc thủ tướng Hunsen đề xuất ý tưởng hình thành nên CLVDT. Với mỗi quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế sẵn có giữa ba nước và các vùng biên giới sẵn có là tiền đề cơ bản cho việc tăng cường và thúc đẩy hợp tác kinh tế của CLVDT. Sự mở rộng lợi ích và không gian kinh tế, yêu cầu ổn định môi trường và thể chế hóa quan hệ kinh tế quốc tế sẽ dẫn đến xu hướng phát triển hợp tác kinh tế trong vùng. Tầm quan trọng của yếu tố kinh tế cũng được phản ánh đậm nét đối với tam giác tăng trưởng khi hầu hết các tam giác phát triển hiện nay được xây dựng với mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế.

Như vậy, xét trên các yếu tố liên kết để hình thành nên một vùng phát triển thì khu vực 13 tỉnh thuộc CLVDT hội tụ đủ các yếu tố của một vùng phát triển. Sự liền kề về mặt địa lý là nhân tố hàng đầu giúp hình thành nên sự hợp tác giữa các nước trong cùng một khu vực. Thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn từ trong lịch sử, con người luôn có xu hướng phát triển và giao thoa mà trước nhất là với các cộng đồng liền kề. Bên cạnh những yếu tố tương đồng về văn hóa xã hội thì vấn đề an ninh chính trị giữa các nước liền kề cùng được đặt lên hàng đầu. Điều này đặc biệt đúng với lịch sử hình thành và phát triển của các nước Đông Dương trong và sau thời kỳ Pháp thuộc. Từ những mối quan hệ tương hỗ về văn hóa, chính trị là những giao lưu về kinh tế. Ở những buổi sơ khai của quá trình mở cửa và hội nhập của mỗi nước thì sự giao lưu kinh tế đó chỉ là trong khuôn khổ vùng biên giới, nhưng một khi các nước đã phát triển và mở cửa ra với thế giới thì sự giao lưu kinh tế đó đã mang tầm quốc gia và khu vực.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w