Một số vấn đề lý luận phát triển vùng tam giác phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 47)

2.1.1. Lý luận chung

2.1.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội

Trước hết để hiểu đúng về phát triển kinh tế - xã hội chúng ta phải làm rõ khái niệm về phát triển. Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. “Phát triển là một thuộc tính của vật chất và điều đó có nghĩa là bất kỳ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi mà luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước kia chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có” [58].

Cách hiểu trên nhìn phát triển dưới góc độ triết học mang tính hàn lâm, tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày khái niệm về phát triển được nhìn nhận theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Phổ biến hiện nay thì “phát triển được sử dụng để mô tả các mục đích như tăng mức sống, cải thiện hiệu quả sản xuất và phân phối, tăng quy mô xã hội và kinh tế và tiếp tục tăng trưởng” [109]. Khái niệm này có ưu điểm là cụ thể cái mục đích hướng đến của tiến trình, nhưng vì hướng tới mục đích nên khái niệm này không thể giải thích hết được những vấn đề liên quan đến xã hội, văn hóa hay nói chung là phát triển bền vững.

Một khái niệm khác về phát triển là “phát triển được coi là quá trình của các nước nghèo trong cộng đồng kinh tế quốc tế có thể (bằng nội lực) hoặc không thể (bởi các quốc gia bên ngoài) cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa [109]. Khái niệm này nhấn mạnh đến tính quá trình của sự phát triển hay sự biến đổi sự vật hiện tượng sang một trạng thái khác. Tuy nhiên khái niệm

này lại chỉ hạn chế phạm vi trong những nước nghèo, trong khi phát triển là một hiện tượng rộng khắp.

Ngoài ba cách hiểu trên thì hiện nay có rất nhiều quan điểm về phát triển, tuy nhiên nhìn về bản chất thì có thể thấy phát triển gồm 3 cấu phần cơ bản:

Thứ nhất là điểm xuất phát, Thứ hai là điểm hướng đích,

Thứ ba là quá trình tiến từ điểm xuất phát đến điểm đích, trong quá trình này bao gồm chủ thể, điều kiện hay phương tiện và cơ chế vận hành quá trình.

Ngày nay, phát triển được quan tâm nhiều hơn ở khái niệm phát triển bền vững. Thực ra khái niệm về phát triển bền vững mới xuất hiện khi con người ta gắn bó mỗi liên hệ giữa con người với phát triển và môi trường. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Phát triển thường gắn với những lĩnh vực phát triển cụ thể, trong nghiên cứu này phát triển được gắn với lĩnh vực kinh tế - xã hội của vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Cũng như các định nghĩa liên quan đến phát triển, phát triển kinh tế - xã hội cũng được nhiều học giả, nhiều nhà quản lý hiểu theo các cách khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các định nghĩa đều có một số ẩn số chung là hướng tới mục tiêu là cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do vậy phát triển kinh tế - xã hội ở trong nghiên cứu này được hiểu là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải, vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống kể cả tinh thần và vật chất.

2.1.1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế

Hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay đang là hoạt động phổ biến trên toàn thế giới. Đến nay không một quốc gia nào dù theo bất kỳ thể chế nào đi nữa không có hoạt động hợp tác kinh tế với bên ngoài lãnh thổ của mình. Biểu hiện phổ quát cho những hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế mà ngày nay người ta thường nhắc đến chính là toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các nước, các vùng lãnh thổ không còn có thể diễn ra trong thể kép kín, biệt lập mà phải diễn ra trong cơ chế mở, giao thoa và ảnh hướng lẫn nhau. Toàn cầu hóa đang diễn ra, do đó mở cửa, hội nhập là một tất yếu.

Toàn cầu hóa là một thuật ngữ được biết đến từ năm 1961 nhưng bắt đầu phổ biến và sử dụng rộng rãi từ năm 1980 để đặc tả hiện tượng hay quá trình hợp tác, tương tác và tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa nếu xét trên bình diện rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia mà tại đó xu hướng biên giới lãnh thổ dần dần trở nên mờ nhạt. Theo Jan Aart Scholte thì “Toàn cầu hóa là một xu hướng làm cho mối quan hệ xã hội trợ nên ít ràng buộc về mặt địa lý, lãnh thổ”[98]; Còn theo WTO thì “toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và hậu quả của sự phân phối” [86]. Học giả Lê Hữu Nghĩa của Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa “toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới”[4].

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào lĩnh vực kinh tế thì toàn cầu hóa là quá trình mà theo đó làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau và dần hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và tùy thuộc kinh tế giữa các nước. Theo Walter Good “Toàn cầu hóa chỉ khuynh hướng gia tăng các sản phẩm có các bộ phận cấu thành được chế tạo ở một loạt nước”[116].

Còn theo UNCTAD thì “Toàn cầu hóa liên hệ liên hệ tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó”[117].

Cùng với toàn cầu hóa là xu hướng khu vực hóa gia tăng nhanh chóng. Khu vực hóa ngày càng trở nên phổ biến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với việc các nước tập hợp thành nhưng nhóm khu vực ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng tương tự như toàn cầu hóa, khái niệm khu vực hóa cũng được nhìn nhận ở mức độ rộng bao trùm tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội và ở góc độ hẹp chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế. Theo quan niệm rộng, khu vực hóa thường để chỉ một hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc liên kết giữa các nước và hình thành những nhóm hoặc tổ chức khu vực hoạt động trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung các nhà lý luận và nghiên cứu có xu hướng gắn khái niệm toàn cầu hóa với khái niệm liên kết khu vực và các định chế và tổ chức khu vực. Như đã đề cập, khái niệm khu vực hóa nhìn từ góc độ hẹp đề cập đến hiện tượng trong quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm các hoạt động hợp tác kinh tế giữa một số nước tập hợp thành những nhóm khu vực có mức độ liên kết kinh tế khác nhau.

Như vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa đều chỉ những hiện tượng hợp tác/ liên kết giữa các quốc gia nhưng ở cấp độ toàn cầu hay trong một phạm vi địa lý nào đó.

Đến nay, khái niệm toàn cầu hóa và khu vực hóa vẫn chủ yếu nghiêng nhiều về khía cạnh kinh tế ám chỉ quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm gia tăng tương tác và tùy thuộc lẫn nhau trước hết là về kinh tế giữa các quốc gia thông qua sự gia tăng của các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động qua biên giới quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch quốc tế.

Bên cạnh khái niệm toàn cầu hóa và khu vực hóa là khái niệm về hội nhập. Khái niệm này cũng có nguồn gốc xuất phát từ phương Tây. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hội nhập cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn nhưng vẫn chưa có khái niệm nào được xem là trọn vẹn và đầy đủ nhất.

Ở Việt Nam thuật ngữ Hội nhập còn là khái niệm khá mới được sử dụng nhiều từ giữa thập niên 1990 trở lại đây trong bối cảnh chúng ta xúc tiến mạnh mẽ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tích cực triển khai các nỗ lực để gia nhập vào các định chế, tổ chức kinh tế thế giới và khu vực. Theo đó, thuật ngữ Hội nhập được dùng ở Việt Nam với hàm ý là một quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Như vậy, hội nhập thực chất là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa.

Biểu hiện của hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Cụ thể có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: giá trị xuất khẩu quốc gia, mức độ tự do hóa thương mại, đầu tư, tỷ lệ đóng góp của các công ty quốc tế vào thu nhập quốc dân và tỷ lệ giải quyết việc làm trong nền kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tổng hợp của các nỗ lực chính sách và hành động theo hướng tự do hóa, mở cửa của các quốc gia ở cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.

Ở cấp độ đơn phương, mỗi nước có thể chủ động thực hiện những biện pháp tự do hóa, mở cửa trong một số lĩnh vực nhất định mà họ thấy cần thiết vì mục tiêu phát triển kinh tế của mình chứ không nhất thiết do quy định của các định chế, tổ chức quốc tế mà họ tham gia. Có nhiều nước đã như vậy, nhất là trong lĩnh vực đầu tư.

Ở cấp độ song phương, các nước đã và đang đàm phán với nhau để ký các hiệp định song phương trên cơ sở các nguyên tắc của một khu vực mậu

dịch tự do. Một số năm gần đây, khuynh hướng này khá phát triển song hành với các khu vực mậu dịch tự do.

Ở cấp độ đa phương, nhiều nước cùng nhau tham gia thành lập hoặc tham gia vào các định chế, tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Những định chế, tổ chức kinh tế khu vực bao gồm các nước thành viên cùng trong một khu vực địa lý giới hạn như EU, NAFTA, ASEAN.. Những định chế, tổ chức toàn cầu bao gồm các thành viên đến từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nhìn chung các định chế, tổ chức kinh tế khu vực ngày nay thường vận hành trên cơ sở nguyên tắc nền tảng của WTO.

Bên cạnh các định chế, tổ chức kinh tế đa phương mà các thành viên là các nền kinh tế quốc gia, trong những năm gần đây cũng xuất hiện và phát triển một hình thức hội nhập kinh tế mới, đó là hội nhập kinh tế vùng (hay còn gọi là liên kết xuyên quốc gia) thông qua các tam giác, tứ giác phát triển trong đó các thành viên tham gia là các vùng lãnh thổ của một số nước kề cận nhau. Các tam giác, tứ giác này vận hành trên một số nguyên tắc cơ bản của tự do hóa mậu dịch và khai thác thế mạnh nguồn lực có tính bổ sung cho nhau của các vùng kề cận nhau thuộc một số nước để phát triển như Tam giác tăng trưởng SIJORI.

2.1.1.3. Lý luận về phát triển vùng

Cho đến nay xung quanh khái niệm vùng vẫn còn nhiều tranh luận khác nhau, định nghĩa vùng chưa được thống nhất ý kiến trong giới học thuật; đặc biệt là phân biệt rõ ràng các thuật ngữ “vùng”, “khu vực”, “miền”... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy còn có nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng của vùng sau đây:

- Vùng là một thực thể khách quan chứ không phải do con người thiết kế, sáng tạo ra để phục vụ cho mục đích riêng của mình;

- Vùng làm một không gian địa lý có vị trí, kích thước, hình dáng, quy mô xác định;

- Vùng bao gồm các yếu tố cấu thành tương đối đồng nhất bên trong với nhau (nhưng không đồng nhất với nhau), nhưng lại tương đối khác biệt với bên ngoài;

- Trong vùng, ở các mức độ khác nhau, liên tục diễn ra các quá trình tự nhiên, nhâu khẩu học, kinh tế và xã hội. Các quy trình này có bản chất khác nhau, cùng tồn tại và hoạt động theo những quy luật riêng của mình, nhưng đều là những khâu tất yếu của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin vận hành liên tục trong không gian và thời gian.

Ở góc độ hợp tác quốc tế, vùng được nhìn rộng hơn. Đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về vùng quốc tế mà thường chỉ có các khái niệm công cụ cho các vùng cụ thể đối với các vùng hợp tác giữa các quốc gia như Tiểu vùng sông Mê Kông, các vùng tam giác tăng trưởng, tam giác phát triển, khu vực Đông Nam Á, khu vực Đông Bắc Á, …Tuy nhiên dù là vùng quốc tế nhưng vẫn có những đặc trưng ở trên.

Khi nghiên cứu về vùng, có thể nhận thấy vùng chịu tác động bởi 7 nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất là điều kiện tự nhiên của vùng bao gồm các nguồn tài

nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng là những nhân tố phần nhiều có tính chất quyết định đặc điểm của quá trình hình thành, cơ cấu ngành và cơ cấu không gian của nền kinh tế mỗi vùng. Vị trị địa lý cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phong phú, tính đa dạng của cơ cấu kinh tế vùng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nền kinh tế vùng xét về cả mặt thời gian lẫn không gian. Ảnh hưởng của nó đến sự hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế vùng được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu về mức độ đảm bảo cơ sở hạ tầngcủa lãnh thổ, các mối liên hệ sản xuất và vận tải, những điều kiện thu hút vốn và ổn định dân cư...

Thứ hai là vốn cho đầu tư phát triển. Vốn cho đầu tư phát triển là

khác, nếu muốn phát triển thì không thế không có vốn đầu tư. Trong một vùng, vốn cho đầu tư phát triển có thể dựa vào một số nguồn chính như:

- Vốn trong dân (vốn cá thể) - Vốn nhà nước hỗ trợ

- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp (trong và ngoài nước) - Vốn viện trợ nước ngoài

Thứ ba là nhân tố lao động. Lao động một mặt là một bộ phận của

nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Mặc khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 47)