Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế-xã hội vùng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 55 - 59)

2.1.2.1. Tiêu chí kinh tế

Tổng giá trị tăng thêm nội vùng - GDP vùng

GDP vùng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của vùng kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là một năm (như chỉ tiêu GDP trên cả nước).

Chỉ tiêu này được tính theo ba phương pháp: Phương pháp sản xuất, phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập

GDP bình quân đầu người vùng

GDP bình quân đầu người nội khu vực là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội của khu vực (như chỉ tiêu GDP bình quân đầu người trên cả nước). GDP bình quân đầu người ở các khu vực có thể tính được từ tổng giá trị tăng thêm nội khu vực và dân số trung bình của vùng trong năm nghiên cứu.

Thu nhập bình quân đầu người =

Tổng giá trị tăng thêm nội khu vực theo giá thực tế

Dân số bình quân trong năm nghiên cứu

Tỷ trọng các khu vực kinh tế trong GDP

Tuy nhiên trong các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành nghề thường được chú trọng đề cập trong các phân tích. Cơ cấu ngành được phân chia dựa trên loại ngành hoạt động: theo phân định của tổng cục thống kê nền kinh tế được chia làm 3 khu vực chính là Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; và dịch vụ. 3 khu vực này lại được phân tổ thành 20 ngành kinh tế nhỏ. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu hiện nay cơ cấu kinh tế ngành nhìn chung được chia thành 3 ngành chính theo 3 khu vực kinh tế nói trên. Cơ cấu kinh tế càng hiện đại thì tỷ trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng thể giá trị nên kinh tế càng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một phần quan trọng thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế.

Để phản ánh được cơ cấu ngành kinh tế của khu vực, chúng ta phải dựa vào tỷ trọng các khu vực kinh tế trong GDP.

Giá trị sản xuất của ngành là kết quả do ngành đó tạo ra dưới dạng sản phẩm và dịch vụ trong một thời gian nhất định.

Cơ cấu ngành kinh tế được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị tăng thêm của ngành kinh tế trong vùng trên tổng giá trị tăng thêm nội vùng theo giá thực tế.

Tỷ trọng GDP nông nghiêp = GDP nông nghiệp x 100% GDP

Tỷ trọng GDP công nghiêp = GDP công nghiệp x 100% GDP

Tỷ trọng GDP dịch vụ = GDP dịch vụ x 100% GDP

Hiện nay, chưa có một tài liệu thống kê chính thức nào được các cơ quan thống kê chính thức của các quốc gia đưa ra cho các vùng thuộc mỗi nướcvề tổng giá trị tăng thêm nội khu vực. Tổng cục thống kê của Việt Nam cũng có những khuyến cáo rằng cách tính GDP tỉnh/thành phố hiện nay có những sai số và các số liệu đưa ra chỉ mang tính tham khảo tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên ở các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh với tư cách là một vùng kinh tế hành chính hàng năm đều đưa ra những số liệu thống kê dựa trên các phương pháp tính toán mà Tổng cục thống kê vẫn sử dụng. Đối với vùng CLVDT là một vùng gồm 3 phần biên giới của 3 nước nên việc tính toán tổng giá trị tăng thêm nội vùng là chưa thể thực hiện được. Trong nghiên cứu phân tích chỉ có thể vận dụng GDP của từng tỉnh theo tiêu chí và cách tính riêng của mỗi nước đưa ra. Trong luận án này tôi cũng chủ yếu sử dụng những con số do Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam đưa ra trong các báo cáo, các con số này được 3 nước LCV đưa ra theo cách tính của riêng mỗi nước và được Ủy ban điều phối CLVDT thống nhất tổng hợp.

Thực trạng phát triển ngành. Những tiêu chí kinh tế trên chỉ là những

con số dùng để đo đạc thống nhất. Trong thực tế nghiên cứu đánh giá, đề phân tích sâu hơn thì bên cạnh những chỉ tiêu này người ta thường đi vào phân tích thực trạng phát triển của từng ngành trong nền kinh tế tổng thể. Từ đó xác định chất lượng, tiềm năng cũng như cơ hội phát triển kinh tế của vùng.

Tùy theo mục tiêu mà người ta nền kinh tế tổng thể ra các nhóm ngành khác nhau. Trong nghiên cứu kinh tế vùng CLVDT chia nền kinh tế vùng thành ba nhóm truyền thống là nông nghiệp; thương mại, dịch vụ và công nghiệp.

Giáo dục:

Số trẻ đến trường trong độ tuổi đi học: Chỉ tiêu này được tính dựa trên số học sinh trong độ tuổi đi học được tính trên các cấp trong tổng số trẻ ở độ tuổi đến trường. Ý nghĩa của chỉ số này cho biết hiện trong số những trẻ em trong độ tuổi đi học mức độ thất học đến đâu.

Số học sinh/ giáo viên: chỉ số này phản ánh xem mức độ về quy mô mà trung bình mỗi giáo viên phải đảm nhận bao nhiêu học sinh. Chỉ số này được tính dựa trên tỷ số giữa số học sinh ở mỗi cấp chia cho số giáo viên ở cấp tương ứng đó.

Số học sinh/số lớp: chỉ số này phản ánh xem mức độ về quy mô mà trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh. Chỉ số này được tính dựa trên tỷ số giữa số học sinh ở mỗi cấp chia cho số lớp ở cấp tương ứng đó.

Ngoài ra để tính đến mức độ quan tâm đến giáo dục người ta cũng thường dùng đến các số đo chi tiết ở cấp mẫu giáo, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay việc chăm sóc cho thế hệ trẻ đang rất được chú trọng.

Số trường học mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học/xã, huyện: Chỉ số này phản ánh mức độ trang bị cơ sở hạ tầngcủa từng điểm. Được đo bằng số trường/ lớp học của mỗi cấp tại xã, huyện cụ thể.

Y tế:

Số trạm y tế/ xã/ huyện: Chỉ số này phản ánh mức độ đi sâu của cấp y tế xuống xã và huyện trên bình diện như thế nào. Nó được đo bằng số lượng của các trạm y tế trên mỗi xã/ huyện.

Số bác sỹ, y tá/ huyện: Chỉ số này thể hiện mức độ chăm sóc, phổ cập về y tế của huyện/ xã. Nếu số lượng bác sỹ, y tá trên mỗi huyện, xã càng lớn thể hiện mức quan tâm chăm sóc về điều kiện y tế của người dân càng tốt.

Số giường bệnh: là tổng số giường bệnh có tại các cơ sở y tế trong vùng, chỉ số này có thể được đo lường cụ thể thành số giường bệnh trên mỗi điểm dân cư hay số dân số trên một giường bệnh.

Số trẻ được tiêm phòng/ 1000 trẻ: là chỉ số phản ánh mức độ trẻ được tiêm phòng trong tổng số trẻ em hiện tại của vùng

Tuy nhiên, để đo mức độ phát triển về y tế và giáo dục còn rất nhiều chỉ số khác nhưng với phạm vi nghiên cứu của một vùng, việc thu thập và sử dụng các số liệu đó gặp rất nhiều khó khăn nên ở đây tôi chỉ nêu một số chỉ số cơ bản có thể thu thập được số liệu và thường được sử dụng.

2.1.2.3. Tiêu chí về cơ sở hạ tầng

Để có thể đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầngngười ta thường dựa trên 5 chỉ tiêu chính sau: Đường giao thông, Nước sạch, Điện thắp sáng, Bưu chính viễn thông, Hệ thống thủy lợi. Với các câu hỏi tương ứng như: Còn bao nhiêu km đường chưa được cứng hóa, khả năng ứng dụng và di chuyên trên tuyến đường? Có bao nhiêu hộ dân đã được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt? Số hộ dân có điện thắp sáng, số hộ dân được đưa điện kế đến tận nhà? khả năng cung ứng điện cho các cơ sở sản xuất? Có bao nhiêu hộ dân có điện thoại hay tỷ lệ máy trên mỗi người dân? Hệ thống thuỷ lợi có đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân hay không?

Với nghiên cứu về CLVDT cũng sẽ đánh giá về hệ thống cơ sở hạ tầngtrên những tiêu chí trên, tuy nhiên có một số số liệu không thể thu thập, để bù đắp cho những khoảng trống về dữ liệu còn thiếu thì luận án sử dụng những đánh giá của các chuyên gia về vùng này cũng như những quan sát qua khảo cứu thực địa.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w