Tổng quan về Tam giác phát triển Việt Nam – Lào Campuchia

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 74)

Campuchia

Trên cơ sở nhu cầu hợp tác và phát triển của mỗi quốc gia tại vùng biên giới ba nước CLV, tại cuộc gặp giữa 3 thủ tướng của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia năm 1999 tại Viên Chăn, các bên đều nhất trí cho rằng việc củng cố và tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước trên tinh thần anh em láng giềng hữu nghị vốn có đã trở thành truyền thống, là nhân tố quan trọng cho sự ổn định và phát triển ở mỗi nước trong bối cảnh tình hình hiện nay. Trong cuộc gặp này ý tưởng về một tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước bao gồm một số tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào đã được hình thành.

Về bản chất, ý tưởng này được Thủ tướng Hunsen của Campuchia đưa ra xuất phát từ nhu cầu phát triển của Campuchia. Vào thời điểm đó, các tỉnh Đông Bắc Campuchia không chỉ là những tỉnh nghèo nhất của cả nước mà còn bị cô lập, chia cắt về mặt địa lý so với các vùng khác của Campuchia. Nếu muốn di chuyển từ các tỉnh Đông Bắc Campuchia về Phnôm Pênh thì con đường ngắn nhất và dễ đi nhất là vòng qua Việt Nam. Với điều kiện nguồn lực khó khăn của Campuchia thì không thể tự lực dành nguồn đầu tư cho khu vực này trong khi còn nhiều ưu tiên phát triển khác. Với mong muốn dựa vào hợp

tác để phát triển thì Thủ tướng Hunsen đã đề xuất ra ý tưởng hình thành khu vực này.

Ý tưởng này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Việt Nam, vì với Việt Nam thì khu vực này không những có ý nghĩa về kinh tế trong mối tương quan biên giới với các tỉnh Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh. Bình ổn và phát triển được vùng tam giác này sẽ góp phần đảm bảo an ninh trật tự chung cho vấn đề biên giới. Hơn nữa, về kinh tế thì Việt Nam cũng muốn khai thác và mở rộng thị trường cũng như tiềm năng của các nước bạn.

Trong ba nước thì Lào có ít lợi ích hơn cả trong khu vực này nhưng nếu tham gia thì Lào sẽ không mất gì mà còn có thể hưởng lợi từ các chương trình phát triển chung.

Và đặc biệt, với hy vọng việc hình thanh CLVDT sẽ thu hút được sự quan tâm của các nước đối tác, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp đối với khu vực sẽ tạo ra được nguồn lực cho phát triển.

Tại cuộc họp cấp cao lần thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh (2002), ba Thủ tướng đã cam kết sẽ ưu tiên triển khai hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế. Các nhóm chuyên gia ba nước bắt đầu tích cực xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xây dựng Tam giác phát triển.

Tại cuộc họp cấp cao lần thứ ba tại Siem Reap (2004), ba Thủ tướng đã khẳng định lại rằng Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là khu vực hết sức quan trọng và ra tuyên bố thành lập CLVDT gồm lãnh thổ của 10 tỉnh có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới chung giữa ba nước là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông (Việt Nam), Sekong, Attapeu, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri (Campuchia).

Mục tiêu và quan điểm phát triển CLVDT được ghi nhận trong tuyên bố chính thức hình thành tam giác tại Hội nghị cấp cao CLV năm 2004, trong đó khẳng định việc hình thành nên CLVDT nhằm mục tiêu:

- Phát huy những ưu thế đầu mối cửa ngõ ra biển của Việt Nam tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn giao lưu kinh tế thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, đảm bảo cho cả khu vực có được sự an ninh và phát triển.

- Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của từng tỉnh và cả khu vực nhằm đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững.

- Tăng cường liên kết nội bộ khu vực và với bên ngoài, nhất là với quốc tế nhằm mở rộng hợp tác và nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả của từng ngành, từng tỉnh, và cả khu vực.

Việc hợp tác toàn diện giữa các địa phương trong tam giác phát triển được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm phát triển tốt khu vực tam giác phát triển và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài.

Theo sự thỏa thuận của ba nước, CLVDT khi đó sẽ tập trung phát triển trong sáu lĩnh vực ưu tiên là:

1. Cơ sở hạ tầng( tập trung xây dựng các trục đường giao thông) 2. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3. Phát triển thương mại và dịch vụ biên giới 4. Phát triển y tế văn hoá, giáo dục

5. Đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp (cây công nghiệp và chế biến) 6. Đẩy mạnh hoạt động du lịch.

Nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ mười tại Viêng Chăn (tháng 11/2004), ba Thủ tướng đã thông qua Quy hoạch tổng thể xây dựng Tam giác phát triển và ký Tuyên bố Viêng Chăn về xây dựng Tam giác phát triển.

Tại Hội nghị Ủy ban điều phối chung ba nước về Tam giác phát triển tại Đắk Lắk ngày 21- 22 tháng 12 năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Việc bổ sung vào vùng CLVDT 3 tỉnh mới là nhằm mục tiêu bổ sung vào mỗi nước 1 tỉnh biên giới có trình độ phát triển khá hơn làm động lực cho

sự phát triển của vùng bởi đến 2008 về cơ bản các tỉnh CLVDT vẫn là các tỉnh nghèo và lạc hậu. Hơn nữa, 3 tỉnh mới bổ sung đều có vị trí địa lý thuận lợi, là điểm kết nối trên con đường vận chuyển từ CLVDT đến các trung tâm của mỗi nước. Khi bổ sung 3 tỉnh này vào sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc thông thương của vùng.

Như vậy, đến nay tam giác Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia bao gồm lãnh thổ của 13 tỉnh có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới chung giữa ba nước là: Mondul Kiri, Rattanak Kiri và Stung Treng, Kratie (Campuchia), Attapeu, Saravan và SeKong, Champasak (Lào), Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lăk và Đắk Nông, Bình Phước (Việt Nam).

Tổng diện tích là 143,9 nghìn km2, chiếm 19,3% diện tích ba nước và Dân số hơn 6.663,7 nghìn người (2009), chiếm 6,1% dân số của ba nước, mật độ dân số trung bình 46 người/ km2. Trong đó: 5 tỉnh của Việt Nam với diện tích tự nhiên là 51.742,8 km2, dân số 4.813,1 nghìn người, mật độ 93 người/km2 (2009), chiếm 35,96% diện tích tự nhiên và 71,84% dân số của vùng Tam giác. Bốn tỉnh Đông Bắc Campuchia có diện tích tự nhiên khoảng 48.180 km2, tổng dân số là 645.800 người, chiếm 33,48 % diện tích tự nhiên và 9,64% dân số của vùng Tam giác. Mật độ dân số là 13 người/km2. Bốn tỉnh Nam Lào có diện tích tự nhiên khoảng 44.026 km2, dân số khoảng 1.204.800 người, chiếm 30,6 % diện tích tự nhiên và 17,98 % dân số của vùng Tam giác. Mật độ dân số là 17 người/km2.

Bảng 2.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh thuộc vùng CLVDT (2009)

Địa điểm Dân số (nghìn người) Diện tích (Km2) Mật độ

4 tỉnh thuộc Campuchia 645,8 48.180 13

4 tỉnh thuộc Lào 1.204,8 44.026 28

5 tỉnh thuộc Việt Nam 4.813,1 51.742,8 93

Nguồn: tổng hợp từ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội CLVDT đến năm 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012

Trong khu vực CLVDT, năm tỉnh của Việt Nam có diện tích, dân số và mật độ dân số cao nhất. Tỉnh lớn nhất là Gia Lai (15.536,9 km2), tỉnh có quy mô dân số lớn nhất và mật độ dân cư cao nhất là Đắk Lắk (1.733,1 nghìn người và 132 người/km2). Tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Sekong của Lào (7.665km2), tỉnh có quy mô dân số ít nhất và mật độ dân số thấp nhất là Mondul Kiri (57,7 nghìn người với mật số trung bình 4 người/km2).

CLVDT là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tại các tỉnh của Campuchia có khoảng 31 dân tộc, các tỉnh Việt Nam có 40 dân tộc và các tỉnh tại Lào có 15 dân tộc. Dân cư ở đây phân bố rải rác, đặc biệt là đối với các tỉnh thuộc Lào và Campuchia.

Các tỉnh trong vùng CLVDT có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố tự nhiên và môi trường. Phần lớn các tỉnh này nằm trong lưu vực của hệ thống sông Mê Kông, kéo dài từ các cao nguyên thuộc Trường Sơn đến cao nguyên Rattanak Kiri và một phần cao nguyên Bôlôven, có độ cao trung bình của toàn khu vực khoảng từ 400-800m. Đây là khu vực có khí hậu nóng ẩm với hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Khí hậu nóng ẩm kết hợp với địa hình, đất đai vùng cao nguyên đã phân chia khu vực này thành những vùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau. Khu vực này thể hiện ở sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:

Về đất đai, CLVDT là khu vực của các cao nguyên Miền Trung Đông

Dương có diện tích đất canh tác lớn và mầu mỡ, nhiều vùng đất đỏ bazan và các loại đất đỏ vàng thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, điều và chăn nuôi đại gia súc.

Các tỉnh của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên là một vùng cao nguyên giáp với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, bao gồm một số cao

nguyên kế tiếp nhau. Các cao nguyên này rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, điều, tiêu...

Đông Bắc Campuchia là vùng cao nguyên có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, điều. Vào đầu thế kỷ XX người Pháp đã trồng cao su ở đây với kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, nên tiềm năng này của vùng Đông Bắc Campuchia chưa được khai thác nhiều.

Vùng Nam Lào là cao nguyên đất đỏ Bazan thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp như: Cao su, cà phê, chè. Đây là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh so với các vùng khác trong nước Lào. Tuy nhiên, việc trồng cây công nghiệp ở đây còn rất hạn chế. Các tỉnh Nam Lào ngoài đồng bằng Attapeu là một trong bảy đồng bằng lớn của Lào, còn có các đồng bằng nhỏ như đồng bằng Sê Kông, Sê Đôn và Sê Ka Man. Ở đây đất phù sa do hệ thống các sông ngòi bồi tụ rất thích hợp cho việc trồng lúa và các loại hoa mầu ngắn ngày có năng suất cao và ổn định.

Về tài nguyên rừng, Tam giác phát triển có diện tích rừng tự nhiên lớn

nhất của mỗi quốc gia với nhiều loại gỗ quý, hệ thực vật, động vật phong phú đa dạng và là khu vực tập trung nhiều khu bảo tồn thiên nhiên như Yokdon (Việt Nam), Sesups, Amdongphan, Sepian (Lào), Veunxai, Lumpát, Phu Nôm Nậm Lơ (Campuchia). Tổng diện tích đất rừng khu vực này khoảng 6,87 triệu ha. Trong đó, Việt Nam 2,39 triệu ha, Lào khoảng 1,88 triệu ha và Campuchia khoảng 2,6 triệu ha, trong đó có khoảng 630 nghìn ha thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên (chiếm 42,5% đất lâm nghiệp). Riêng tỉnh Bình Phước diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,32% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh [33].

Khu vực này có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, nguồn nước và đa dạng sinh học. Đây là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia.

Tiềm năng thuỷ điện, Tam giác phát triển Việt Nam – Lào -

lớn. Đây là khu vực đầu nguồn của các sông suối có ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng hạ lưu của Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngoài sông Mê Kông chảy qua địa phận tỉnh Stung Treng, Kraitie khoảng trên 100 km, trên hệ thống này cũng có 3 sông chính là sông Sê Kông, sông Sê San và sông Sprêpok. Sông Ba bắt nguồn từ vùng Đông Bắc tỉnh Gia Lai, chảy theo hướng Bắc - Nam rồi Tây Bắc - Đông Nam.

Những dòng sông này tạo nên tiềm năng thuỷ điện lớn. Trên các con sông thuộc các tỉnh Đông Bắc Campuchia có công suất lắp máy tới 4.932 MW (như thuỷ điện Stung Treng, Hạ Sesan1, Hạ Sesan 2, Sprêpok 1, Sprêpok 2, Sprêpok 3, Sekong1, Sekong 2.). Các con sông thuộc các tỉnh Nam Lào có tổng công suất lắp máy 3.131 MW ( như thuỷ điện Sekong 3, 4, 5, Xekaman 1, 2, 3, 4, Xe Xụ, Nậm Kong 1, 2, 3, Xe Nậm Nọi, Đăk E Meule, H. Lamphan Nial...). Các con sông thuộc các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam có tổng công suất lắp máy là 1.831 MW (như thuỷ điện Đăkbla, Plei Krong, Sesan 3, 4, Yaly, Krong Ana, Krong Kno, Đăk Mam, Krong Pach...) [33].

Tiềm năng khoáng sản của khu vực Tam giác phát triển rất đa dạng

với các mỏ kim loại và đá quý. Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có tới trên 200 mỏ và điểm quặng, trong đó quặng Bauxít có trữ lượng quặng nguyên là 3,05 tỷ tấn, hàm lượng quặng loại I (Al2O3 từ 40 - 45%) chiếm 20%, quặng loại III (Al2O3 từ 30 - 35%) chiếm 55%. Khả năng quặng tinh đạt tới 1,5 tỷ tấn. Quặng nằm trong cấu trúc phần trên của lớp phong hóa bazan, điều kiện khai thác lộ thiên thuận lợi. Các mỏ vàng có tới 21 điểm với trữ lượng khoảng 8,82 tấn vàng gốc và 465 tấn vàng quặng phân bố rải rác ở cả các tỉnh Tài Nguyên. Đá quý có ở ĐăkMin, Chư Sê, Pleiku, Đăk Me, Đăk Hia với nhiều loại đá các màu xanh ngọc, xanh lục, xanh opal, nâu, trắng, vàng, xám đen... Ở Bình Phước đã phát hiện 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản.. [33].

Tại vùng Nam Lào, mặc dù chưa có điều tra đánh giá đầy đủ nhưng vùng Nam Lào có nhiều khoáng sản đã được khai thác và có trữ lượng cao.

Trong đó, quặng bauxít thuộc hai tỉnh Sê Kông và Attapeu có diện tích gần 300 km2, chiều dày quặng ổn định từ 3m túi 8,8m, hàm lượng oxít nhôm từ 41% đến 51%. Vùng than Saravan có nhiều triển vọng tốt với trữ lượng dự kiến là 100 triệu tấn. Mỏ nằm cách biên giới Việt Nam không xa, sát gần các nhà máy thuỷ điện do Việt Nam đầu tư.

Trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc Campuchia có các khoáng sản như: vàng, lưu huỳnh, đồng, ma giê, các loại đá quí, bauxít, sắt... Khoáng sản có tiềm năng được phát hiện tại tỉnh Stung Treng và tỉnh Rattanak Kiri là bauxít và sắt.

Đây cũng là khu vực này có một tiềm năng văn hoá du lịch tộc người và du lịch sinh thái hấp dẫn. Bởi các tộc người bản địa còn lưu giữ được truyền thống văn hoá bản địa độc đáo của mình và ở khu vực này còn có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hết sức đa dạng và quý giá.

Như vậy, tiềm năng thiên nhiên của 13 tỉnh trong vùng CLVDT là rất phong phú, cho phép phát triển các ngành kinh tế nông-lâm nghiệp như: trồng lúa, trồng cây ăn quả và trồng các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, tiêu, điều... có hiệu quả kinh tế cao và chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa..); ngành công nghiệp chế biến, thuỷ điện, công nghiệp khai khoáng và ngành du lịch (du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lễ hội tộc người). Đây là một đặc điểm mang tính đặc trưng của vùng, nhưng cho đến nay việc khai thác nguồn tài nguyên này còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tận dụng được lợi thế này để phục vụ phát triển.

Tiểu kết

Hiện nay, CLVDT là một khu vực chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia bao gồm 13 tỉnh thành viên được hình thành trên cơ sở ý chí chính trị về hợp tác và phát triển của lãnh đạo ba nước CLV dựa trên những điều kiện sẵn có của phát triển vùng. Kể từ khi ý tưởng hình thành CLVDT được đưa ra năm 1999, ba nước đã mất 5 năm để chuẩn bị các điều kiện để chính thức đưa

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w