- Kiểm soát rủi ro
b. Các công cụ trong quản lý đầu vào của sản xuất nông nghiệp
2.3. cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro của nông dân trên thế giới và việt nam
giới và việt nam
Luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro, ng−ời sản xuất nông nghiệp khắp nơi trên thế giới đ1 biết tự phòng vệ bằng rất nhiều ph−ơng pháp khác nhau nh−ng phổ biến nhất đó là đa dạng hoá trong sản xuất. Đa dạng hoá là công cụ chống lại rủi ro của nhiều ngành khác nhau nh−ng nó đặc biệt hữu dụng trong sản xuất nông nghiệp. Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì tính định h−ớng của đa dạng hoá càng rõ nét. Điển hình là châu Phi, theo nghiên cứu của Delgao và Siamwalla, các hộ nông dân đ1 chuyển từ sản xuất cây l−ơng thực tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. ở đây đa dạng hoá lại mang một ý nghĩa rất lớn đó là sự tập trung vào sản xuất một nhóm hàng để bán và trao đổi thay vì sản xuất rất nhiều sản phẩm để tự tiêu dùng. Theo cách này ng−ời nông dân đ1 khắc phục đ−ợc những mặt yếu của đa dạng hoá là tính manh mún, thiếu thiếu tập trung làm giảm thu nhập trung bình. Nh− vậy khi tập trung vào sản xuất một số mặt hàng thế mạnh của mình các hộ sẽ tự nâng cao đ−ợc năng lực sản xuất của mình lên rất nhiều, đó là cơ sở để nâng cao chất l−ợng hàng hoá bằng những kinh nghiệm và kiến thức do sản xuất mang tính chuyên môn hoá đem lại. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất và chuẩn hoá chất l−ợng sản phẩm một yếu tố cơ bản tạo nên tính cạnh tranh của hàng hoá.
Đa dạng hoá
Tại Đông á, trong khi cây lúa đang trở nên một phần ngày càng nhỏ hơn trong toàn bộ nền kinh tế, đối với các nông dân trồng lúa, cây lúa cũng trở thành một phần nhỏ hơn trong thu nhập hộ gia đình. Nghiên cứu của Hayami và Kikuchi (2000) về làng Laguna, Philippine trong hơn ba thập kỷ đ1 chứng minh ph−ơng h−ớng của những thay đổi này. Tỷ phần thu nhập từ cây lúa đ1 giảm từ 50% vào thập niên 70 xuống còn 15% vào thập niên 90. Tỷ phần thu nhập của các hoạt đông nông trại khác cũng đ1 giảm sút, nh−ng vào thập niên 80, đ1 v−ợt thu nhập từ cây lúa. Thu nhập từ các hoạt động phi nông trại tăng từ 10% lên hơn 60%. Các điều tra xác định các nguồn thu nhập hộ gia đình đ1 đ−ợc tiến hành ở 6 làng ở hai địa điểm tại Thái Lan vào năm 1987 và 1994 và ở bốn làng tại Philippine vào năm 1985 và 1997. Các làng này đại diện cho ba hệ sinh thái trồng lúa - có thuỷ lợi, t−ới tiêu nhờ n−ớc m−a và đất cao. Mặc dù thời gian nghiên cứu có ngắn hơn, mô thức này hầu nh− giống với mô thức của làng Laguna. Tầm quan trọng của cây lúa nh− một nguồn thu nhập hộ gia đình đ1 giảm sút và thu phi nông trại tăng ở cả ba môi tr−ờng trồng lúa. Nhìn chung ở Châu á, sự đa dạng hoá từ các nông trại trồng lúa sang các cây trồng khác là khó khăn do hệ thống thủy lợi đ1 đ−ợc thiết kế để phục vụ trồng lúa. Nh−ng một ngoại lệ đáng l−u ý ở Đài Loan là khu vực đ−ợc t−ới tiêu vẫn giữ nguyên không thay đổi từ giữa thập niên 60 đến giữa thập niên 80. Nh−ng suốt thời kỳ này diện tích trồng lúa và mía đ1 giảm gần 50% và đ−ợc thay thế bằng cây ăn trái, và hạt làm thức ăn cho vật nuôi cho phép giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng. Tại Việt Nam tình trạng độc canh cây lúa vẫn là phổ biến, trong khi các cây trồng có giá trị cao nh− cây ăn trái, cây lấy hạt làm thức ăn chăn nuôi, cây lấy dầu hàng năm vẫn phải nhập khẩu một l−ợng lớn.
Trong những thập kỷ qua Việt Nam đ1 đạt đ−ợc những thành tựu rất lớn trong việc đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Đa dạng hoá đ1 mang tính chọn lọc và định h−ớng rõ ràng hơn, đặc biệt là ở các khu cực các tỉnh phía Nam. Nh−ng cũng nh− các n−ớc Đông á khác cây lúa vẫn là cây l−ơng thực chính trong canh tác nông nghiệp của nông dân đặc biệt là các khu vực miền núi phía bắc. ở đây đa dạng hoá theo h−ớng chọn lọc và tập trung đ1 trở thành một bài toán cực kỳ khó mà đa số các hộ đa dạng hoá theo h−ớng phục vụ tiêu dùng trong gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân song tác động đến quyết định của họ vẫn là tâm lý sợ rủi ro, do vậy muốn giải quyết đ−ợc vấn đề này đòi hỏi phải có những nghiên cứu thực sự khoa học. Pederson và Amou đ1 sử dụng số liệu điều tra mức sống dân c− 1992-1993 để nghiên cứu tình hình đa dạng hoá ở Việt Nam. Họ thấy rằng đa dạng hoá gắn liền với các trang trại nhỏ, diện tích t−ới tiêu ít. Ngoài ra họ cho thấy rằng những hộ t−ơng đối chuyên canh lúa có xu h−ớng đa dạng hoá phi nông nghiệp cao hơn.
Liên kết các hộ nông dân thành hiệp hội
Đây là xu h−ớng đang rất đ−ợc −a chuộng ở châu âu và châu Mỹ. Những ng−ời nông dân cùng sản xuất một loại mặt hàng liên kết lại thành một hiệp hội. Ví dụ hiệp hội những ng−ời trồng bông, hiệp hội những ng−ời nuôi tôm... Những ng−ời l1nh đạo hiệp hội có trách nhiệm giải quyết những vấn đề cơ bản của ngành nghề đặc biệt là vấn đề về thị tr−ờng. Chúng ta đ1 từng thấy hiệp hội nuôi tôm mỹ kiện các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam và một số n−ớc khác bán tôm phá giá trên thị tr−ờng Mỹ. Khi ng−ời nông dân đ−ợc liên kết lại sức mạnh của họ đ−ợc nâng lên nhiều lần. Tr−ờng hợp của tổ chức trung gian bảo hiểm của Mêxico là một ví dụ. Đây là một tổ chức đ−ợc xây dựng để làm trung gian bảo hiểm rủi ro về giá của ng−ời nông dân trồng bông ở Mêxico. Giá bông trong trên thị tr−ờng thế giới gần đây dao động rất mạnh, điển hình năm 1993 đ1 giao động từ 60 cent đến 1 bảng Anh, nếu cứ để ng−ời nông dân
tự mình đối mặt với rủi ro này thì nghề trồng bông không thể phát triển đ−ợc. Tr−ớc tình hình đó, tổ chức trung gian bảo hiểm có tên ASERCA đ1 đứng ra bảo hiểm mức giá tối thiểu cho ng−ời trồng bông trong cả vụ. Để đ−ợc bảo hiểm nh− vậy ng−ời trồng bông phải trả một mức phí bảo hiểm nhất địmh, hình thức này không phải là mới mẻ vì nó đ1 đ−ợc áp dụng từ lâu và tr−ớc đây đ1 gặp thất bại và thực chất đó là chuyển rủi ro từ ng−ời trồng bông sang chính phủ. Nh−ng ở đây có một điểm mới là tổ chức ASERCA đ1 sử dụng khoản tiền phí bảo hiểm của nông dân để mua quyền chọn bán với thời gian giao hàng vào thời vụ thu hoạch để bảo hiểm rủi ro của tổ chức này trong việc đảm bảo giá tối thiểu với ng−ời nông dân. Nếu tại thời điểm thu hoạch giá bông trên thị tr−ờng thấp hơn giá tối thiểu đ1 ký thì tổ chức thực hiện hợp đồng của mình. Bán bông với mức giá đ1 ký và trả cho ng−ời trồng bông mức giá tối thiểu, bằng cách này tổ chức bảo hiểm đ1 chuyển rủi ro từ ng−ời nông dân ra thị tr−ờng quốc tế. Trong tr−ờng hợp giá thị tr−ờng cao hơn giá tối thiểu thì tổ chức bảo hiểm không phải trả gì và không phải làm giá cả có nghĩa là họ không phải thực hiện quyền chọn bán và không phải trả tiền đền bù cho nông dân. Đây là một hình thức đ1 đ−ợc đánh giá rất thành công do không phải dùng đến ngân sách của chính phủ khi rủi ro xảy ra. Từ bài học này chúng ta nhận thấy việc sử dụng các công cụ quản lý rủi ro phải có sự kết hợp trong ví dụ trên là sự kết hợp giữa bảo hiểm mùa vụ và quyền chọn bán (một công cụ tài chính phái sinh), hơn nữa các công cụ đều mang tính chọn lọc, chỉ bảo hiểm ở một hoặc một số khía cạnh và một số mặt hàng nhất định.
Với những cơ chế không tốn kém nh− vậy, các tổ chức liên minh, liên kết những ng−ời sản xuất nhỏ, có thể là ng−ời dân tự lập hoặc đ−ợc chính phủ trợ giúp, có thể giúp những ng−ời dân tiếp cận với thị tr−ờng thế giới và tránh đ−ợc rủi ro mà tự mình từng ng−ời không thể làm đ−ợc bởi thị tr−ờng tài chính quốc tế có những yêu cầu rất nghiêm ngặt về nhiều mặt.
Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghiệp đ1 đ−ợc áp dụng từ rất lâu ở các n−ớc phát triển trên thế giới. Năm 1898 các công ty bảo hiểm nh− của Đức đ1 tiến hành các hình thức bảo hiểm đầu tiên cho cây trồng đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm cho nông nghiệp. ở Mỹ đ1 xúc tiến công việc này vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với các công ty bảo hiểm t− nhân nh−ng đều thất bại m1i đến những năm 30 của thế kỷ 20 chính phủ Mỹ mới nhảy vào cuộc với t− cách là ng−ời bảo trợ cho các công ty bảo hiểm, nhờ đó nó đ−ợc xúc tiến rất mạnh mẽ nh−ng cũng gặp rất nhiều khó khăn và thất bại.
Năm 1938, công ty bảo hiểm của bô nông nghiệp Hoa Kỳ đ−ợc thành lập mang tên FCIC (Federal Crop Insurance Corporation) Và bắt đầu bảo hiểm cho cây lúa mỳ vào năm 1939. Nh−ng từ khi thành lập đến nay công ty luôn phải đối mặt với bao vấn đề là số nông dân tham gia thấp và số tiền đền bù v−ợt xa so với phí bảo hiểm kể cả tiền đ−ợc nhà n−ớc trợ cấp. Nguyên nhân cơ bản cho số ng−ời tham gia ít và tỷ lệ rủi ro cao là sự lựa chọn gây hại diễn ra khi ng−ời bảo hiểm thiếu kiến thức về tình trạng của các nông dân riêng lẻ.
Có một điểm chung trong bảo hiểm cho nông nghiệp trên thế giới là hầu hết các công ty bảo hiểm đều thua lỗ, có ít ng−ời tham gia và đều phải có sự hộ trợ của nhà n−ớc về tài chính.
Lịch sử bảo hiểm mùa vụ ở Canada cũng là một chuỗi những thất bại. Tổng số tiền đền bù cho nông nghiệp từ năm 1961 đến năm 1989 là 4,356 tỷ đồng trong khi tổng tiền phí là 3,675 tỷ đồng chênh lệch 681 triệu đô la. Nh−ng tr−ơng trình bảo hiểm ở Canada đ1 rất thành công trong việc vận động ng−ời nông dân tham gia bảo hiểm, số diện tích đ−ợc bảo hiểm đ1 gia tăng đáng kể năm 62 là 31 mẫu đến năm 73 là 7318 mẫu và năm 89 là 42 ngàn mẫu.
Bảng 2.2: Một số loại hình bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới TT Tên n−ớc Năm triển khai Loại rủi ro đ−ợc bảo hiểm Loại cây đ−ợc bảo hiểm Cơ quan tiến hành Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm Hình thức