Giai đoạn năm

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 94 - 97)

d) Bài học kinh nghiệm

3.2.2.2. Giai đoạn năm

a) Chính sách tiền tệ

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013, Chính phủ cũng đã chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương

- Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khoá nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý.

hệ thống tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.

- Điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế; thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

- Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ bản hoàn thành việc cơ cấu lại các tổ chức tài chính, tín dụng yếu kém; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tài chính, ngân hàng; hỗ trợ phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán.

b) Chính sách tài khóa

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013, Chính phủ đã chủ trương: “Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm”.

(i) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương.

- Phấn đấu tăng thu, triê ̣t để tiết kiệm chi để tạo nguồn xử lý các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh, giữ bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8%GDP.

- Tăng cường công tác chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, chống chuyển giá; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra thuế, nhất là các lĩnh vực, khoản thu có khả năng thất thu cao; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuế; tăng cường chế tài, thực thi pháp luật về thuế. Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội.

- Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm trong pha ̣m vi dự toán. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi: mua xe công; tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu,...; chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm và các chi phí khác.

- Tiếp tục thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương. Soát xét các dự án còn dở dang đồng thời hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các công trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

c) Thành tựu

(i)Nền kinh tế đang dần phục hồi với tốc độ tăng trường GDP từng bước được cải thiện từ mức 4,7% của quý I lên 5% của quý II và 5,54% của quý III và GDP 9 tháng ước đạt 5,14%.

(ii) Kinh tế vĩ mô ổn đinh, lạm phát được kiểm chế, lãi suất ngân hàng giảm, tý giá ngoại tệ và thị trường ngoại hối ổn định.

(iii) Xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng cao so với kế hoạch, dạt 15,7% so với cùng kỳ năm 2012 trong 9 tháng đầu năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đăng ký và thực hiện khá: đạt trên 15 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2012 và vốn thực hiện ước đạt 8,62 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ.

d) 2.3.2.4 Bài học kinh nghiệm

(i) Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hoá giàu nghèo tăng lên.

(ii) Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Thể chế kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển.

nghiêm. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w