Giai đoạn cuối năm 2011 đến nay 1 Thực trạng nền kinh tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 83 - 92)

d) Bài học kinh nghiệm

3.2. Giai đoạn cuối năm 2011 đến nay 1 Thực trạng nền kinh tế tại Việt Nam

3.2.1. Thực trạng nền kinh tế tại Việt Nam

3.2.1.1. Diễn biến

a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bảng Thống Kê Tổng Sản phẩm quốc nội và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ 2011 đến 2013 (9 tháng đầu năm)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

GDP (tỷ đồng) 2.535.008 2.856.000 Khoảng 2.823.046 Tốc độ tăng trưởng (%) 5,89 5,20 5,14

( Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Theo số liệu trên, chúng ta có thể thấy được:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm liên tục từ năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, năm 2011 từ 5,89% giảm xuống 5,2% vào năm 2012 và tiếp tục giảm xuống còn 5,14% vào 9 tháng đầu năm nay.

- Theo mục tiêu mà Chính phủ ban hành thì đến cuối năm 2013, nước ta kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5%. Tuy nhiên, việc đạt được con số này hết sức khó khăn.

b) Lạm phát

Lạm phát năm 2012 đã được kiềm chế dưới một con số thấp rất nhiều so với 18.13% của năm 2011. 9 tháng đầu năm 2013, tình hình về lạm phát vẫn tiếp tục đươc khống chế ở mức thấp và có thể đạt mục tiêu ở mức 7% mà Chính phủ đề ra. Năm 2013, nhóm hàng có chỉ số giá tăng chủ yếu nhắm vào các mặt hàng về y tế, giáo dục, giá điện, than, xăn dầu, nước. Có thể thấy, trong hai năm 2012 – 2013, Chính phủ đã thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế và duy trì một mức độ tăng trưởng hợp lí. Chính vì lẽ đó mà tình hình lạm phát bớt “nóng” và đi vào quỹ đạo của nó.

Bảng tổng hợp chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2011 đến 10 tháng đầu năm 2013

Chỉ số giá tiêu dùng 2011 2012 2013 Tháng 1 1.74 1 1.25 Tháng 2 2.09 1.37 1.31 Tháng 3 2.17 0.16 -0.19 Tháng 4 3.32 0.05 0.02 Tháng 5 2.21 0.18 -0.06 Tháng 6 1.09 -0.26 0.05 Tháng 7 1.17 -0.29 0.27 Tháng 8 0.93 0.63 0.83 Tháng 9 0.82 2.2 1.06 Tháng 10 0.36 0.85 - Tháng 11 0.39 0.47 - Tháng 12 0.53 0.27 - Bình quân tháng 1.4 0.55 - Tỷ lệ lạm phát (%) 18.13 6.81 - c) Tình hình đầu tư

Trong năm 2012, tình hình nguồn vốn cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các ngân hàng tiếp tục neo lãi suất cao, cùng với hẩu quả các chính sách hạn chế cho vay ồ ạt trước đây đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Bước sang những tháng đầu năm 2013, : môi trường kinh doanh thuận lợi nhờ Việt Nam đã mạnh dạn điều chỉnh giảm thuế, áp lại trần lãi suất cho vay tín dụng ngân hàng, thương mại tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu tư. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kê hoạch - đầu tư), tính đến cuối tháng 9/2013, cả nước có 872 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 9,3 tỷ USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2012 và 340 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 5,7 tỷ USD, tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 15 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Vốn đầu tư nước ngoài

Năm 2011 đến năm 2012: diễn biến xấu ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là Mỹ, sẽ ảnh hưởng đến dòng kiều hối chảy vào Việt Nam. Tình hình khủng hoảng chung cùng với chi phí sử dụng vốn trở nên đắt đỏ nên dòng vốn chảy vào nước ta trong giai đoạn này giảm sút nghiêm trọng. Đến thời điểm này, Nhật Bản vẫn là nước có mức đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Kể từ 2010, giá trị FDI hằng năm được đưa từ Nhật vào Việt Nam hầu như đều đạt trên 1,85 tỷ USD, trong khi suốt giai đoạn 1992 - 2009 (ngoại trừ 2008), con số này thường xuyên ở dưới mốc 500 triệu USD.

Đối với năm 2013: trong 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được sự quan tâm với 400 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm gần 13 tỷ USD, chiếm 86,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 588 triệu USD, chiếm 4,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với 116 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 381 triệu USD.

Như vậy, với nguồn vốn thu hút nói trên, lượng vốn FDI đã vượt mục tiêu kế hoạch đề ra hơn 1 tỷ USD. Ngoài lượng vốn thu hút vượt kế hoạch năm, tiến độ giải ngân các dự án FDI đạt mức khá cao và các dự án FDI đã đóng góp tích cực vào thành

tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 8,62 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị quyết 103 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Theo đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp như hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

d) Hệ thống ngân hàng

Năm 2012, ngân hàng đã phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn như: chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày một xấu hơn do hệ quả tăng trưởng tín dụng quá cao; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cũng tăng mạnh; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có xu hướng giảm mạnh và thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bước sang năm 2013: tình hình có phần nào được cải thiện nhờ vào sự nỗ lực của các Bộ / Ngành có liên quan.

(i) Thành lập công ty Quản lí tài sản của các Tổ chức tín dụng: Công ty Quản lí tài sản VAMC vào ngày 27/6/2013. Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2013, VAMC đã mua khá nhiều những khoản nợ xấu từ các ngân hàng như: 1/10/2013, mua nợ xấu của Ngân hàng Agribank với số tiền 1.600 tỷ đồng; các ngân hàng SHB, SCB, PG Bank cũng được VAMC mua nợ xấu với tổng số tiền là 1.800 tỷ đồng. Tính đến ngày 25/10, VAMC sẽ ký hợp đồng mua thêm một số khoản nợ với 3 ngân hàng mới là Techcombank, GPBank, Maritime Bank. Như vậy, đã có 9 NHTM bán nợ cho VAMC. Hiện nay, các Ngân hàng vẫn sở hữu những khoản nợ xấu với một tỷ lệ khá cao trong dòng vốn của mình

(ii) Tính đến ngày 23/10 dư nợ tín dụng tăng 6,48%. Mặt bằng lãi suất tiếp tục ổn định. Hiện nay, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên từ 7 – 9%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 9 -11,5%/năm (ngắn hạn) và 11,5% - 13%/năm đối với trung và dài hạn. Những doanh nghiệp có tài chính lành mạnh được vay với lãi suất từ 6,5 -7%/năm. Ngày 18/7 vừa qua,Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03 yêu cầu

các tổ chức tín dụng "đạt" mức tăng trưởng tín dụng 12% của toàn ngành qua thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả.

(iii) Ngày 24-10, NHNN đã bơm ra thị trường 2.399 tỷ đồng qua nghiệp vụ mua kỳ hạn trên thị trường mở. Tính đến 24-10, khối lượng OMO còn lưu thông đạt 4.228 tỷ đồng (25-10). Lãi suất qua đêm liên ngân hàng ngày 25-10 lên 4,95%/năm - là mức cao nhất kể từ tháng 8/2013. Trong đó, Eximbank và ACB là hai NHTM có lãi suất vay cao hơn cả, lãi suất vay qua đêm ở hai NHTM này đều là 5,5%/năm

e) Tình hình thất nghiệp

Chỉ tiêu 2011 2012 9T.2013

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2.27 1.99 2.22 Tỷ lệ thiếu việc làm (%) 2.96 2.8

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu thống kê, tình trạng thất nghiệp ở nước ta năm 2013 đã tăng trở lại. Năm 2012, tình trạng suy thoái kinh tế đã tạm ngưng khiến cho thị trường nguồn lao động nước ta khởi sắc và từ đó tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đáng kể so với năm 2011. Việc bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong ván đề lao động việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta so với các nước trong khu vực và thế giới được xếp vào hạng trung bình và thấp.

Năm 2013, tình hinh thất nghiệp của 6 tháng đầu năm có vẻ tăng trở lại. Mục tiêu tạo nhiều việc làm cho người dân đã không đạt được so với kế hoạch để ra. Theo ước tính mới nhất (tháng 10/2013), cả nước có khoảng 1,54 triệu việc làm trong khi kế hoạch đề ra là 1,6 triệu việc làm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp nước ta thuộc hạng thấp, nhưng thực sự lao động Việt Nam đang rơi vào cảnh làm không đủ ăn. Cử nhân ra trường không có việc làm, công nhân phải làm việc quá mức với đồng lương ít ỏi. Đây là thực trạng chất lượng lao động việc làm ở nước ta hiện nay.

f) Một số tình hình khác diễn ra

Về xuất – nhập khẩu

Năm 2013: Về xuất khẩu tính chung 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 58,4 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ và chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu ước đạt 96,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 54,5 tỷ USD, tăng 24,8%. Với cán cân xuất khẩu - nhập khẩu như vậy, có thể thấy tình trạng nhập siêu 9 tháng đầu năm là không đáng kể.

Về thị trường Bất động sản

Thị trường bất động sản giai đoạn 2011 đến cuối năm 2012 vẫn hoàn toàn bất lực.

- Thừa hàng chục nghìn căn nhà

- Nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hiện nay có tài sản đảm bảo là bất động sản và tài sản là bất động sản hình thành trong tương lai chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Ước tính con số này chiếm khoảng gần 60%, tương đương khoảng trên 132.000 ngàn tỷ đồng.

- Số lượng tồn kho ngày càng leo thang sau mỗi năm. Theo số liệu mà CBRE mới đây vừa đưa ra trong báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2012, năm 2009 con số căn hộ chưa bán được ở mức khoảng 15.000 căn thì đến nay đã tăng lên gần gấp đôi xấp xỉ 28.000 căn.

9 tháng đầu năm 2013, có nhiều thay đổi về chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Từ Nghị quyết 02 của Chính phủ hồi đầu năm, đưa ra các giải pháp, đến việc thành lập Công ty Quản lý tài sản VAMC xử lý nợ xấu, ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết hỗ trợ BĐS với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng vào tháng 5/2013… Thuế VAT giảm 50% cho người mua nhà thu nhập thấp từ 1/7. Thị trường BĐS nửa năm qua đã có những biến chuyển tốt, thanh khoản tăng lên. Tuy nhiên, hậu quả để lại từ việc phát triển “nóng” vẫn còn dư âm và kéo dài trong những năm tới. Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 157 dự án nhà ở xã hội, tổng mức đầu tư 19.900 tỷ đồng. Tại T.P Hồ Chí Minh và Hà Nội có khoảng 50 dự án được chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, thị trường cũng không tránh khỏi những hệ lụy xấu. Nhiều dự án BĐS vẫn đang dính “bê bối” như CT3B Trung Văn, 52 Lĩnh Nam, 409 Lĩnh Nam, Victoria Văn Phú, Hesco Văn Quán, Usilk City.

Năm 2011: TTCK vẫn lên xuống bất thường, nhưng nhìn chung vẫn chưa hồi phục hoàn toàn và thật sự khởi sắc. Năm 2012, thị trường sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo chính thức của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống lên tới 10%. Thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng, mặc dù lãi suất giảm mạnh song các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay do các ngân hàng phải xử lý nợ xấu. Ngày 21/8, ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ tịch Hồi đồng sáng lập của ngân hàng ACB bị bắt, tiếp đó là lãnh đạo ngân hàng ACB …bị khởi tố đã làm lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay.

Năm 2013 dưới sự ổn định kinh tế vĩ mô trong nước cùng với những chính sách kịp thời giải quyết nợ xấu, gói tín dụng hỗ trợ thị trường BDS trị giá 30.000 tỷ có hiệu lực góp phần tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư (NĐT), tạo động lực giúp TTCK khởi sắc trong 6 tháng đầu năm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đã tăng khoảng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng khối lượng giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ước tăng 12%. Tính đến ngày 16/6/2013, chỉ số VN-Index đã đạt mức tăng 216,6% so với đáy ngày 24/2/2009 và tăng 26,8% so với thời điểm 6/1/2012. Chỉ số HNX-Index tăng 35% so với ngày 9/1/2012, ngày lập đáy mới của chỉ số này. Tính từ đầu năm đến nay, mức cao nhất chỉ số VN-Index đạt được là 524,56 điểm, xác lập vào ngày 10/6/2013 (khối lượng giao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1.661 tỷ đồng). Cũngtrong 6 tháng đầu năm 2013, dòng vốn ngoại chảy vào TTCK có diễn biến tích cực. Tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp ước đạt 160 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều NĐT tổ chức lớn đang xúc tiến các hoạt động để giải ngân vào TTCK Việt Nam. Bởi vậy, triển vọng thu hút thêm dòng vốn ngoại của thị trường còn lớn. Đặc biệt TTCK Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Đầu tháng 6/2013, hãng tin Reuters đã công bố dữ liệu về diễn biến của các TTCK châu Á kể từ đầu năm 2013 đến nay. Theo đó, nếu tính theo USD, mức tăng trưởng của TTCK Việt Nam ước đạt 23%, đứng đầu khu vực châu Á. Còn tính theo nội tệ, mức tăng của TTCK Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Nhật Bản với tỷ lệ ước đạt khoảng 24%. Ngoài ra, theo báo cáo các quỹ đầu tư đại chúng của Edmond De Rothschild, tính từ đầu năm 2013 đến hết ngày 7/6/2013, giá trị tài sản ròng (NAV) các quỹ đầu tư đại chúng trên TTCK Việt Nam đều tăng mạnh, xấp xỉ mức tăng của cả năm 2012. Nhìn chung, đa số các quỹ đầu tư chứng khoán đều đạt mức tăng trưởng xấp xỉ hoặc vượt mức tăng của

các quỹ đầu tư chứng khoán thành lập tại Việt Nam, do công ty quản lý quỹ của Việt Nam quản lý có mức tăng tốt hơn (đạt bình quân 24,6%, tính theo đồng USD) so với mức tăng bình quân của các quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ nước ngoài đầu tư tại đây

3.2.1.2. Nguyên nhân

"Bắt bệnh" sự trì trệ của nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế QH cho rằng, một phần nguyên nhân do nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng tập trung thái quá vào một nhóm tập đoàn kinh tế.

Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam và VCCI chủ trì tổ chức sẽ diến ra tại TP.Huế trong hai ngày 26&27/9/2013. Như thường lệ, đây là dịp để các chuyên gia và những người hoạch định chính sách đánh giá tình hình, tìm giải pháp cho giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w