Giai đoạn kích cầu năm

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 75 - 78)

d. Nền kinh tế quá phụ thuộc vào vốn FDI và phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn đổ vào ồ ạt

3.1.3.1. Giai đoạn kích cầu năm

Từ nửa cuối năm 2008, CSTT hướng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đối phó với suy thoái kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới thông qua một loạt các công cụ:

(i) Triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất thực hiện theo thông tư 05/2009/TT- NHNN mà thực chất là mở rộng cung tiền;

(ii) Hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống 8,5% và cặp lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn xuống 7,5% và 9,5%;

(ii) Giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền đồng xuống còn 5%;

(iv) Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN. Nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền;

(v) Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong gần suốt năm 2009, tăng lên 8% vào tháng 11/2009. Kết quả là tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới mức kỷ lục gần 40% vào năm 2009 và lạm phát tạm thời ở mức 6,9% - tỷ lệ cao nhất trong khu vực vào thời gian đó.

b) Chính sách tài khóa

Mở rộng chi tiêu của chính sách tài khóa. Trước hết là gói kích cầu tới 160.000 tỷ (gồm cả 17.000 tỷ hỗ trợ lãi suất) chiếm 10% GDP vào năm 2009 (mức hỗ trợ vào loại cao nhất thế giới xét ở tỷ lệ phần trăm so với GDP. Ở các nước G20 khối lượng kích cầu chỉ chiếm khoảng 2%/GDP mà đã đem lại mức bội chi ngân sách trên 10%) để đầu tư và trợ cấp cho các khu vực bị tổn thương. Về bản chất, gói kích thích kinh tế năm 2009 vẫn dựa trên nới lỏng mạnh đồng bộ cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, bao gồm các nội dung thúc đẩy tăng tín dụng, giảm và hỗ trợ lói suất, tăng chi tiêu nsnn, đặc biệt là chi đầu tư và miễn giảm thuế. Gói hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 17.000 tỷ đồng để cung cấp tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn theo quyết định số 131/qđ/ttg ngày 23/1/2009 với qui mô khoảng 450.000 tỷ đồng - chiếm gần 1/4 tổng tín dụng. từ tháng 4/2009, các quyết định số 443/qđ/ttg về mở rộng hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn tối đa 24 tháng thực hiện đến 31/12/2011 và quyết định 497/qđ/ttg ngày về hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn tiếp tục được triển khai. Cùng với nó là các giải pháp mở rộng chi tiêu và đầu tư (các thành quả của năm 2008 về cắt giảm chi tiêu công, hoãn và phân bổ lại vốn cho các dự

tư và tiêu dùng (19 nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 50% thuế VAT; 6 ngành nghề được giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 9 tháng; thuế thu nhập cá nhân được miễn cho hộ nghèo 6 tháng đầu năm 2009…) có tác dụng điều tiết hiệu ứng phân phối lại của lãi suất cho cá nhân và doanh nghiệp, hỗ trợ phần nào mục tiêu kích thích kinh tế trong năm 2009.

c) Thành tựu

Gói kích cầu đã cho thấy những kết quả đạt được là rất khả quan với tổng phương tiện thanh toán tăng 28,7% và tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng 37,7% so với năm 2008, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận lãi suất thấp, thông qua đó, hạ giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sxkd, tạo việc làm cho người lao động, giúpcho nhiều doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trước “cơn bão” khủng hoảng toàn cầu.

Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng 5,3% - mức tăng trưởng dương hiếm hoi sau khủng hoảng. Nền kinh tế đã không rơi vào tình trạng đổ vỡ hàng loạt do ảnh hưởng của khủng hoảng. mặc dù đây là mức tăng trưởng gần như thấp nhất trong hai thập kỷ qua song vẫn là thành tựu đáng ghi nhận trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Hơn nữa, chúng ta vẫn cơ bản đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, cpi so với tháng 12/2008 chỉ tăng 1,32% sau quý i, tăng 2,68% sau quý ii, tăng 4,11% sau quý iii và cả năm tăng 6,52% (bình quân cpi năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008).

d) Bài học kinh nghiệm

Chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009, trong thực tế đã cho vay cả doanh nghiệp thừa vốn, sử dụng vốn sai mục đích, cho vay trùng lắp đối tượng, vay vốn hỗ trợ lãi suất rồi chuyển sang tiền gửi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cần nguồn vốn này còn hạn chế.

Trong báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Ủy ban Tài chính- Ngân sách đa số đều cho rằng, chính sách tài khóa năm 2009 còn bộc lộ nhiều hạn chế. Theo đó, việc thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí còn mang tính bình quân, chưa thật trúng trọng tâm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không có thu nhập chưa được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy,

tạm ứng lớn, có số dư nợ phải thu lớn, kéo dài, quản lý nợ thiếu chặt chẽ, nhiều khoản tạm ứng khó thu hồi. Tình trạng chi chuyển nguồn lớn và vẫn tiếp tục gia tăng. Chi chuyển nguồn năm 2009 là 153.943 tỷ đồng, cao hơn cả số bội chi ngân sách là 114.442 tỷ đồng.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế cũng đã gây áp lực lên mặt bằng giá, tạo nguy cơ lạm phát cao. Đây là kinh nghiệm lớn cho những năm sau.

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w