d) Bài học kinh nghiệm
3.2.2.1. Giai đoạn thúc đẩy phục hồi kinh tế cuối 2011-
a) Chính sách tiền tệ
Có thể nhìn thấy các động thái này qua ba lần cắt giảm lãi suất 300 điểm liên tiếp, đưa mức trần lãi suất xuống 11% từ 25/5/2012, liên tiếp hạ lãi suất chỉ đạo, áp trần lãi suất 15%/năm rồi giảm xuống 14%/năm cho 4 khu vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Cơ cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ,...) và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc quy định nới rộng tín dụng cho khu vực bất động sản với mục đích thúc đẩy sản xuất các ngành vật liệu xây dựng và giải phóng các khoản nợ đọng của ngân hàng trong tài sản đảm bảo là bất động sản.
b) Chính sách tài khoá
(i) Các đợt giảm và hoãn thuế cũng được sử dụng từ 2011, tiếp tục được sử dụng cho hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2012 với quy mô khoảng 29.000 tỷ đồngnhằm:
- Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với một số doanh nghiệp;
- Giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối…
(ii) Bộ Tài chính đã thực hiện kết hợp nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển, khắc phục nợ đọng vốn đầu tư; tiếp tục triển khai thực hiện các Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 5/9/2012 về điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN những tháng cuối năm 2012 và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương. (iii) Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BTC về tăng cường công tác quản
và Hải quan làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại; tổ chức đánh giá thực trạng công tác hoàn thuế và kiểm tra thực tế tình hình thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng tại một số địa phương trọng điểm; thanh tra chuyên đề về thu, quản lý và sử dụng phí và lệ phí.., qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm, gian lận, trốn lậu thuế.
c) Thành tựu
(i) Lạm phát được kiềm chế về một con số, song vẫn đảm bảo được tăng trưởng kinh tế hợp lý, từng bước tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững trung và dài hạn. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 6,81% so với tháng 12/2011; tính bình quân chung trong năm 2012 tăng 9,21% so với năm 2011. Tăng trưởng GDP năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011 (mức tăng GDP từng quý trong năm 2012 như sau: quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,08%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%) .
(ii)Chính sách tiền tệ đang từng bước nâng cao niềm tin cho thị trường. Nếu như trước đây người dân quan tâm đầu tư vào vàng, ngoại tệ, bất động sản... thì nay chuyển sang đồng nội tệ VND gửi vào ngân hàng. Đến cuối năm 2012, tiền gửi bằng ngoại tệ của dân cư tại ngân hàng giảm trên 13% so với thời điểm cuối năm 2011, tiền gửi nội tệ VND của dân cư tại ngân hàng tăng 36%, cho dù mặt bằng lãi suất huy động nội tệ VND của các ngân hàng thương mại có giảm hơn trước rất nhiều (giảm từ 3 đến 6%/năm).
(iii)Lãi suất huy động và cho vay đã giảm xuống theo định hướng của NHNN; phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát.
d) Bài học kinh nghiệm
(i) Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến trình tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu vẫn chậm, gây tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH năm 2012. Cụ thể, do tỉ lệ nợ xấu cao khiến chi phí của NH tăng mạnh khi phải dự phòng rủi ro lớn, đồng thời các NHTM cũng dè dặt và chặt chẽ hơn trong việc cho DN vay. Như vậy, có thể thấy về mặt danh nghĩa, lãi suất cho vay tuy có giảm nhưng nguồn vốn tín
(ii) Lãi suất trên thị trường liên NH tuy giảm nhưng khối lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh, đồng thời số lượng tham gia vào thị trường 2 cũng rất hạn chế. Ngược lại, lãi suất huy động trên thị trường 1 (kỳ hạn trên 12 tháng) của nhiều NH đang được đẩy lên khá cao (trên 12%) và hiện tượng chạy đua lãi suất khá phổ biến. Điều này cho thấy vẫn còn một bộ phận các NHTM đang gặp vấn đề về thanh khoản nhưng, do không đủ điều kiện để tham gia vào thị trường liên NH nên phải tiếp tục nâng lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng lên cao để đẩy mạnh huy động tại thị trường 1 nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản.Trên thị trường tiền tệ 2012 có sự phân hóa về thanh khoản khá rõ ràng giữa 2 nhóm: Nhóm những NH lớn trong tình trạng dư thừa thanh khoản và nhóm các NH nhỏ thiếu thanh khoản. Như vậy, trong trường hợp này, diễn biến lãi suất của thị trường 2 đã không phản ánh đúng thực chất về tính thanh khoản của toàn hệ thống NH.
(i)Hiệu ứng hỗ trợ của chính sách thuế sẽ rất khiêm tốn bởi:
- Một số doanh nghiệp đang ở trong diện gia hạn nộp thuế từ đợt gia hạn năm 2011, kỳ gia hạn này chỉ kéo dài hơn thời hạn chứ không tạo nên sự hỗ trợ vật chất thực sự; - Một bộ phận doanh nghiệp không nhỏ đang trong giai đoạn cầm cự và tồn tại. Với tỷ lệ tồn kho cho đến tháng 5/2012 khoảng 30 - 40% bình quân thì khả năng có nguồn nộp thuế để hưởng chính sách giảm thuế là không khả thi trong một vài tháng tới;
- Gói hỗ trợ được dự tính ảnh hưởng khoảng 9% thu ngân sách sẽ gây áp lực lên mức bội chi ngân sách vốn đã rất nặng nề có thể sẽ có những hệ lụy khác.