CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM
2.1.2. Liên minh EU
Liên minh châu Âu là một tổ chức kinh tế xã hội gồm 27 nước thành viên, là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Nó đóng vai trò nòng cốt và gần như chi phối toàn bộ nền kinh tế châu Âu.
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã giáng đòn mạnh lên Châu Âu, đẩy nhiều nước rơi vào hoặc gần kề suy thoái vì các nước thuộc khu vực này có mối liên hệ mật thiết với Mỹ và nhiều thể chế tài chính tham gia trực tiếp vào hoạt động tín dụng trên thị trường nhà ở thứ cấp của Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của Liên minh Châu Âu (EU) năm 2008 giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, với tốc độ tăng GDP đạt 1,4%, giảm mạnh 1,5% so với mức tăng 2,9% năm 2007 và giảm 1,4% so với mức tăng 2,8% năm 2006. Trong đó, tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng Euro chỉ đạt 1,2% (con số của OECD là 1,1%), giảm 1,3% so với tốc độ tăng 2,6% năm 2007 và giảm tới 1,5% so với tốc độ tăng 2,8% năm 2006. Anh là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất trong các nền kinh tế hàng đầu thế giới do cùng lúc chịu tác động của khủng hoảng tín dụng, thị trường nhà đất và thị trường tài chính. Anh đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 18 năm qua. Kinh tế Anh chỉ tăng trưởng 0,8% năm 2008, giảm 2,2% so với mức tăng 3% năm 2007. Kinh tế Italia tăng trưởng âm 0,2% so với mức tăng 1,5% năm 2007. Tương tự như vậy, Đức cũng chính thức lâm vào suy thoái ở quý 3/2008, hoạt động xuất khẩu sụt giảm mạnh. Khủng khoảng tài chính nổ ra là chứng khoán toàn cầu sụt dốc, chứng khoán châu Âu cũng vậy. Hầu hết các phiên giao dịch trong năm 2008, chỉ số của các cổ phiếu đều giảm khá mạnh: chỉ số FTSE (Anh) giảm 31,5%, chỉ số DAX của Đức giảm 39,5%.
Nhiều ngân hàng của Châu Âu lâm vào tình trạng mất thanh khoản, có nguy cơ bị phá sản hoặc phá sản vì tham gia vào việc cho vay bất động sản dưới chuẩn như:
Tại Anh, tháng 2/2008, ngân hàng Northen Rock rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản; tháng 9/2008, ngân hàng Halifax Bank Of Scotland cũng bị phát hiện lỗ nặng và sáp nhập vào ngân hàn Lloyds mặc dù Lloyds có tài sản nhỏ hơn ngân hàng này rất nhiều. Sau sự phá sản của tập đoàn Lehman Brother, ngân hàng chuyên cho vay thế chấp của Anh, Bradford & Bingley sụp đổ. Tại Đức, tập đoàn cho vay bất động sản lớn nhất nước Đức là Hypo Real Estate Holdings
28/09/2008, chính phú Bỉ, Hà Lan và Lucxembourg cũng tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng Fortis; sau đó 1 ngày, chính phủ Pháp, Bỉ và Lucxembourg cũng phải ứng cứu Dexia. Bước sang năm 2009, tổng mức thua lỗ của các ngân hàng trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu lên tới 649 tỷ USD, khoảng hơn 1.000 tỷ Euro tài sản, tương đương 1.400 tỷ USD có vấn đề
Thương mại toàn cầu suy giảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của toàn EU. Tám tháng đầu năm 2008, thặng dư thương mại của EU với Mỹ giảm 10 tỷ Euro, xuống 42,5 tỷ Euro, thâm hụt với Nga tăng 37 tỷ Euro lên 51,7 tỷ Euro. Bên cạnh đó, trao đổi thương mại với Trung Quốc và Nhật Bản vẫn tương đối ổn định.
Sản xuất công nghiệp của các nước Châu Âu sa sút mạnh do tác động của cuộc đại khủng hoảng toàn cầu. Tổng sản phẩm sản xuất công nghiệp của EU sụt giảm mạnh từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2009 (giảm khoảng 13%). Đặc biệt vào tháng 4/2009, sản xuất công nghiệp của khu vực châu Âu giảm kỷ lục, suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu hàng hóa giảm mạnh, sản xuất công nghiệp suy giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2008, mức suy giảm mạnh nhất từ năm 1986. Một trong những ngành công nghiệp phải chịu những tác động tiêu cực đầu tiên là ngành công nghiệp chế tạo ô tô – ngành côn nghiệp xương sống của châu Âu. Các công ty sản xuất ô tô của châu Âu năm 2008 đã thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động như BMW AG (Đức), Daimler AG và General Motors Corp (Mỹ). Doanh số bán ô tô của Anh giảm 20%, Tây Ban Nha giảm hơn 25%, Italia giảm 12%, Đức giảm từ 5% đến 10%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng ngành công nghiệp ô tô châu Âu nói riêng cũng như toàn bộ ngành công nghiệp châu Âu nói chung trong năm 2008 là do tình hình giá dầu mỏ và giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới quý II/2008 tăng đột biến.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ của châu Âu cũng bị suy giảm, sau khi tăng 19% trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu dịch vụ thương mại của EU giảm 11% vào quý IV.
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2008, thị trường lao động của EU bắt đầu suy yếu và tình hình ngày càng xấu đi trong năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng, tháng 3/2009 là 8,4%, tháng 4/2009 là 8,6%, tháng 5/2009 là 8,9%. Đến tháng 9/2009, tỷ lệ này tăng lên tới 9,1% với tổng số 21,9 triệu người không có việc làm. Tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu tăng từ 7,6% năm 2008 lên 8,7% năm 2009, theo đó sẽ có thêm hơn 2 triệu người bị mất việc làm. Riêng Tây Ban Nha, thất nghiệp cao kỷ lục 11,9% lực lượng lao động.
Biểu đồ: Tỷ lệ thất nghiệp các nươc thuộc liên minh EU
Tình trạng nợ quốc gia của nhiều nước tăng nhanh đến mức đáng báo động. Tỷ lệ nợ công trên GDP của hầu hết các nước trêm 60% như Italy (115,8%), Hy Lạp(115,1%), Pháp (77,6%), Đức( 73,2), Anh(68,1%) , Đức( 73,2), Áo (66,5%)
Để đối phó với những khó khăn này, chính phủ các nước đã sử dụng chính sách tài chính – tiền tệ trên bình diện EU kết hợp với chính sách tài khóa:
Thứ nhất, Tăng cường nguồn vốn cho các ngân hàng, hạ thấp lãi suất cơ bản, hỗ trợ doanh nghiệp.
Giữa quý II/2009, Ủy Ban Châu Âu (EC) tuyên bố cam kết hỗ trợ 3 ngàn tỷ Euro nhằm củng cố hệ hống ngân hàng EU, trong đó 2,3 ngàn tỷ euro cho sơ đồ đảm đảm tài chính, 300 tỷ euro cho sơ đồ tái cấp vốn và 400 tỷ euro cho chương trình cứu trợ và tái cơ cấu.
Lãi suất cơ bản hạ dần từ mức 2,5% năm 2008 xuống 1,25% đầu năm 2009 và xuống 1% từ giữa tháng 5/2009 – mức thấp nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, Hội đồng Châu Âu cũng thông qua một quy định nâng trần cho vay hỗ trợ của Liên minh cho các nước không thuộc khu vực Eurozone gặp khó khăn về tài chính, từ 25 tỷ euro lên 50 tỷ euro, giúp các nước thành viên đối phó với khủng hoảng.
Thứ hai, sử dụng các gói kích thích kinh tế, đồng thời đưa ra các chính sách kiểm soát các khoản hỗ trợ tài chính, tránh bóp méo sự cạnh tranh ở EU.
Khoảng đầu năm 2009, chính phủ các nước thuộc liên minh EU đã thông qua gói tài chính 3,77 nghìn tỷ euro tương đương 5,3 nghìn tỷ USD. Trong đó, 11,4 tỷ euro bơm vốn trực tiếp, 2,92 tỷ euro bảo lãnh các tài sản xấu, 505,5 tỷ hỗ trợ thanh toán
Từng quốc gia thành viên, các chính phủ cũng mạnh tay và nhanh nhạy khi chi cho những gói cứu trợ kịp thời cho nền kinh tế trong nước như hai gói cứu trợ của Anh và Tây Ban Nha. Tháng 10/2008, chính phủ Anh mua lại lương cổ phiếu ưu đãi trị giá tới 50 tỷ bảng (tương đương 87 tỷ USD) của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở; đến tháng 12/2008, chính phủ Anh lại tiếp tục thông báo gói cứu trợ kinh tế 24 tỷ euro. Tây Ban Nha cũng công bố một chương trình giải cứu trị giá 50 tỷ euro dành cho ngành ngân hàng. Pháp, Đức, Italy cũng có những gói cứu trợ tương đối lớn.
Thứ ba, sử dụng chính sách tài khóa mở rộng cụ thể là đưa ra các biện pháp giảm thuế và tăng chi đầu tư của chính phủ.
Từ tháng 3/2009, EU đã cho phép chính phủ các nước thành viên giảm thuế VAT đối với lĩnh vực dịch vụ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm, hạn chế gia tăng thất nghiêp. Các quốc gia thành viên có thể áp dụng mức giảm linh hoạt từ 5-15% đối với các mặt hàng, dịch vụ được cho là có ảnh hưởng tích cực nhất đối với nền kinh tế và thời gian áp dụng cũng do các nước quyết định. EC cũng đưa ra các dự án đầu tư vào năng lượng mới, năng lượng chuyển đổi và gió trong chương trình Năng lượng hồi phục Châu Âu.
Thứ tư, xây dựng cơ chế kiểm soát rủi ro tín dụng. Các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu tại Hội nghị Brussel ngày 18-19/6/2009 đã nhất trí thành lập cơ quan kiểm soát tài chính, gồm Ủy Ban Rủi ro hệ thống Châu Âu, trực thuộc ngân hàng chung châu Âu (ECB), nhiệm vụ chính của Ủy ban này là: kiểm soát và đánh giá những rủi ro riềm tàng đe dọa đến sự ổn định tài chính; đưa ra các cảnh báo đối với các nhà lập chính sách và giám sát; trường hợp cần thiết có thể đưa ra các khuyến nghị hoặc đưa ra các tư vấn, kể cả ra một dự luật nhằm đối phó với khủng hoảng,… Đồng thời, Hội đồng châu Âu cũng nhất trí thành lập Hệ thống giám sát tài chính Châu Âu. Hệ thống ngày có nhiệm vụ nâng cao khả năng giám sát hệ thống tài chính của các nước thành viên, tăng cường việc giám sát các định chế tài chính xuyên quốc gia và quan hành các quy định giám sát chung cho tất cả các thể chế tài chính ở EU.
2.1.3. Nhật Bản
Sự suy giảm của nền kinh tế Nhật Bản có nguyên nhân cơ bản là do những tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ từ năm 2007
Thứ nhất, nhiều tổ chức tài chính của Nhật Bản sở hữu cổ phiếu và trái phiếu của các tổ chức tài chính Mỹ. Nhiều chi nhánh của các tổ chức tài chính Nhật Bản tại Mỹ tham gia vào hoạt động cho vay mua nhà ở có thế chấp. Khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp của Mỹ nổ ra từ năm 2006 và phát triển thành khủng hoảng tài chính làm cho các tổ chức tài chính của Nhật Bản bị ảnh hưởng tiêu cực.
Sự thận trọng của các tổ chức tài chính ở Nhật Bản trước tình hình khủng hoảng tài chính ở Mỹ dẫn tới môi trường tín dụng cho doanh nghiệp Nhật Bản xấu đi. Cũng theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn về tín dụng đã tăng từ 30% trong quý II dương lịch lên khoảng 73% trong quý III dương lịch; dự báo lên tới khoảng 88% trong quý IV. Không chỉ doanh nghiệp nhỏ và vừa mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng bắt đầu thấy môi trường huy động vốn của mình trở nên khó khăn. Tình hình này khiến cho các doanh nghiệp phải tăng cường huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ hai, sự phát triển từ khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp thành khủng hoảng tài chính ở Mỹ tạo ra một hiệu ứng tâm lý tiêu cực tới thị trường bất động sản của Nhật Bản. Hiệu ứng tâm lý tiêu cực của khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và khủng hoảng tài chính ở Mỹ tới thị trường bất động sản thể hiện rõ qua việc số vụ phá sản doanh nghiệp trong ngành bất động sản và xây dựng tăng lên trong tháng 10/2008. Ngoài 2 khu vực này, còn có 7 trong 8 khu vực khác của nền kinh tế đều thấy tình trạng số lượng các vụ phá sản gia tăng.
Một hiệu ứng tâm lý tiêu cực khác, đó là ảnh hưởng từ sự sụt giảm các chỉ số chứng khoán quan trọng của thế giới tới giá chứng khoán của Nhật Bản. Bên cạnh đó là hiệu ứng tâm lý tiêu cực của việc yên lên giá tới giá chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán, cả chỉ số Nikkei 225 lẫn chỉ số TOPIX có xu hướng giảm bắt đầu từ giữa tháng 7/2008 đến nay, và giảm đột biến từ đầu tháng 10/2008. Đợt sụt giá chứng khoán từ 4 đến ngày 8/10/2008 được giới báo chí Nhật gọi bằng cái tên “Tuần lễ đen tối”. Tuy nhiên, đợt sụt giá chứng khoán lớn nhất là vào ngày 27/10 khi giá chứng khoán bình quân Nikkei tụt xuống mức 486,18 yên, thấp nhất trong vòng 26 năm qua.
Thứ ba, cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã tác động tiêu cực tới xuất khẩu của Nhật Bản. Năm 2007, xuất khẩu sang Mỹ tăng chậm lại và được cho là nguyên nhân chính gây ra cục diện suy thoái từ quý I của năm tài chính 2008 (tháng 4- 6/2008) với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là -0,6%. Xuất khẩu sang Mỹ giảm do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất có thể là do người Mỹ giảm tiêu dùng và
nhập khẩu tại thị trường Mỹ lên giá. Đáng chú ý là yên không chỉ lên giá so với đôla Mỹ, mà còn lên giá cả so với euro, Bảng Anh, … nên xuất khẩu của Nhật Bản sang Châu Âu cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản, nhưng từ năm 2008 tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại rõ rệt do xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm và do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính quyền Trung Quốc, nên nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với hàng Nhật giảm đi.
Tóm lại, cả tiêu dùng nội địa (thông qua hiệu ứng tài sản), đầu tư trong nước (thông qua tiếp cận tín dụng), lẫn nhu cầu nước ngoài của Nhật Bản đều chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính ở Mỹ, ảnh hưởng đến các chỉ số tăng trưởng kinh tế.
Những dấu hiệu kinh tế tăng trưởng chậm xuất hiện từ cuối năm 2007 thể hiện rõ hơn từ quý I năm 2008 và sau đó chính thức rơi vào suy thoái từ quý II/2008.
Quý II năm 2008 mở đầu thời kỳ suy thoái mới của Nhật Bản khi nhu cầu trong nước thì giảm còn xuất khẩu ròng thì không tăng. Nhu cầu trong nước giảm so với quý I tới 0,9% và tạo ra sự sụt giảm GDP thực tế 0,9%. Tất cả các chỉ số tốc độ tăng trưởng của chi tiêu dùng cá nhân, đầu tư vào nhà ở, đầu tư máy móc thiết bị của doanh nghiệp, đầu tư lưu kho của doanh nghiệp đều mang dấu âm. Đặc biệt, chi tiêu của chính phủ cũng giảm do chính phủ cắt giảm vì nguồn thu từ phụ phí xăng không còn được Quốc hội cho phép kéo dài sau 30/3/2008.
Biểu đồ: Tăng trưởng GDP của Nhật (2007 – 2011)
Nhu cầu trong nước tăng trở lại trong quý III, nhưng xuất khẩu ròng lại giảm dù cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều gia tăng (song nhập khẩu lại gia tăng mạnh hơn xuất khẩu). Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 10 có mức giảm lớn nhất trong vòng 7 năm và lần đầu tiên kể từ năm 2002 xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Á giảm. Tính chung, GDP thực tế của Nhật Bản trong quý III giảm 0,1%. Tính chung cả năm dương lịch 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Nhật Bản là 0,3%, thấp hơn hẳn mức 2,2% của năm 2007.
Xét riêng về cán cân thương mại Nhật Bản:
Suy thoái kinh tế Nhật Bản và thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại của nước này.
Năm 2008, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 7 năm liên tục và đạt ở mức cao 775,9 Tỷ US$. Tuy nhiên, năm 2009 xuất khẩu của nước này lại giảm mạnh xuống còn 580,9 tỷ US$ ( giảm 25,1% so với năm trước), phản ánh tác động từ suy thoái kinh tế tiếp theo sự khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu.
Tương tự, năm 2008 nhập khẩu của Nhật Bản tăng 6 năm liên tục và đạt ở mức cao 756,1 tỷ US$ nhưng giảm mạnh còn 551 tỷ US$ vào năm 2009 (giảm 27,1% so với năm trước), nguyên nhân do sự giảm giá nguyên liệu sau sự tăng cao của năm trước và sự suy thoái kinh tế ở Nhật Bản.