Tình hình đầu tư

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

T c đố ột ngă

3.1.1.3. Tình hình đầu tư

Tình hình huy động vốn trong nước

Theo báo cáo hoạt động ngân hàng tháng 12 vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 21/12/2011 ước tăng 1,46% so với tháng trước.Trong đó, tiền gửi bằng VND tăng 0,98%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 3,52%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 9,89% (năm 2010, huy động vốn tăng 27,2%).

Vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp và những dòng vốn tư nhân khác có thể sụt giảm nghiêm trọng nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Trong năm tới, dường như các ngân hàng ở châu Âu và các ngân hàng có giao dịch đáng kể với châu Âu sẽ cắt giảm cho vay để huy động vốn chuẩn bị chống đỡ với các thiệt hại có thể. Trong khi các ngân hàng ở Châu Âu đã hạn chế liên kết với Việt Nam, việc thắt chặt thị trường tín dụng toàn cầu nói chung có thể dẫn đến một sự giảm sút vốn cho vay đối với Việt Nam.

Diễn biến xấu ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là Mỹ, sẽ ảnh hưởng đến dòng kiều hối chảy vào Việt Nam. Trong cuộc suy thoái toàn cầu, kiều hối về Việt Nam đã

Suy thoái ở Mỹ hoặc châu Âu có thể gây tụt giảm kiều hối, giảm một nguồn trao đổi ngoại tệ và thu nhập quan trọng.

Với tình hình khủng hoảng như hiện nay chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dòng vốn chảy vào Việt Nam bị giảm sút là không tránh khỏi. Thêm vào đó, với hầu hết các dự án đầu tư nói chung và FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp khó khăn, nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân được. Riêng về thị trường vốn FDI, Nhật Bản vẫn giữ vai trò là một nhà đầu tư lớn với Việt Nam. Theo số liệu của Cơ quan Xúc tiến ngoại thương Nhật (Jetro), kể từ sau cú đột phá năm 2008, lượng dự án của doanh nghiệp nước này được cấp phép tại Việt Nam tăng liên tục từ 77 (2009) lên 208 (2011). Kể từ 2010, giá trị FDI hằng năm được đưa từ Nhật vào Việt Nam hầu như đều đạt trên 1,85 tỷ USD, trong khi suốt giai đoạn 1992 - 2009 (ngoại trừ 2008), con số này thường xuyên ở dưới mốc 500 triệu USD.

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w