Tình hình thất nghiệp

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 72 - 73)

T c đố ột ngă

3.1.1.5. Tình hình thất nghiệp

Dưới đây là bảng thống kê từ năm 2008 đến 2011 (Đơn vị: %):

Năm Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm

2008 2.38 5.10

2009 2.90 5.61

2010 2.88 3.57

2011 2.22 2.96

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn.

Xuất khẩu lao động gặp khó khăn: Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn Quốc (16.000), Malaysia (7.800) và Nhật Bản (5.800).Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong các năm 2005-2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000.

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, cả nước có hơn 1 triệu người thất nghiệp, trong đó khu vực thành thị chiếm 49,8% và số nữ chiếm 57,7% tổng số thất nghiệp. Số người trẻ tuổi thất nghiệp từ 15-29 tuổi chiếm tới 59,2%, trong khi đó nhóm dân số từ 15-29 tuổi chỉ chiếm 32,8% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của cả nước. Số lao động thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều tập trung chủ yếu vào nhóm thanh niên dưới 30 tuổi. Như vậy, vấn đề thất nghiệp được đặt ra với lao động trẻ tuổi, một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn và ngược lại tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị. Năm 2011, tỷ lệ thất nghịêp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn là 3,56%. Đây là một trong những nét đặc thù của thị trường lao động nước ta trong nhiều năm gần đây.

Năm 2011, cứ 1000 người đang làm việc ở khu vực nông thôn thì có 36 người thiếu việc làm, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn cao gấp hơn 2,2 lầm khu vực thành thị, trong khi có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ thiếu việc giữa nam và nữ ở khu vực nông thôn của các vùng kinh tế-xã hội.

Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 2,2%, trong đó khu vực thành thị cao hơn hai lần khu vực nông thôn (3,6% và 1,6%); và của nữ cao hơn nam (2,7 và 1,8%). TP. HCM có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (4,5%). Xét theo nhóm tuổi con số này cao nhất ở nhóm 15-19 tuổi (4,9%), thấp nhất ở nhóm 40-44 (1,06%). Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng cao nhất (5,2%) và thấp nhất ở nhóm chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (2,0%).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cung cấp về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên tổng số người đang ở độ tuổi lao động thì tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta xếp vào hàng thấp so với nhiều nước trên thế giới. So với các nước ASEAN, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ở mức trung bình, do tỉ lệ thất nghiệp ở ASEAN đã thuộc dạng thấp nhất trên thế giới. Số liệu của CNN cho thấy tỉ lệ thất nghiệp năm 2011 của Thái Lan là 0.5% và của Singapore là 1,9%, nhiều nước còn lại trong khu vực tỉ lệ thất nghiệp cũng dưới 3%. Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ là trên 9% và ở Eurozone lên tới 10,3% trong T9.2011 và tỉ lệ này còn là trên 20% đối với một số nước đang khủng hoảng nợ như Hy Lạp hay Tây Ban Nha.

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w