Trung Quốc, Ấn Độ Các nước BRIC

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 60 - 67)

2009 so với 2008 Nhập khẩu Biến động năm

2.1.4.Trung Quốc, Ấn Độ Các nước BRIC

Các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á vẫn là mảng sáng nhất của kinh tế thế giới, mặc dù cũng chịu không ít tác động tiêu cực từ giá dầu, lạm phát tăng và những hệ quả tiêu cực khác từ thị trường tài chính toàn cầu. Tăng trưởng GDP Châu Á năm 2008 đạt 8,3%, thấp hơn 1,2% so với mức tăng gần 9,5% năm 2007 (con số của Ngân hàng Phát triển Châu Á là 6,9%), song đây vẫn là mức tăng ấn tượng, cao nhất trên thế giới.

Trung Quốc

Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc được nhìn nhận là chỗ dựa lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn suy thoái kinh tế 2008. IMF cho

rằng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại do xuất khẩu giảm, nhưng đà tăng trưởng tiếp tục được hỗ trợ bởi tiêu dùng cá nhân vững. Năm 2008, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 9,7%, thấp hơn 1,8% so với mức tăng 11,5% năm 2007 và 0,8% so với mức tăng 10,5% năm 2006. Khủng hoảng tài chính đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiêu dùng, xuất khẩu... Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tác động đến nền kinh tế nước này nghiêm trọng hơn dự tính.

Từ đầu năm đến tháng 10.2008, các doanh nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động trong các lĩnh vực sản xuất giày, bật lửa, kính, quần áo… đều đang trong tình trạng rầu rĩ, thoi thóp, sống dở chết dở. Cho đến tháng 10.2008, các doanh nghiệp trước đây chưa bao giờ thiếu tiền mặt thì bây giờ cũng lâm vào khó khăn. Trước tình hình này, hoạt động tín dụng đen phát triển mạnh, một số chủ đầu tư phát lên nhờ hoạt động tín dụng lén lút, cho vay nặng lãi với mức từ 1,5 đến 3% tháng.

Cuối tháng 10.2008, có từ 9.000 đến 45.000 xí nghiệp, nhà máy trong vùng Quảng Châu, Đông Quản, Thâm Quyến ở phía nam Trung Quốc lâm vào cảnh khó khăn, phải đóng cửa và ít nhất hơn 2 triệu người mất việc làm. Ở phía Nam Thượng Hải, có 6 vụ phá sản lớn, trong đó có các tập đoàn như: Tập đoàn chế tạo máy khâu, tập đoàn Jianglong, Feiyue Group tập đoàn Zhejiang Yixin Phamarceutical Co. - một trong những tập đoàn dược phẩm lớn nhất Trung Quốc, 3 nhà máy thuộc tập đoàn Smart Union Group phải ngừng hoạt động khiến cho gần 9000 công nhân bị mất việc. Theo đánh giá, các công ty sản xuất đồ chơi, may mặc... bị thiệt hại nhiều nhất.

Đến tháng 11.2008, có hơn 3.600 nhà máy sản xuất đồ chơi, hầu hết là các nhà máy nhỏ, tương đương một nửa số doanh nghiệp sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc đã bị đóng cửa. Một tháng trước đó, đã có. Theo tờ Los Angeles Times 3/11/2008, trong nửa đầu năm 2008 có 67.000 nhà máy các loại ở Trung Quốc bị đóng cửa, con số ước tính trong cả năm 2008 có thể lên đến 100.000.

Hiện tượng nhiều nhà máy bị đóng cửa, các khoản nợ chồng chất, nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn đã để lại một số lượng không nhỏ công nhân không được trả lương là nguy cơ gây bất ổn định. Được biết, trước khi nổ ra Khủng hoảng, các nhà máy, doanh nghiệp Trung Quốc đã phải chịu sức ép lớn về chi phí lao động tăng, giá nguyên vật liệu cao do đồng NDT tăng giá.

Sự phát triển chậm lại này một phần cũng là hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ mà Trung Quốc đã thực hiện trong năm 2007 nhằm kiềm chế lạm phát và ngăn chặn mức tăng quá nóng.

Trước tình hình kinh tế khó khăn của năm 2008, Các giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn cho rằng nước này hoàn toàn đủ khả năng ứng phó với tác động từ bên ngoài và nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng cao. Chính Phủ Trung Quốc đã nhanh chóng có những bước can thiệp vào thị trường như thúc đẩy tiêu dùng trong nước, duy trì tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt để khắc phục những khó khăn trước mắt là tình trạng rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu đã sản xuất cầm chừng hoặc ngừng sản xuất. Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Chu Tiểu Xuyên đã nói “thúc đẩy tiêu dùng trong nước là cách tốt nhất để Trung Quốc tự cứu mình và giúp cho nền kinh tế thế giới giảm bớt nguy cơ lâm vào đợt suy thoái kéo dài”.

Ngày 9/11/2008 Chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch gói kích thích kinh tế 4000 tỷ NDT, tương đương 586 tỷ USD. Phần lớn số tiền 4000 tỷ NDT này để thực hiện những chương trình trong 10 lĩnh vực như: xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, phát triển y tế giáo dục, tăng cường bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ... tái thiết các vùng bị tàn phá do thiên tai mà trước hết là các khu vực chịu tác động mạnh của trận động đất vừa qua ở Tứ Xuyên và các vùng lân cận thuộc hai tỉnh Cam Túc và Thiển Tây. Chương trình kích thích kinh tế trọn gói 4000 tỷ NDT tương đương 1/6 GDP của Trung Quốc theo đánh giá là một giải pháp mạnh thể hiện hành động linh hoạt, quyết định dứt khoát và nhanh

chóng của Chính phủ Trung Quốc trước tình hình mới. Điều này cũng cho thấy Trung Quốc quyết đoán nhiều hơn so với Mỹ, mạnh mẽ hơn so với Mỹ bởi Mỹ với GDP trên 14 ngàn tỷ USD nhưng mới quyết định tung 700 tỷ USD vào thị trường, trong khi GDP của Trung Quốc chỉ khoảng 3600 tỷ nhưng tung vào thị trường tới gần 600 tỷ USD.

Ngoài ra, Trung Quốc còn hướng tới cải thiện hệ thống an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho những người có hoàn cảnh khó khăn như tăng trợ cấp cho nông dân, nâng giá bán nông sản...

Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp như: nâng mức hoàn thuế xuất khẩu, hỗ trợ nghiên cứu thúc đẩy phát triển công nghệ mới. Trung Quốc đã nâng mức hoàn thuế xuất khẩu đối với 3.486 sản phẩm (1/4 danh mục hàng xuất khẩu bị đánh thuế). Chẳng hạn mức hoàn thuế xuất khẩu đối với đồ chơi, hàng dệt may tăng từ các mức 11% và 13% lên mức 14%. Các hàng hoá khác được hưởng mức hoàn thuế xuất khẩu từ 9 đến 13%. Để ổn định nguồn cung đầu vào cho sản xuất trong nước, từ ngày 20/8/2008, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với nhóm hàng hợp kim, than cốc và than. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc còn quyết định cắt giảm thuế cho các công ty khi mua tài sản cố định như các loại máy móc, thiết bị nhằm kích thích tăng đầu tư. Theo ước tính riêng khoản cắt giảm thuế này giúp các công ty giảm được chừng 120 tỷ NDT chi phí. Nhằm khuyến khích đầu tư nhiều hơn cho phát triển, Trung Quốc còn bỏ hạn ngạch cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, tăng trợ giá cho nông dân.

Ấn Độ

Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không lệ thuộc quá lớn vào công nghiệp mà phụ thuộc phần quan trọng vào lĩnh vực dịch vụ. Ấn Độ đặc biệt rất chú trọng tới phát triển công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát ở Mỹ rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu tác động đến nền kinh tế Ấn Độ. Tăng trưởng kinh tế của

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao G20 ở Pê Ru, Thủ tướng Singh nhận định rằng, Ấn Độ không nằm trong vòng khủng hoảng tài chính, nhưng bị tổn thương khá nặng từ cuộc khủng hoảng này.

Tăng trưởng của hầu hết các ngành và lĩnh vực sản xuất trong tài khoá 2008-2009 giảm sút mạnh ngoại trừ ngành khai khoáng và một số ngành dịch vụ.

 Nông nghiệp tài khoá 2008-2009 chỉ tăng 1,6% so với 4,6% tài khoá 2007-2008. Tổng sản lượng lương thực ước tính đạt 229,85 triệu tấn so với 230,78 triệu tấn tài khoá 2007-2008. Sản lượng gạo có thể đạt 99,37 triệu tấn, lúa mì là 77,63 triệu tấn. Dự trữ gạo và lúa mì tính đến cuối tháng 3 năm 2009 là 35 triệu tấn. Tăng trưởng nông nghiệp trong tài khoá 2008-2009 chủ yếu là nhờ kết quả tăng trưởng cao của tài khoá trước và chịu tác động mạnh bởi sản lượng một số loại cây trồng phi lương thực như dầu thực vật, bong, đường và đay giảm sút. Mặt khác, sản lượng lúa mì cũng giảm so với tài khoá 2007-2008.

 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giảm mạnh còn 2,4%. Ngành chế tạo, điện, xây dựng giảm còn 2,3%, 3,4% và 7,2% so với 8,2%, 5,3% và 10,1% tương ứng của tài khoá 2007-2008. Hoạt động của 6 lĩnh vực công nghiệp chính là dầu thô, lọc hoá dầu, than, điện, xi măng và thép tăng 2,7% so với 5,9% tài khoá 2007-2008.

 Giảm sút của ngành xi măng và thép do tình trạng giảm sút của lĩnh vực xây dựng và chế tạo. Giảm sút mạnh của ngành chế tạo do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố: tăng chi phí đầu vào, tình trạng giảm sút xuất khẩu, giảm sút nhu cầu nội địa, nhất là trong nửa sau tài khoá 2008-2009.

 Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đối với khu vực dịch vụ của Ấn Độ tương đối ít hơn. Tăng trưởng xuất khẩu khu vực dịch vụ (từ tháng 4 đến tháng 12/2008) đạt mức khiêm tốn 16,3%.

 Tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 168,7 tỷ USD tài khoá 2008-2009 so với 163 tỷ USD tài khoá 2007-2008 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 200 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu tài khoá 2008-2009 là 287,7 tỷ USD so với 251,6 tỷ USD tài khoá 2007-2008. Cán cân thanh toán vẫn ổn định trong tài khoá 2008- 2009 mặt dù có những dấu hiệu khó khăn trong tài khoản vốn và tài khoản vãng lai. Cân bằng tài khoản vốn giảm mạnh còn 16,09 tỷ USD (chiếm 1,8% GDP) so

với 82,68 tỷ USD (chiếm 9,8% GDP) tài khoá trước. Dự trữ ngoại tệ là 252 tỷ USD tính đến cuối tháng 3/2009.

 Trong tài khoá 2008-2009, giá trị đồng Rupee so với đồng USD giảm 40,36 Rs / 1 USD tháng 3/2008 còn 51,23 Rs / 1 USD tháng 3/2009, với tỷ lệ mất giá là 21,2%. Mức tỷ giá trung bình tài khoá 2008-2009 là 45,99 Rs / 1 USD so với 40,26 Rs / 1 USD tài khoá trước.

 Thu nhập bình quân đầu người tăng 4,6% và tiêu dung bình quân đầu người tăng 1,4% nhưng các tỷ lệ tăng trưởng này giảm so với tài khoá trước. Tỷ lệ tiêu dung tư nhân trong GDP giảm mạnh còn 27% so với 53,8% năm 2007-2008 trong khi tỷ lệ tiêu dung chính phủ trong GDP tăng mạnh tới 32,5% so với 8% tài khoá trước. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách / GDP là 6,2%. Tăng trưởng tín dụng giảm còn 17,3% so với 22,3% tài khoá trước.

Để đối phó với tình hình này, chính phủ Ấn Độ có kế hoạch triển khai chính sách thúc đẩy ngoại thương mới vào ngày 27/8 tới để hỗ trợ các ngành xuất khẩu vươn xa hơn nữa tại các thị trường toàn cầu như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Năm 2011, Ấn Độ hoàn thành hai thập kỷ tiến hành cải cách (1991 - 2011) với nhiều thành tựu đạt được trên các lĩnh vực khác nhau. Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á; trong khi đứng vị trí thứ 3 châu Á.

Tuy nhiên, sau hơn 1 thập kỷ phát triển mạnh, năm 2012, kinh tế Ấn Độ bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn : thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai, tỷ lệ lạm phát tăng cao, vốn đầu tư và kim ngạch xuất khẩu giảm; đồng rupiah mất giá so với đồng ngoại tệ khác, niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm. Tháng 8/2012, đồng rupiah của Ấn Độ đã xuống mức thấp kỷ lục 68,85 rupiah/1USD, sau khi bị trượt giá mạnh kể từ hồi đầu tháng 5. Với các diễn biến hiện nay, giới phân tích dự báo, đồng rupiah sẽ trở thành đồng tiền yếu nhất của châu Á năm 2013 này. Chính một số nhà kinh tế Ấn Độ đã nhận định rằng, kinh tế nước này đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất kể từ khi độc lập năm 1947 và tỏ ra hoài nghi vào sự điều hành kinh tế của chính phủ. Chỉ số tăng

trưởng GDP của Ấn Độ trong năm 2102 là 5%, mức thấp nhất trong một thập niên qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Thời báo Kinh tế Ấn Độ số đầu tháng 9 này, tăng trưởng GDP của Ấn Độ chỉ tăng 4,4% trong quý 1 năm nay. Đây là mức thấp nhất kể từ khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra năm 2008 và đây là quý thứ 3 liên tiếp có mức tăng trưởng thấp hơn 5%. Ông Yasoan Sinha, một luật sư Ấn Độ cho biết: "Chính phủ đã mất kiểm soát hoàn toàn với nền kinh tế. Chính phủ không giải quyết được vấn đề trước các lực lượng trên thị trường và kết quả là thị trường diễn biến xấu đi trong những ngày qua".

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng vừa hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong tài khóa 2013-2014 (bắt đầu từ tháng 4/2013) từ 6,1% xuống 4,7%, trong bối cảnh hoạt động chế tạo, đầu tư cũng như lòng tin tiêu dùng đều giảm.WB dự kiến kinh tế Ấn Độ sẽ phục hồi trong nửa cuối tài khóa 2013-2014 và tăng trưởng 6,2% trong tài khóa 2014-2015, trong bối cảnh ngân hàng trung ương nước này sẽ khởi động những dự án bị đình trệ, trị giá hàng tỷ USD, gia tăng sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ: LÝ THUYẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 60 - 67)