Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán độc đáo của tác phẩm

Một phần của tài liệu Ôn tập ngữ văn lớp 12 (Trang 68 - 69)

- Kịch tính phát triển với nhịp độ tăng tiến qua ba lần Kịch tính còn nằm ngay ở mâu thuẫn

1.Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán độc đáo của tác phẩm

Khác với những truyện ngắn khác của Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo có phạm vi phản ánh

tơng đối rộng và nhất là có sức khái quát xã hội cao. Trong "Chí Phèo", Nam Cao đã đi sâu miêu tả, phân tích nổi bật các quan hệ xã hội ở một làng quê trớc cách mạng. Có thể nói làng Vũ Đại trong truyện là hiện thực thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đơng thời. Trong đó mâu thuẫn nội bộ của bọn cờng hào địa chủ thống trị thờng xuyên xảy ra và ngày càng gay gắt. Chẳng phải vì đất làng Vũ Đại có cái thế "quần ng tranh thực" nh lời một ông thầy địa lý nào đó mà chính là đám cờng hào làng này chia thành năm bè bảy cánh đối nghịch, bọn thống trị chỉ là một đàn cá tranh mồi, mồi thì ngon nên bè nào cũng muốn ăn và muốn ăn nhiều. Do đó, chúng luôn luôn rình cơ hội để trị nhau, chờ nhau lụi bại để cỡi lên cổ nhau. Chính mối mâu thuẫn khá phổ biến, gay gắt này đẩy những số phận ngời nông dân lâm vào cảnh khốn cùng. Từ mâu thuẫn này mà bọn chúng nảy sinh những phơng châm sách lợc thống trị. Bá Kiến đã rút ra: Nắm thằng có tóc ai nắm thằng trọc đầu. Y đẩy Chí Phèo vào tù, khi Chí Phèo ra tù y sẵn sàng quăng thả cho Chí một chút quyền lợi vật chất mang tính bố thí tức thì, thêm vào đó một vài câu mơn man xoa dịu để biến Chí thành tay chân đắc lực của y.

Đặc biệt, Nam Cao đã đi sâu phân tích mâu thuẫn giai cấp đối kháng giữa bọn địa chủ cờng

hào thống trị với ngời nông dân lao động bị áp bức bóc lột. Xung đột mâu thuẫn này đợc tác giả tập trung thể hiện một cách sâu sắc.

Cũng nh "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố, "Bớc đờng cùng" của Nguyễn Công Hoan. "Chí Phèo"

đã phản ánh hiện thực nông thôn chủ yếu trên bình diện xung đột giai cấp. Chính từ cái nhìn xã hội "trên tinh thần giai cấp" mà trong "Chí Phèo", Nam Cao đã khắc hoạ nổi bật một hình tợng điển hình về bọn phong kiến thống trị ở nông thôn đơng thời: Bá Kiến.

Qua hình tợng nhân vật Bá Kiến bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn cờng hào địa chủ đã bị phơi

trần. Trong toàn bộ sáng tác của mình, Nam Cao ít tập trung xây dựng những hình tợng điển hình hoàn chỉnh về bọn thống trị. Không phải Nam Cao không am hiểu sâu sắc đối tợng này và không khinh ghét chúng, mà nhà văn muốn tập trung sự quan tâm, khám phá vào những phơng diện khác nhiều hơn. Hình tợng Bá Kiến là một trờng hợp đặc biệt.

Nét nổi bật trong tính cách của Bá Kiến - Lão cờng hào cáo già này là bản chất gian hùng.

Cái gian hùng đợc đúc rút từ cái nghề thống trị lâu đời của y. Nam Cao đã tập trung khắc hoạ nổi bật, sinh động, bằng những chi tiết đầy ấn tợng cái bản chất gian hùng của lão cáo già này. Lão có giọng quát rất sang kiểu đe nẹt của một kẻ bề trên. Cái nghề thống trị của lão đã giúp lão tạo lập cái giọng quát sang phủ đầu ấy. Chẳng vậy mà khi mọi ngời xúm quanh cổng nhà lão xem Chí Phèo đến rạch mặt ăn vạ đang ở giai đoạn cao trào nhất vậy mà khi lão về phủ lên mọi ngời một cái nhìn quắc mắt quát một tiếng mọi ngời lần lợt ra về hết. ở lão còn có lối ngọt nhạt, lão nhìn thấy Chí Phèo nằm trên vũng máu, lão hiểu ra cơ sự và thế là lão cúi xuống nịnh Chí một vài câu ngọt xớt làm cho ý thức trả thù trong Chí đang phừng phừng bỗng tan biến, Chí đứng dậy ngoan ngoãn theo Bá Kiến vào nhà. Đặc biệt là cái cời gian hùng kiểu Tào Tháo. Bá Kiến thuộc loại nhân vật tính cách chứ không phải nhân vật hoàn cảnh. Để phơi bày bản chất con ngời y Nam Cao để cho Bá Kiến độc thoại phơi ra những suy nghĩ tính toán thuộc về phơng châm, chính sách cũng nh thủ đoạn âm mu thâm độc trong việc đàn áp, thống trị nông dân đợc đúc kết từ mấy đời làm "nghề tổng lý": "Mềm nắn, rắn buông", "thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân", "Bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu", "Một ngời khôn ngoan chỉ bóp nửa chừng, hãy ngấm ngầm đẩy ngời ta xuống sông, nhng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn"...Bản chất gian hùng của Bá Kiến thể hiện đầy đủ nhất trong cái cách hắn đối xử với Chí Phèo, một kẻ "cố cùng liều thân". Đó chính là chính sách "mềm nắn rắn buông" dùng thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò, "thu dung những thằng bạt mạng không sợ chết

và không sợ đi tù... khi cần đến chỉ cho nó dăm hào uống rợu, là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình.... Có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn". Lão cờng hào cáo già "khôn róc đời" đó, chỉ cần mấy câu nói ngọt xớt, chuỗi cời Tào Tháo, một đồng bạc đã biến Chí Phèo đang hung hăng tuyên bố liều chết với bố con lão trở thành "chỗ đầy tớ tay chân" của lão. Bá Kiến quả là một con hổ biết cời. Con hổ ấy còn đáng sợ hơn cả chúa sơn lâm bởi đây là con hổ già đời làm nghề thống trị. Bá Kiến thật thâm độc khi khích Chí Phèo đến đòi nợ Đội Tảo, định đẩy hai kẻ đối nghịch với lão vào cảnh thanh toán lẫn nhau để lão hởng lợi.

Nam Cao còn nói đến thói ghen tuông thảm hại của lão già háo sắc mà sợ vợ này. Nhìn cái

xuân sắc của bà ba cổ họng lão nh nghẹn lại. Lão muốn cho đi ở tù tất cả những thằng con trai cứ cời cợt với vợ lão nhng nạt lại bà ba thì lão đâu dám. Bởi vậy lão ngấm ngầm tức, nụ cời của bà ba nh là cái gai chọc vào mắt lão. Tức ghen ngấm ngầm nhng lão đâu có thanh tao quảng đại. Đã ba bốn vợ rồi mà lão còn gỡ gạc ngời đàn bà chồng lính vắng. Là cây bút hiện thức đầy bản lĩnh, Nam Cao không sa vào việc miêu tả tỉ mỉ đời t thối nát của lão cờng hào mà tập trung soi sáng bản chất xã hội của nhân vật thể hiện trong mối quan hệ với nông dân.

Suốt dọc chiều dài tác phẩm ta bắt gặp một Nam Cao sắc sảo trong việc miêu tả phản ánh.

Mối quan hệ giữa thống trị và thống trị, giữa thống trị và nông dân đợc nhà văn khai triển một cách triệt để. Từ mối quan hệ ấy ta thấy đợc thực trạng nông dân Việt Nam trớc cách mạng. Một không khí ngột ngạt, căng thẳng đến mức báo động. Đây chính là cảm quan hiện thực nhạy bén của Nam Cao.

Một phần của tài liệu Ôn tập ngữ văn lớp 12 (Trang 68 - 69)