Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất của đời văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao không chỉ nh một kẻ tài hoa tài tử thờng gặp trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân. Huấn Cao là một đấng tài hoa nh- ng cũng là một đấng anh hùng. Trong con ngời này ngời ta thấy sự kết hợp ở mức lý tởng của một hào kiệt và một nghệ sĩ.
Mở đầu truyện Huấn Cao xuất hiện gián tiếp thông qua ý nghĩ của viên quản ngục và lời kể của thầy Th lại. Ngay từ những dòng đầu tiên ấy phẩm chất, vẻ đẹp của nhân vật đã đợc khẳng định: viết chữ đẹp và có tài bẻ khóa vợt ngục khiến cho Quản ngục cũng phải kính nể kiêng dè. Nhân vật xuất hiện trớc mắt ngời đọc trong t thế của ngời tử tù đến nhà giam của tỉnh Sơn chờ ngày thụ án. Huấn Cao đi đầu và theo sau là năm đồng chí của ông. Trên vai họ là một cái gông bằng lim vậy mà từ trong con ngời Huấn Cao vẫn toát ra một thái độ điềm tĩnh, thản nhiên đến khinh bạc. Ông quay lại bảo các bạn tù rỗ rệp ở gông bằng một thái độ lạnh lùng. Chỉ bằng một vài lời thoại ngắn Huấn Cao đã gây đợc cảm tình cho ngời đọc. Tên lính thị oai buông lời dọa nạt nhng dờng nh lời doạ nạt ấy không lọt vào tai Huấn Cao. Cửa nhà lao mở, Huấn Cao cùng các bạn đồng chí điềm nhiên bớc vào. Tất cả những hành vi cử chỉ ban đầu ấy của Huấn Cao đã khiến cho độc giả và ngay cả viên quản ngục phải thán phục kiêng nể. Chỉ bằng một chi tiết "rỗ gông" thôi lập tức khí phách phi thờng của Huấn Cao đã thể hiện đã hằn lên nh một ấn tợng. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân lại để Huấn Cao xuất hiện lần đầu trong thiên truyện bằng chi tiết "rỗ gông". ấy là hành động biểu thị tự do. Huấn Cao đã cho thấy việc gì ông muốn là làm, và hoàn toàn có thể làm đợc. Bất chấp nó khó khăn đến đâu và có đợc phép hay không để rồi Huấn Cao cứ sừng sững hiên ngang đi cho hết sinh mệnh của mình trong thế giới của câu chuyện.
Huấn Cao hiện thân của khí phách kiên cờng bất khuất. Đây là khía cạnh nổi bật nhất làm nên vẻ đẹp rực rỡ, tầm vóc lớn lao của Huấn Cao. Hình tợng Huấn Cao lạnh lùng đứng đầu gông dài bớc vào buồng tử tù, thản nhiên nhận rợu, thịt coi đó là cái việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh. Huấn Cao trả lời Quản ngục bằng những lời khinh bạo đến điền, khinh bỉ ra mặt bọn ngục quan dù biết chúng sẽ dở trò tiểu nhân thị oai tàn bạo để báo thù (khi đợc dâng r- ợu thịt Huấn Cao nghĩ rằng Ngục quan có âm mu xấu xa nào đó). Tất cả những chi tiết ấy cho chúng ta thấy Huấn Cao đúng là con ngời chọc trời khuấy nớc. Đến cái cảnh chết chém ông cũng chẳng sợ nữa là cái trò bày đặt của bọn tiểu nhân. Khi Quản ngục bớc chân vào buồng giam Huấn Cao, ông mắng quản ngục bằng những lời lẽ khinh bạc đến điều. Ngay cả việc cho chữ ông cũng bộc lộ bản lĩnh hơn ngời: Nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền lực mà ép ông viết chữ, rồi nữa t thế viết chữ ở thời khắc cuối cùng của cuộc đời ung dung đờng bệ cũng là t thế kiên cờng đầy bản lĩnh khinh thờng cái chết. Huấn Cao là con ngời văn võ toàn tài, kẻ thủ xớng dựng cờ khởi nghĩa chống triều đình ấy giờ đây chí lớn không thành bị giam trong ngục tối cổ mang gông chân đeo xiềng chờ ngày xử án vậy mà vẫn ung dung đờng hoàng ngang tàng đến lẫm liệt. Chân dung Huấn Cao toát ra hào quang của một anh hùng nghĩa kiệt.
Huấn Cao nh hầu hết các nhân vật chính trong "Vang bóng một thời" và trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Tuân là một ngời tài hoa viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm, có đợc chữ ông mà treo nh là có một vật báu trên đời.
Về điểm này Huấn Cao hiện diện phẩm chất của một nghệ sĩ th pháp (nghệ thuật viết chữ) cao siêu. Tài năng hội họa thì nhiều. Nhng hoạ sĩ có tài th pháp thì vô cùng hiếm hoi, và nh vậy Huấn Cao hiện thân của một tài năng hiếm hoi. Chữ trong những tác phẩm th pháp không phải là sản phẩm khéo tay, quen việc, thạo nghề của một ngời thợ. Mà một lần đặt bút đối với nhà th pháp là một lần sáng tạo. Một nét bút là sự tập trung, kết tụ tinh hoa và tâm huyết của ng ời nghệ sĩ. Một nét chữ đều là sự hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong tâm khảm, trong nhân cách của ngời viết. Chữ Huấn Cao là nhân cách cao khiết phi th- ờng của Huấn Cao. Nó quí giá không chỉ vì đợc "viết rất nhanh và rất đẹp", không chỉ vì "đẹp lắm vuông lắm" mà quan trọng hơn là "những nét chữ vuông vắn, tơi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời con ngời". Có hiểu nh thế ta mới cắt nghĩa đợc tại sao "có đợc chữ ông Huấn Cao mà treo là một vật báu trên đời". ở đây Nguyễn Tuân không tả vẻ đẹp của những con chữ tài hoa mà chú tâm vào cái đẹp của nghĩa khí tỏa ra từ nét chữ.
Nếu chỉ có tài hoa và khí phách không thôi thì vẻ đẹp của Huấn Cao e rằng không hoàn mỹ. ở Huấn Cao còn có một tấm lòng. Một tấm lòng thuần khiết nằm ngay trong cái vẻ kiêu bạc
gai góc. Điều này thể hiện rõ ở phản ứng của ông trớc những ngời xin chữ. "Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ ông ít chịu cho chữ". ông nói "Ta không vì vàng ngọc hay quyền thế mà viết chữ bao giờ". Với ông tiền bạc quyền thế không phải là mục đích của cuộc đời, ông là ngời có khí tiết và giàu tự trọng. Khi Ngục quan bớc vào buồng giam, ông mắng bằng những lời lẽ kiêu bạc nhng khi nghe tâm sự và nguyện vọng xin chữ của Quản ngục ông vô cùng xúc động. Ông đã ân hận chân thành: "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ" lời nói đó đã hé mở cho ta thấy cái lẽ sống của Huấn Cao. Sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Nếu vì một lí do nào đó mà phải phụ tấm lòng ai đó, thì ông coi đó là một tội lỗi không thể tha thứ đợc của mình. Điều này làm cho hình tợng Huấn Cao trở nên trọn vẹn hoàn hảo. Huấn Cao thật sự xúc động nghe thầy Thơ lại trình bày sở nguyện của Quản ngục. ở cái thời khắc ấy Huấn Cao mới vỡ lẽ vì sao Quản ngục ngay từ phút đầu đã giành cho ông ánh nhìn trìu mến kính phục, hiểu đợc vì sao Quản ngục biệt đãi ông và các bạn đồng chí của mình trong những ngày ở trại giam tỉnh Sơn và cũng hiểu đợc vì sao ông mắng Ngục quan đến điều mà Ngục Quan vẫn lễ phép cúi chào ông, bớc ra khỏi buồng giam. Bởi vậy không đắn đo suy tính, khi đã hiểu tấm lòng Quản ngục ông nhận lời ngay: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngời. Nào ta biết đâu một ngời nh thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý nh vậy. Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Thế là một con ngời kiêu bạc ngạo mạn khinh thờng cờng quyền và vàng ngọc đã khuất phục trớc một tấm lòng. Huấn Cao trân trọng tấm lòng quí, cái tài, sở thích chơi chữ đẹp. Ông Huấn hiểu một tấm lòng có một sở thích cao quý nh vậy chỉ có thể có ở những con ngời giữ đợc Thiên lơng điều mà Huấn Cao và chính tác giả hết sức coi trọng. ở phần cuối truyện Huấn Cao chỉ lo Quản ngục sống ở chốn ngục tù thì thiên lơng sẽ vấy bẩn và ông đã khuyên Quản ngục về quê để giữ cho thiên lơng đợc lành vững.
Huấn Cao đợc Nguyễn Tuân viết bằng bút pháp lãng mạn, theo kiểu lý tởng hóa. Các nhân vật Nguyễn Tuân thờng nghiêng về kiểu nhân vật chân dung. Huấn Cao cũng thế. Một chân dung hoàn hảo đã hiện lên trớc mắt ngời đọc cả về tài năng và phẩm cách. Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao bằng cả tài năng và tâm huyết của mình.