Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua từ hệ thống lai dialel ở vụ đông và vụ xuân hè (Trang 35 - 40)

2004 2005 Tỉnh Diện tích

2.5.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam.

Cà chua là cây rau ăn quả chủ lực đ−ợc quan tâm nghiên cứu sớm ở Việt Nam. Theo Trần Khắc Thi (2004) [21], công tác nghiên cứu cây cà chua đ−ợc bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ tr−ớc khi một loạt các Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đ−ợc thành lập. Tham gia vào công tác này gồm các cơ quan nh−: Viện Cây l−ơng thực và cây thực phẩm, Viện nghiên cứu rau quả, Trung tâm kỹ thuật rau Hà Nội, tr−ờng Đại Học Nông nghiệp I, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Tr−ờng Đại học Thủ Đức, Công ty giống cây trồng miền Nam, Trang Nông, Hoa Sen và một số công ty n−ớc ngoài MARRUSA của Nhật Bản...

Công tác nghiên cứu về cây cà chua ở Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn sau:

- Giai đoạn1. Từ 1968-1985, công tác nghiên cứu chủ yếu tập trung bằng con đ−ờng nhập nội, khảo nghiệm và tuyển chọn giống từ nguồn vật liệu. Các giống cà chua đ−ợc tạo ra là Ba Lan, Nozumi, Dazuma...Trong giai đoạn này, do quan hệ sản xuất tập thể, việc đ−a tiến bộ kỹ thuật thuận lợi nên các giống mới nhanh chóng phát huy trong sản xuất. Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cho cà chua có tr−ờng Đại học Nông nghiệp I về quy trình trồng cà chua trái vụ.

- Giai đoạn 2. Từ 1986-1995, các nghiên cứu đ−ợc tập trung vào các ch−ơng trình khoa học cấp nhà n−ớc.

Từ 1986-1990, trong ch−ơng trình " Rau quả và đồ hộp xuất khẩu" (18A) có đề tài " Nghiên cứu chọn tạo một số loại rau chính" (18A-01-04) do Viện Cây l−ơng thực và cây thực phẩm chủ trì. Các giống cà chua mới tạo ra trong giai đoạn này là giống Số7 của Viện cây l−ơng thực và cây thực phẩm chọn lọc từ giống cà chua nhập nội, giống cà chua 214 cũng do Viện cây l−ơng thực và cây thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp lai CV1 x American, hạt lai F1 đ−ợc xử lý đột biến.

Từ 1990 -1995, đề tài " Nghiên cứu chọn tạo và xây dựng quy trình thâm canh một số loại rau" (KN-01-12) thuộc ch−ơng trình KN01 " Phát triển cây l−ơng thực, thực phẩm" của Bộ Nông nghiệp và phát tiển nông thôn. trong giai đoạn này, ph−ơng pháp chọn giống đã đ−ợc cải thiện hơn, sâu và rộng hơn. Lai hữu tính để tạo quần thể chọn lọc đ−ợc áp dụng. Đã sử dụng các ph−ơng pháp gây đột biến hoá học, vật lý và cả nhiệt độ thấp. Trong giai đoạn này có một số giống cà chua đ−ợc tạo ra là:

Theo tài liệu [1] cho biết một số giống cà chua đ−ợc công nhận là giống quốc gia trong nhữ năm qua sau:

- Giống cà chua Hồng Lan của Viện Cây l−ơng thực và cây thực phẩp chọn lọc quần thể đột biến nhiệt (nhiệt độ thấp) từ giống cà chua Balan xanh năm 1981-1992. Giống có thời gian sinh tr−ởng 110-120 ngày, sinh tr−ởng bán hữu hạn, thích ứng rộng, trồng tốt trong vụ đông xuân ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Quả to trung bình 85-100 gam, năng suất cao và ổn định từ 35-40 tấn/ha.

Giống SB2 của Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam chọn lọc từ tổ hợp lai Star x Balan, cây thuộc dạng hình bán hữu hạn, thời gian sinh tr−ởng 110- 120 ngày, năng suất đạt 35-40tấn/ha.

Giống CS1 do Trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội chọn lọc từ quần thể lai cà chua nhập nội từ Trung tâm rau châu á (AVRDC). Giống có thời gian sinh tr−ởng 110 -120 ngày. Thời gian ra hoa, quả tập trung, quả nhỏ 40- 50gam, chất l−ợng tốt, năng suất đạt 25- 30tấn/ha vụ đông, 35-40 tấn/ha vụ xuân hè.

Giống cà chua P375: là giống đ−ợc chọn lọc cá thể nhiều đời từ giống cà chua của Đài Loan nhập nội do tác giả Viết Thị Tuất và Nguyễn Thị Quang thuộc Trung tâm kỹ thuật Rau- Hoa Quả Hà Nội. Giống có chiều cây cao 160- 180 cm, dạng hình sinh tr−ởng vô hạn, thân lá xanh đậm, quả tròn đẹp, khối l−ợng trung bình quả 100-110gam, năng suất 40-45 tấn/ha, chất l−ợng quả tốt, chịu vận chuyển..

Giống MV1 do tác giả TS.Nguyễn Hồng Minh. Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I chọn lọc từ giống cà chua nhập nội của Modavi MV1, thời gian sinh tr−ởng 90-100 ngày, có thể trồng vụ xuân hè, hoa nhỏ ra tập trung, quả nhỏ, chín màu đỏ thẫm, ăn ngon. Năng suất 52-60 tấn/ha vụ đông, 33-46 tấn/ha vụ xuân hè .

Giống cà SB3 của Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam, giống Red Crown 250 của công ty giống cây trồng miền Nam và hàng chục giống triển vọng đ−ợc khảo nghiệm.

Giai đoạn 3, từ 1996- 2000, các đề tài nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua đ−ợc tiến hành trong ch−ơng trình cấp nhà n−ớc KC08 (1996-2000), các nghiên cứu theo h−ớng tạo giống thâm canh, giống chịu nhiệt trồng trái vụ, các ph−ơng pháp chọn giống truyền thống kết hợp chọn giống tiên tiến đ−ợc áp dụng. Những thành công đầu tiên trong tạo giống cà chua −u thế lai (F1) của Việt Nam đ−ợc công bố. Một số giống cà chua đựơc tạo ra trong giai đoạn này là : VR2 là giống cà chua quả nhỏ của Viện Nghiên cứu rau quả chọn từ nguồn nhập nội. Giống XH2 là giống chịu nhiệt của Viện Nghiên cứu rau quả thích hợp vụ xuân hè. Giống cà chua Lai số1 là giống cà chua lai F1 đầu tiên

của Việt Nam do TS. Đào Xuân Thảng, KS.Đoàn Xuân Cảnh Viện Cây l−ơng thực và cây thực phẩm tạo ra và đ−ợc công nhận là giống quốc gia 2000.

Giống HT7 với tác giả PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, TS. Kiều Thị Th−

tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Giống cà chua HT7 đ−ợc công nhận là giống Quốc gia năm 2000. Giống có chất l−ợng cao và đ−ợc trồng chủ yếu là trái vụ, giống đã đ−ợc phát triển trong sản xuất với diện tích rất lớn. Giống HT7 có thời gian sinh tr−ởng 110-120 ngày, thu quả sớm sau trồng 60-65 ngày, có 30-35 quả/cây, khối l−ợng trung bình quả 65-70 gam, tròn cao, chín đỏ t−ơi, độ Brix 4,8-5,0%. Năng suất đạt 50-55 tấn/ha vụ đông.

Giai đoạn 4. Từ 2001-2005. Các đề tài nghiên cứu về chọn tạo giống rau, cà chua đ−ợc bố trí trong ch−ơng trình giống cấp nhà n−ớc KC06, KC07 (2001-2005) và ch−ơng trình giống cây trồng vật nuôi của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ch−ơng trình này có đề tài " Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân giống và kỹ thuật thâm canh một số loại rau chủ yếu" do Viện Nghiên cứu rau quả chủ trì. Trong giai đoạn này, công trình nghiên cứu đ−ợc tập trung có chiều sâu. Nhiều giống lai F1, giống cà chua chất l−ợng đ−ợc công nhận, quy trình công nghệ sản xuất hạt lai, quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua công nghệ cao và quy trình sản xuất cà chua an toàn đ−ợc phổ biến và áp dụng rộng rãi.

Một số giống cà chua chất l−ợng cao và đạt tiêu chuẩn chế biến công nghiệp xuất khẩu nh−: Giống cà chua PT18 do tác giả PGS.TS. Trần Khắc Thi, KS. D−ơng Kim Thoa và cs, Viện Nghiên cứu rau quả. Thời gian sinh tr−ởng 100-120 ngày, quả thuôn dài, chín đỏ đậm, độ Brix 4,8-5,2%. Năng suất cao và ổn định 45-50 tấn/ha vụ đông và 25-30 tấn/ha vụ xuân hè. Giống cà chua chế biến C95 do tác giả TS.Đào Xuân Thảng, KS. Đoàn Xuân Cảnh Viện cây l−ơng thực và cây thực phẩm. Thời gian sinh tr−ởng 110-120 ngày, ra hoa, thu quả sớm, sau trồng 65-70 ngày, quả chín tập trung chỉ thu 3-4 đợt quả là hết. Quả tròn cao , chỉ số dạng quả I=1,15, quả chắc, cùi dày, chín đỏ t−ơi hấp

dẫn, độ Brix 4,9-5,2%. Đạt tiêu chuẩn chế biến n−ớc cà chua cô đặc xuất khẩu.

Giống cà chua phục vụ ăn t−ơi nh−: Giống cà chua lai VT3 do tác giả TS.Đào Xuân Thảng, KS.Đoàn Xuân Cảnh Viện Cây l−ơng thực và cây thực phẩm. Thời gian sinh tr−ởng 120-130 ngày, thích hợp trồng vụ đông sớm (25/8-5/9) và chính vụ (15/9-15/10) cho năng suất 45-60 tấn/ha, chất l−ợng quả tốt thích hợp cho ăn t−ơi, nấu chín .

Từ khi chuyển sang kinh tế thị tr−ờng với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều Công ty giống t− nhân, Công ty giống n−ớc ngoài đ−ợc hình thành và cùng tham gia tích cực vào công tác nhập giống, tạo giống và chuyển giao cho sản xuất. Công ty Trang Nông với một số giống: TN148, TN002, TN005, TN52, TN54... cùng với các giống VL2000, VL2910... của công ty Hoa Sen đ−ợc trồng với diện tích khá lớn ở một số vùng trong n−ớc.

Cây cà chua là cây rau quan trọng, là đối t−ợng nghiên cứu thành công cho nhiều đề tài, luận án thạc sĩ, tiến sĩ của các nhà khoa học trong n−ớc. Kiều Thị Th− (1998) với luận án tiến sĩ Nông nghiệp "Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn tạo giống cà chua chịu nóng trồng trái vụ". Nguyễn Hồng Minh, Năm 2003 " Khảo sát và tuyển chọn giống cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill) cho chế biến công nghiệp ở đồng bằng bắc bộ" luận án tiến sĩ. D−ơng Kim Thoa, 2004 " Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai cà chua phục vụ chế biến vụ thu đông và xuân hè tại Gia Lâm Hà Nội", luận văn thạc sĩ...

Nh− vậy, với những thành công to lớn trong nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài n−ớc nh− đã nêu trên là cơ sở khoa học quan trọng cho những công trình nghiên cứu tiếp. Đặc biệt nghiên cứu tạo giống cà chua theo h−ớng ứng dụng hiện t−ợng −u thế lai nhằm tạo ra giống cà chua lai (F1) có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chất l−ợng cao phục vụ nhu cầu nội tiêu và chế biến xuất khẩu là một vấn đề đang quan tâm.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua từ hệ thống lai dialel ở vụ đông và vụ xuân hè (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)