Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua từ hệ thống lai dialel ở vụ đông và vụ xuân hè (Trang 26 - 31)

Do giá trị dinh d−ỡng và hiệu quả kinh tế cao nên cây cà chua trở thành cây trồng chính đ−ợc nhiều n−ớc trên thế giới quan tâm đầu t− và nghiên cứu.

Tạo giống cà chua có năng suất cao và chất l−ợng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận là mục tiêu của các nhà chọn giống nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất. Trong những năm qua, các nhà khoa học chọn giống cà chua trên thế giới đã đánh giá cao công tác thu thập, duy trì và khai thác nguồn vật liệu trong chọn giống. Theo tài liệu David C.S. Tay7 (1989) [32] cho rằng tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu á

(AVRDC), ngay từ năm 1990 đã thu thập và duy trì đ−ợc 48.723 mẫu giống cà chua từ 153 n−ớc trên thế giới, chủ yếu là các loài Licopesicon esculentum, L.

cheesmanii, L. pimpinellifolium và các dòng lai L. esculentum x L.

pimpinellifoliumL. cheesmanii x L minutum. ở Viện nghiên cứu tài nguyên

cây trồng quốc tế (NBPGR) ấn Độ đã thu thập 2.659 mẫu giống trong đó 2.229 mẫu giống từ 43 n−ớc và 430 mẫu giống cà chua đ−ợc thu thập trong n−ớc [31].

Theo dẫn liệu cuả Kiều Thị Th−,(1998) [20]. Nhiều nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen của các loài dại, bán hoang dại, vì chúng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của môi tr−ờng. Bằng nhiều con đ−ờng khác nhau nh−: Lai tạo, chọn lọc, gây đột biến... b−ớc đầu đã tạo ra nhiều dòng giống cà chua thích hợp trồng trong điều kiện nhiệt độ cao, có phổ thích ứng rộng có khả năng trồng nhiều vụ trong năm

Chọn tạo giống chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất thuận (chịu nóng, lạnh...) đ−ợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.

Theo tài liệu [33]: ấn Độ sử dụng −u thế lai giữa các loài L.esculentum x

L.pimpinellifolium. L. hirsutum, L. esculentum x L. hirsutum... Tạo giống cà

chua lai (F1) chống chịu bệnh vius xoăn lá TLCV. Bằng ph−ơng pháp lai này, tạo 317 dòng/giống chống bệnh vurs ở mức độ khác nhau, trong đó: có 24 giống chống bệnh mức 6-20%, 32 giống đạt mức 21-40%, 71 giống đạt mức 41-60% và 190 giống chống chịu ở mức cao 61-98%.

Từ năm 1980, Trung tâm châu á (AVRDC) đã đi sâu vào cải tiến các tính trạng kháng bệnh, cải tiến kích th−ớc quả, hình dạng quả, năng suất và chất l−ợng quả. Nghiên cứu tính trạng chịu nóng của bộ giống cà chua gồm 4.616 mẫu giống đã có 39 giống có khả năng chịu nóng tốt. Trong các giống chứa gen chịu nóng chủ yếu đ−ợc dùng trong lai tạo với các giống trong vùng

nhiệt đới: Giống L4841 nguồn gốc Philippin, L3958 nguồn gốc từ Mỹ, L1488 nguồn gốc Nam Phi [49]

Theo tài liệu Metwall AM (1996) [40] cho rằng từ năm 1977 đến năm 1984, Ai Cập đã nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt có năng suất cao, chất l−ợng tốt, thuộc đề án Quốc gia về phát triển cây trồng có năng suất và chất l−ợng cao. Kết quả, tạo ra một số giống cà chua mới nh− Cal.Ace, Housney, Marmande VF, Pritchard, VFN-Bush đều có tính trạng quả to, năng suất cao, chất l−ợng tốt, cón một số giống Castlex-1017, Castlrock, GS-30, Peto86, UC-97 có thịt quả chắc. Các giống này có thể trồng tốt trong thời vụ có nhiệt độ cao.

Theo tác giả Hồ Hữu An (1996) [4] trích dẫn: Tại Mỹ công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua đ−ợc tiến hành rất sớm, đến nay đã thu đ−ợc những thành tựu đáng kể. Tr−ờng đại học California đã chọn ra đ−ợc một số giống cà chua mới nh−: UC-105, UC-134, UC-82... có năng suất cao, chất l−ợng tốt, chống bệnh nứt quả, quả cứng, chịu vận chuyển.

Hiện nay, việc nghiên cứu không chỉ đơn thuần tiến hành nghiên cứu trong n−ớc mà còn mở rộng, trao đổi và hợp tác với nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu của nhiều quốc gia khác nhau. Theo dẫn liệu của Melor (1986) [39], Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaixia (MARDI) đã hợp tác với Trung tâm rau châu á (AVRDC) và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (TARC) Nhật Bản, để cải tiến bộ giống cà chua triển vọng. Kết quả, đ−a ra 6 giống đ−ợc đánh giá có khả năng chịu nhiệt và chống bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) tốt là MT1, MT2, MT3, MT5, MT6 và MT10.

Trung tâm nghiên cứu rau châu á (AVRDC) hợp tác với tr−ờng đại học Khon Khan và Chiang Mai của Thái Lan thử nghiệm và đ−a ra 2 giống cà chua SVRDC4 và L22 có khả năng chịu nhiệt cao, thích ứng rộng, cho hiệu quả cao đã trồng nhiều tỉnh phía Bắc của Thái Lan [41]. Tr−ờng đại học

Kasetsat- Thái Lan, năm 1982 tạo đ−ợc 17 giống cà chua, trong đó 2 giống FMTT-33 và FMTT277 nguồn gốc từ AVRDC có khả năng chịu nhiệt, năng suất đạt 81 tấn/ha, quả to 134-166 gam, thích hợp sản xuất vùng nhiệt đới (Tu Jangzheng,1982) [46]. Năm 1994 Tr−ờng đại học Kasetsat đ−a ra 2 giống cà chua chế biến PT422 và PT3027 cho năng suất 53 tấn/ha, chất l−ợng tốt, có khả năng chống bệnh nứt quả và bệnh virus trong điều kiện nhiệt độ cao (chu Jinping, 194) [30.1].

Theo tác giả Trần Khắc Thi, (2004)[21] cho rằng trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sâu về di truyền học phân tử, miễn dịch học đã cho phép xác định vị trí các locus nào quyết định các tính trạng kinh tế trên 12 NST của cà chua. Việc chuyển nạp các gen chống chịu các bệnh nguy hại nh−: s−ơng mai (Ph-1, Ph-2), bệnh héo xanh vi khuẩn (Hrp) đã giúp cho nhà khoa học tạo giống lai chống chịu đồng thời 3-4 bệnh (Gallardo GS.1999). Năng suất cà chua nhờ đó tăng từ 18 tấn/ha năm 1980 lên 27 tấn/ha năm 2000 (tính trung bình toàn thế giới). Ngoài thành tựu nghiên cứu về công nghệ gen trong công tác tạo giống cà chua thuần (OP), việc ứng dụng hiệu ứng −u thế lai (ƯTL) vào cà chua đ−ợc phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Hiện nay, sử dụng giống cà chua lai có năng suất cao hơn hẳn các giống thuần (OP) từ 15-20% trở lên, chất l−ợng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá, giảm chi phí, tăng hiệu quả và góp phần đẩy nhanh sản l−ợng cà chua của thế giới.

Trung Quốc là n−ớc có nhiều thành công trong trong lĩnh vực này. Hiện nay, các giống cà chua lai (F1) đã chiếm tới 80-85% giống trồng trong sản xuất. Tạo giống lai mới có năng suất cao, chất l−ợng tốt, sản phẩm đa dạng phục vụ ăn t−ơi và chế biến là mục tiêu hàng đầu của các nhà khoa học Trung Quốc. Theo Chai Min (2001) [29] cho rằng tại Trung tâm rau Bắc Kinh (BVRC), trong thập kỷ 80-90 thế kỷ tr−ớc đã tạo đ−ợc 5 giống cà chua lai (F1): giống Jiafen No1 (1980), Jiafen No2 (1982), Jiafen No10, Jiafen No15 (1990), Shuang Kang No2 (1989). Các giống này đang giữ vai trò chủ lực

trồng cho trên 20 tỉnh với quy mô 24.000 ha/năm, năng suất 60-90 tấn/ha, quả to tròn , chín đỏ, đẹp có khả năng chống bệnh virus (TMV, CMV) khá [29].

Theo báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu á (AVRDC) (2002),(2003) [26 và 27] đã nghiên cứu đánh giá 8 giống cà chua quả nhỏ (cherry tomato), nh−: CLN2545, CLN254DC... năng suất 15 tạ/ha, 20 giống cà chua chất l−ợng cao phục vụ chế biến (Processing tomato) nh− : CLN2498-68, CLN2498-78..., năng suất đạt >55 tấn/ha và 9 giống cà chua phục vụ ăn t−ơi, nấu chín nh−: Taoyuan, Changhua, Hsinchu2... năng suất đạt trên 70 tấn/ha. Tất cả các giống cà chua triển vọng trên đều là giống lai (hybrid).

Theo tài liệu [42] cho rằng cùng với với nghiên cứu của các nhà khoa học, các công ty rau quả Technisem của Pháp năm 1992 cũng đ−a ra nhiều giống cà chua lai (F1) rất tốt: Smal Fry VFN, Perle Rouge, Carmina, Fanrtasia VFN, Xina... Các giống này có đặc điểm: Sinh tr−ởng phát triển khoẻ, chống chịu sâu bệnh hại khá, năng suất cao, quả chắc, hàm l−ợng chất khô cao, chịu vận chuyển (Nguồn tài liệu của Technisem, 1992),[44]. Công ty S&G seeds (Hà Lan) mới đ−a ra các giống cà chua lai thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới nh− : Rambo (GC775), victoria (GC787), Jackal (EG438), Mickey (S902)... chống chịu tốt với sâu bệnh hại, có tỷ lệ đậu quả và tiềm năng năng suất cao.

Do nhu cầu ngày càng cao về giống cà chua lai có năng suất cao, chất l−ợng tốt. Vì vậy, Công ty giống rau quả của nhiều n−ớc trên thế giới đã nghiên cứu và chuyển giao nhiều giống cà chua lai mới. Giống cà chua của công ty rau quả Takkii Seed Nhật Bản nh−: Master No2, Grandeur, Challenger, Tropicboy, T-126... quả to 200-250 gam/quả, quả chắc chịu vận chuyển và bảo quản dài. Các giống VL2000, VL 2910... của công ty PS seed (Mỹ). Các giống cà chua nh−: Grace, Ladyship, King Kong... của công ty Known-You seed có năng suất cao chất l−ợng quả tốt và thích hợp trồng ở

nhiều n−ớc, trong đó Việt Nam cũng trồng với diện tích đáng kể trong vụ đông ở đồng bằng Bắc Bộ.

Theo tác giả Đào Xuân Thảng (2004) [16] cho rằng công nghệ sản xuất hạt giống cà chua ở các n−ớc: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đ−ợc hiện đại hoá, công nghiệp hoá hoàn toàn. Các công ty lớn: PS seed (Mỹ), Takils (Nhật), Roayl Sluis (Hà Lan), Known you seed (Đài Loan)... Hạt giống đa phần đ−ợc sản xuất trong nhà l−ới, cách ly, đ−ợc chăm sóc ở điều kiện tối −u. Sử dụng các dòng mẹ bất dục chức năng, tế bào chất, nhân nhằm giảm bớt công khử đực, sử dụng các máy thu gom hạt phấn, bảo quản hạt phấn. Năng suất hạt cà chua lai khá cao 120 - 150 kg/ha. Hạt giống đ−ợc xử lý, bảo quản, chế biến sạch sâu bệnh, đóng gói bao bì nhãn mác hấp dẫn.

Theo tác giả Trần Khắc Thi (2004) Các nghiên cứu về dinh d−ỡng khoáng và sinh lý quang hợp của cà chua đã giúp cho việc xây dựng công nghệ trồng cà chua trong điều kiện che chắn (nhà l−ới, nhà kính) nhằm đạt năng suất xấp xỉ với mức tiềm năng (300-600 tấn/ha/vụ).

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua từ hệ thống lai dialel ở vụ đông và vụ xuân hè (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)