- Tiêu chí về cơ cấu ĐNĐV là CBCTở các phường TPHN:
3.2.4. Đổi mới việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bố trí, quản lý đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách
viên là cán bộ chuyên trách
* Đánh giá:
Đánh giá đúng ĐNĐV là CBCT là khâu mở đầu quyết định để tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt và quy hoạch CBCT.
Thực hiện chính xác việc đánh giá, phân loại đảng viên. Đây là một biện pháp quan trọng và có hiệu quả để nâng cao chất lượng ĐNĐV là CBCT. Đánh giá đúng, phân loại chính xác đảng viên thỡ mới cú cơ sở để đề ra biện pháp nâng cao chất lượng ĐNĐV là CBCT đúng, đồng thời kích thích đảng viên nỗ lực phấn đấu vươn lên. Căn cứ vào Hướng dẫn số 20-HD/TCTW ngày 02 tháng 9 năm 2003 của BTC TW về đánh giá chất lượng đảng viên, TUHN cần chỉ đạo tới Quận uỷ và các đảng bộ phường cụ thể hoá những tiêu chí đánh giá cho sát với nhiệm vụ chính trị của đơn vị và nhiệm vụ đó giao cho đảng viên. Phải đảm bảo đỳng nguyờn tắc, tiờu chuẩn và quy trỡnh, phỏt huy dõn chủ, cụng khai nhằm làm cho việc đánh giá đảng viên chính xác, có sức thuyết phục cao và có tác dụng giúp đảng viên tự giác rèn luyện. Sau khi đỏnh giỏ, phõn loại phải xử lý nghiờm tỳc kết quả phân loại. Những đảng viên có thành tích phải được biểu dương, khen thưởng thoả đáng; những đảng viên có sai phạm tư cách đảng viên phải có kế hoạch phấn đấu, sửa chữa cụ thể; những đảng viên sai phạm đến mức xử lý kỷ luật phải xem xột, xử lý kỷ luật nghiờm minh.
* Những căn cứ để đánh giá ĐNĐV là CBCT cấp phường:
Phải trên cơ sở tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng của từng loại CBCT, nhất là ĐNĐV là CBCT để làm chuẩn mực, các yêu cầu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực cụng tỏc và một số yờu cầu chuẩn hoỏ về trỡnh độ cỏc mặt và ý chớ phấn đấu của từng CBCT là đảng viên để đánh giá.
Phải lấy hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân trên địa bàn phường làm thước đo phẩm chất và năng lực của từng CBCT, khắc phục lối đánh giá ĐNĐV là CBCT một cách chủ quan, thiếu khoa học. Nghị quyết Trung ương ba khoá VIII đó chỉ rừ: "... mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua mọi hoạt động thực tiễn, phong trào cách mạng của quần chúng là trường học lớn của cán bộ" [23, tr. 77].
Kết quả công tác, cống hiến của ĐNĐV là CBCT ở các phường thể hiện qua kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xó hội, an ninh - trật tự. Xõy dựng cỏc tổ chức trong hệ thống chớnh trị, xõy dựng tổ chức đảng ở lĩnh vực phụ trách và hiệu quả về
xây dựng khối đoàn kết nội bộ, về chăm lo đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân; về khả năng tập hợp quần chúng và mức độ tín nhiệm của nhân dân và cán bộ trong địa phương.
* Xây dựng quy hoạch ĐNĐV là CBCT:
Quy hoạch cán bộ là một chủ trương lớn có từ lâu của Đảng ta, được khẳng định trong nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và được nhấn mạnh trong Kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX về công tác tổ chức và cán bộ.
Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn đó tiến hành quy hoạch cỏn bộ lónh đạo, quản lý, từ đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, điều động và luân chuyển cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho các nhiệm kỳ tiếp theo.
Trên cơ sở đó, cần thống nhất một số nguyên tắc chỉ đạo cụ thể trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ:
+ Quy hoạch cán bộ phải gắn với quy hoạch chung của đội ngũ cán bộ và các khâu trong công tác cán bộ. Quy hoạch đó phải sát với thực tiễn, trên cơ sở nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có và nguồn cán bộ, dự báo được yêu cầu sắp đến, đề ra được các biện pháp tích cực, khả thi, hiệu quả.
+ Quy hoạch cỏn bộ cấp uỷ là nội dung chủ yếu của quy hoạch cỏn bộ lónh đạo, quản lý, đặc biệt là đội ngũ CBCT.
+ Quy hoạch cán bộ cần được tiến hành đồng bộ, nhất là cấp cơ sở, quy hoạch cấp dưới làm căn cứ cho quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp trên thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới.
+ Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm "mở" và "động". Mở là không khép kín trong từng địa phương, đơn vị, không hạn chế trong số ít người được định sẵn một cách chủ quan. Động là quy hoạch được rà soát thường xuyên, được điều chỉnh theo sự phỏt triển
của cỏn bộ, kịp thời bổ sung những nhõn tố mới. Trong quy hoạch, mỗi chức danh lónh đạo cần quy hoạch ít nhất từ 2 đến 3 đồng chí dự bị; mỗi cán bộ có thể dự kiến đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh.
+ Cán bộ trong diện quy hoạch phải là những người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, nhưng cần được tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn.
+ Cán bộ trong quy hoạch phải được quản lý theo quy chế phõn cấp quản lý cỏn bộ như đối với cán bộ đương chức. Người đứng đầu tổ chức phải có trách nhiệm đề cử và trực tiếp bồi dưỡng những cán bộ dự bị theo quy hoạch đó được tập thể có thẩm quyền quyết định.
Như đối với 18 đảng bộ phường của quận Hoàn Kiếm đó được Quận uỷ xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trỡnh 08-CTr/QU về cụng tỏc cỏn bộ, gúp phần đưa công tác cán bộ dần đi vào nền nếp. Chủ động tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết và trọng tâm công tác của Trung ương, của Thành uỷ và của Quận uỷ: tổng kết 2 năm, 3 năm thực hiện chương trỡnh 08 của Quận uỷ, Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chớnh trị về luõn chuyển cỏn bộ lónh đạo, quản lý. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ của các phường có đủ năng lực trỡnh độ, phẩm chất chính trị, đồng bộ, có tính kế thừa; đó chủ động xây dựng quy hoạch cán bộ phục vụ cuộc bầu cử HĐND các cấp.
* Đổi mới việc lựa chọn, bố trí và quản lý:
Công tác bố trí, sử dụng, sắp xếp, điều động, luân chuyển cán bộ cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc, sát quy hoạch, dân chủ công khai, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm ổn định tổ chức của cơ quan, đơn vị.
Trong 5 năm qua, ở Quận uỷ Hoàn Kiếm, 100% số cán bộ được Ban Thường vụ đó bố trớ, đề bạt, điều động, luân chuyển nhận nhiệm vụ đều yên tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cần kiện toàn đội ngũ cỏn bộ lónh đạo đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhất là từ năm 2001 đến nay càng cần phải điều động, bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại
ĐNĐV là CBCT ở các phường. Để sao đáp ứng được yêu cầu trong nhiệm kỳ này, nhất là sau đợt tiến hành bầu cử HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009. Cần phối hợp chặt chẽ với ban cán sự Đảng và lónh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố trong công tác nhận xét, đánh giá cán bộ và bổ nhiệm, đề bạt đối với cỏn bộ trong diện quản lý theo phõn cấp ở cơ sở.
Xây dựng đội ngũ CBCT đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tiếp tục thực hiện chặt chẽ quy trỡnh đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch CBCT đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trỡnh độ chuyên môn, năng lực thực tiễn. Kiên quyết thay thế CBCT thiếu ý thức trỏch nhiệm, khụng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từng bước trẻ hoá ĐNĐV là CBCT, kết hợp các độ tuổi bảo đảm tính kế thừa và phát triển. Định kỳ kiểm điểm tự phờ bỡnh và phờ bỡnh, đánh giá CBCT làm cơ sở cho việc lựa chọn đề bạt, bổ nhiệm, xây dựng quy hoạch CBCT ở các phường TPHN.
Từ đó, để làm sao bố trí được đúng người đúng việc, tạo điều kiện cho việc quản lý cú hiệu quả. Muốn làm được điều này, cần phải làm sao cho cuộc sống của những CBCT nâng lên bằng cách trước mắt là phải có phụ cấp kiêm nhiệm cho các đồng chí Bí thư đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐND phường không phải là cán bộ công chức và các đồng chí CBCT Đảng, chính quyền, đoàn thể của các phường TPHN trước khi thực hiện Nghị định 114, 121/2003/NĐ-CP là cán bộ hưởng lương mó ngạch 01.004, 01.003 theo nghị định 09/1998/NĐ-CP được hưởng lương như cán bộ công chức, viên chức theo nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cần phải bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển cán bộ hiệu quả, ổn định.