Thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng cây dã quỳ (TITHONIA DIVERSIFOLIA) làm thức ăn cho thỏ (Trang 59 - 62)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1 Thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ

Bng 4.8 Thành phn hóa hc ca thc ăn s dng trong thí nghim tiêu hóa (%DM) Tính trên % DM Ch tiêu DM CP NDF ADF Ash CF Dã quỳ 14,5 20,3 25,2 24,63 16,0 14,1 Rau muống 10,9 21,9 27,7 27,8 17,1 15,0 Cỏ lông tây 23,3 12,1 61,1 32,0 11,8 26,6 TA hỗn hợp 91,2 20,1 24,1 7,83 11,5 4,42

Ghi chú: DM: vât cht khô, CP: protein thô,CF: xơ thô, NDF: xơ trung nh, ADF xơ acid, Ash: khoáng tng s.

Hàm lượng vật chất khô của dã quỳ, rau muống, cỏ lông tây ñều cao ở thí nghiệm nuôi dưỡng. Sự khác biệt này là do cắt ở giai ñoạn phát triển và thời ñiểm thu hoạch khác nhau.

Hàm lượng protein thô cao nhất là dã qùy 20,3% tương tự như giá trị của 21% CP trong báo cáo của Mahecha và Rosales (2005) [63] , Wambui và cộng sự (2006) [85] với rau muống 21,9%. ðiều này chứng tỏ dã quỳ và rau muống là hai thức ăn cung cấp ñạm chủ yếu cho khẩu phần. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng ðiệp (2007) [7] là rau muống 20,2 %. Hàm lượng protein thô của cỏ lông tây là 13,11%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Phùng Thị Thuý Liễu (2008) [13] là 12,5% và Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) [14] là 12,2%.

Hàm lượng protein thô của TAHH 20,1% kết quả này tương ñương với nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang (2008) [8] là 20,0% và Phan Thuận

Hoàng (2009) [10] là 20,2%.

Qua kết quả phân tích thành phần hoá học của bốn loại thức ăn cho thấy cỏ lông tây có hàm lượng NDF cao nhất với 61,1%, kế ñến là rau muống 27,7%, dã quỳ 25,2% và cuối cùng là TAHH 24,0%. Trong ñó hàm lượng NDF của cỏ lông tây là 61,1% phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu (2007) [25] là 61,1%, tuy nhiên thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang (2008) [8] là 71, 8% và Phan Thuận Hoàng (2009) [10] là 66,5%. Hàm lượng NDF của rau muống là 27,7% kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu (2007) [25] là 29,6%.

Với kết quả phân tích trên chúng tôi nhận thấy thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa giữa nghiệm thức dã quỳ và rau muống là tương ñương nhau chỉ khác ở cỏ lông tây, cỏ lông tây có hàm lượng vật chất khô cao, trong khi ñó hàm lượng protein thô lại thấp nó phù hợp cho việc phối trộn với khẩu phần giàu ñạm, vừa giúp cân bằng dưỡng chất trong khẩu phần, vừa tận dụng ñược nguồn thức ăn săn có ở ñịa phương . Với khẩu phần thí nghiệm như trên chúng tôi có ñược hàm lượng dưỡng chất ăn vào như sau:

Bng 4.9 Lượng dưỡng cht ăn vào (g/con/ngày) ca th trong thí nghim tiêu hóa

Nghim thc Khu phn DQ DQCLT RM RMCLT SEM P DM 99,57a 88,48b 99,74a 88,32b 1,88 0,002 CP 22,85a 18,13b 22,97a 18,14b 0,47 0,001 NDF 32,82b 45,44a 34,01b 46,89a 0,35 0,001 ADF 30,94 30,91 30,45 31,17 0,22 0,21

Ghi chú: a, b các giá trịở cùng hàng mang ít nht mt ch ký hiu chung không sai khác nhau .

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung các loại cây thức ăn giàu ñạm trong khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng năng suất trên gia súc. Rau muống là một loại cây có thành phần ñạm trong lá tương ñối cao và ñược ưa chuộng của thỏ. Ưu ñiểm của 2 loại cây này, ngoài hàm lượng ñạm cao, là rất dễ trồng trong ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới, dễ thu hoạch và không cần quá nhiều công chăm sóc. Một loại cây giàu ñạm khác phát triển rộng rãi ở Việt Nam là cây dã quỳ. Lá cây có hàm lượng ñạm gần bằng so với rau muống, lá ñược dùng làm nguồn bổ sung thức ăn xanh cho dê... mang lại kết quả rất tốt ( Khamparn Pathoummalangsy, 2007)[55].

Lượng ăn vào của vật chất khô, protein thô, xơ trung tính và xơ acid của thỏ trong giai ñoạn thí nghiệm tiêu hóa khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ( P< 0,002). Lượng vật chất khô ăn vào cao nhất ở khẩu phần DQ (99,57g/con/ngày) và RM (99,74g/con/ngày). Kết quả này cao hơn kết quả Nguyễn Văn Thu (2007) [25] là RM (79,5g/con/ngày) và RMLT (82,3g/con/ngày), tuy nhiên kết quả này tương ñối thấp so với báo cáo của Doan Thi Gang và cộng sự, (2006) [39]. Theo Doan Thi Gang và cộng sự (2006) [38], thì mức ăn vào của thỏ rất cao từ 119 – 139g/con/ngày khi cho thỏ ăn khẩu phần rau muống có hoặc không có kết hợp với cỏ Guinea, rau lang và phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Xuân Linh (2005) [14] với khả năng DM ăn vào từ 100 – 139g/con/ngày khi cho thỏ ăn khẩu phần rau lang thay thế cỏ lông tây ở các mức ñộ khác nhau.

Lượng protein thô ăn vào ở khẩu phần rau muống (22,97g/con/ngày) và dã quỳ (22,85g/con/ngày) cao hơn so với nghiệm thức có bổ sung cỏ lông tây. Sự khác biệt này là do dã quỳ và rau muống có hàm lượng protein thô cao, do ñó khi cho thỏ ăn khẩu phần 100% dã quỳ và 100% rau muống thì lượng ñạm ăn vào cao. Kết quả này phù hợp với kết quả của Doan Thi Gang và cộng sự (2006) [39] là 20,1 – 25,4 g/con/ngày và kết quả của Pok Samkol và cộng sự

(2006) [75] ñưa ra khả năng ăn vào của thỏ ở khẩu phần rau muống ñược cho ăn với các mức ñộ khác nhau của tấm là 19,9 – 22,9 g/con/ngày. Tỉ lệ tiêu hóa của thỏ trưởng thành có mối liên hệ với nguồn protein (Maertens và De Groote, 1984) [62]. Theo cách này protein ñến từ thức ăn hỗn hợp và hạt ngũ cốc thì tiêu hóa tốt (cao hơn 70%) trong khi ñó protein ít nhiều có liên kết với xơ thì có giá trị thấp hơn (55-70%) nhưng cao hơn những loài dạ dày ñơn khác (tỉ lệ tiêu hóa protein của cỏ linh lăng và bột cỏ ở heo và gia cầm lần lượt là 30 và 50% (Just và cộng sự, 1985) [49].

Hàm lượng NDF ăn vào của nghiệm thức có bổ sung cỏ lông tây cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung. ðiều này do hàm lượng xơ trung tính và xơ acit cỏ lông tây cao (61,2% và 32,0%) dẫn ñến lượng xơ trung tính tiêu thụ cao hơn ở những khẩu phần có cỏ lông tây

Lượng dưỡng chất ăn vào (g/con/ngày) như DM, CP, NDF của thí nghiệm tiêu hóa giữa các nghiệm thức gần như tương ñương nhau nhưng hàm lượng NDF của nghiệm thức có bổ sung cỏ lông tây thì cao hơn nghiệm thức không bổ sung. Kết quả này có thể dẫn ñến tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất giữa các nghiệm thức sẽ khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng cây dã quỳ (TITHONIA DIVERSIFOLIA) làm thức ăn cho thỏ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)