Sự tiêu hoá tinh bột

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng cây dã quỳ (TITHONIA DIVERSIFOLIA) làm thức ăn cho thỏ (Trang 27 - 28)

b. Khả năng cho thịt

2.6.3Sự tiêu hoá tinh bột

Do việc nuôi tập trung, thỏ ñược cho ăn với dinh dưỡng cao và vì thế khẩu phần thườg có nhiều hạt ngũ cốc và tinh bột hơn cách nuôi truyền thống. Theo Cheek và Patton (1980) [35], việc tăng sự thuỷ phân nguồn tinh bột trong khẩu phần cùng với thời gian di chuyển nhanh và tiêu hóa nhanh của thức ăn có thể là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho vi sinh vật manh tràng, gây nên hiện tượng lên men mạnh tại ñây và gây sự xáo trộn tiêu hoá.

Ngoài ra có khoảng 85% tinh bột ñược tiêu hoá trước manh tràng với khẩu phần gồm 35% hạt ngũ cốc. Thỏ cai sữa dường như nhạy cảm với tinh bột thoát qua ruột sau bởi vì hệ thống enzym tuyến tụy vẫn còn non nớt và chỉ phát triển nhanh từ 3 - 4 tuần tuổi. Theo cách này Blas (1986) [29], ñã chỉ ra rằng ở thỏ 28 ngày tuổi thì tinh bột ở hồi tràng khoảng 4% với khẩu phần gồm 30% tinh bột. Trong khi ñó ở thỏ trưởng thành, giá trị này thấp hơn 0,5%. Sự quan sát này là một thực tế quan trọng ñể hiểu về những xáo trộn tiêu hoá trong suốt tuần lễ ñầu sau cai sữa (28 - 40 ngày tuổi).

Lee và cộng sự (1985) [60] ñã chỉ ra rằng tỷ lệ tiêu hóa tinh bột phụ thuộc vào nguồn tinh bột cũng như cách nuôi dưỡng. Tuy nhiên Santoma và cộng sự (1987) [82] không thấy sự khác nhau về tỷ lệ chết, tăng trọng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, vật chất hữu cơ và tiêu hóa protein khi sử dụng khẩu phần có hơn 33% hạt ngũ cốc khác nhau (lúa mì, ngô, lúa mạch).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng cây dã quỳ (TITHONIA DIVERSIFOLIA) làm thức ăn cho thỏ (Trang 27 - 28)