Lịch sử lập pháp của tác phẩm đạo luật cạnh tranh và thương mại năm 1988 định nghĩa rằng “người đại diện có thẩm quyền bao gồm ngoài những luật sư đại diện cho bên liên quan, các chuyên gia…Và người đó

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 100 - 106)

diện có thẩm quyền bao gồm ngoài những luật sư đại diện cho bên liên quan, các chuyên gia…Và người đó phải đại diện cho một bên liên quan trong vụ kiện đó.

không công bố”, chẳng hạn như là bí mật thương mại, có thể là công thức bí mật

hoặc các phương pháp có giá trị thương mại... 3.3.1.4. Hình thức chế tài khi tiết lộ thông tin mật

Theo quy định, các bên liên quan và Luật sư chỉ được tiếp cận thông tin đã được “bảo mật” khi có sự đồng ý của người nộp thông tin. Trong Hiệp định ADA cũng như các quy định của Việt Nam về điều tra chống bán phá giá không có hình thức xử lý khi các bên tiết lộ thông tin mật trong quá trình điều tra. Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức xử lý hành vi này có thể nằm rải rác ở những văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Thực tế, do không được phép tiếp cận thông tin mật (ngoại trừ bên cung cấp cho phép), cho nên khả năng tiết lộ thông tin từ Luật sư và các bên liên quan là rất hiếm. Do vậy, nguy cơ tiết lộ nhiều nhất là từ các thành viên của cơ quan chống bán phá, chứ không phải là luật sư và các bên liên quan trong vụ kiện. Các văn bản điều chỉnh hành vi này như Bộ luật dân sự (trong trường hợp gây thiệt hại); Luật bồi thường nhà nước (trường hợp công chức vi phạm khi thi hành công vụ gây thiệt hại); Bộ luật Hình sự (trường hợp xâm hại đến an ninh quốc gia) và các ván bản pháp luật về xử phạt hành chính có liên quan...

Khác với Việt Nam, pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cho phép các bên liên quan tiếp cận một số thông tin mật nhất định trong quá trình điều tra. Do vậy, nguy cơ bị lộ thông tin từ Luật sư và các bên liên quan là rất lớn. Vì thế, pháp luật của họ đã quy định rất chặt chẽ, cụ thể, đầy đủ các chế tài để nhằm bảo đảm thông tin mật không bị tiết lộ. Những biện pháp cụ thể có thể được áp dụng: (i) Cấm hành nghề đối với các vụ việc do cơ quan điều tra thụ lý trong bảy năm kể từ khi xác định có vi phạm; (ii) Thông báo cho Đoàn luật sư Hoa kỳ; (iii) Trong trường hợp của một luật sư, kế toán viên hoặc một chuyên gia nào khác thì sẽ gửi thông báo đến những hiệp hội nghề nghiệp tương ứng; (iv) Những hình phạt khác mà ITC đưa ra như: thông báo công khai cho công chúng biết, hoặc loại bỏ bất cứ thông tin, tóm tắt được cung cấp bởi, hoặc đại diện của, người phạm lỗi, hoặc đại diện của bên tham gia bởi người phạm lỗi, từ chối cho tiếp cận thông tin mật hiện tại cũng như những cuộc điều tra trong tương lai; và (v) Những hành vi khác khác như vậy, bao gồm nhưng không giới hạn, một lá thư cảnh báo, hay là một quyết định tương tự của ITC [4, mục 777 (c) và 5, mục 207.7(f)].

3.3.2. Rà soát quyết định chống bán phá giá

3.3.2.1. Rà soát Tư pháp

Theo quy định của Hiệp định ADA, việc quy định cơ quan nào có thẩm quyền xem xét khiếu kiện loại này, cơ quan Tư pháp (Toà án) hay cơ quan hành chính, sẽ do pháp luật của từng quốc gia quy định. Tuy nhiên, với điều kiện là “các hình thức tòa án hay các thủ tục này sẽ được đặt độc lập đối với các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định hoặc xem xét lại có liên quan” [2, điều 13].

Pháp luật Việt Nam quy định, sau khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Nếu các bên liên quan không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công thương trong vòng 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng ban hành quyết định đánh thuế chống bán phá giá và trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Thời hạn này có thể được gia hạn trong một số trường hợp đặc biệt, nhưng không quá 60 ngày. Nếu quá thời hạn 60 ngày mà Bộ trưởng không giải quyết hoặc một bên liên quan không đồng tình với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của Pháp luật Việt Nam [16, điều 26].

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có Toà án chuyên trách giải quyết về các tranh chấp liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại. Do vậy, trường hợp phát sinh khiếu kiện các quyết định chống bán phá giá, các bên liên quan chỉ có thể khiếu kiện theo trình tự, thủ tục theo Pháp luật về Tố tụng hành chính. Theo quy định tại khoản 1, điều 30 Luật Tố tụng Hành chính, thẩm quyền để xét xử sơ thẩm đối với Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và cấp xét xử phúc thẩm là Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hà nội. Trong quá trình giải quyết vụ án, các bên có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình [13, điều 49, khoản 1]. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân tối cao có thể giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Bên cạnh đó, Pháp lệnh chống bán phá giá có quy định rằng, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó [16, điều 27]. Mặc dù Việt Nam không quy định rõ là các bên có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Hội

đồng giải quyết tranh chấp của WTO, yêu cầu xem xét lại quyết định chống bán phá giá mà được cho là không công bằng. Nhưng, các bên vẫn có quyền khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đối với các quyết định của Bộ trưởng.

Ở Hoa Kỳ, pháp luật quy định rất rõ ràng về trình tự, thủ tục khiếu nại và khởi kiện. Các bên liên quan có quyền phản đối các quyết định của cơ quan điều tra lên WTO, hoặc ra Toà án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (trụ sở tại thành phố New york) đối với quyết định của DOC về biên độ phá giá của hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ; Hoặc quyết định của ITC về xác định thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước. Tức là các bên liên quan có quyền lựa chọn hoặc là Tòa án hoặc là khiếu nại lên WTO.

Trên thực tế, thường thì các nhà sản xuất trong nước và các nhà sản xuất nước ngoài đều có phản đối các quyết định của cơ quan trong các vụ điều tra về thuế chống bán phá giá.

Ví dụ: DOC kết luận rằng hành vi bán phá giá có diễn ra và tính toán biên độ phá giá là 35%. Khi đó, các nhà sản xuất nước ngoài sẽ phản đối và cho rằng không có hành vi bán phá giá, và cho dù có bán phá giá đi chăng nữa thì biên độ phá giá mà DOC mại tính toán phải thấp hơn thế; Còn ngược lại các nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước thì cho rằng biên độ mà DOC tính toán phải cao hơn nhiều.

Bên khiếu kiện nộp đơn lên Toà án; Chính phủ nộp lên Toà một bộ hoàn chỉnh các “hồ sơ hành chính” liên quan tới các quyết định của cơ quan điều tra. Các bên chỉ được dựa vào hồ sơ hành chính mà chính phủ cung cấp để biện hộ cho quan điểm của mình, không được đưa ra bằng chứng mới hoặc lời khai của nhân chứng mới. Quyết định của Toà án chỉ dựa trên “Hồ sơ hành chính”, các bên không được nộp thêm chứng cứ lên Toà. Lý do hạn chế tất cả các bên trong việc chỉ được dựa vào các chứng cứ và lý lẽ biện hộ nếu trong “Hồ sơ hành chính” là: (i) Sẽ rất không công bằng, nếu quyết định của Thẩm phán dựa trên các chứng cứ và/hoặc lý lẽ biện hộ mới chưa từng được trình lên cơ quan điều tra giải quyết trước đó, để kết luận rằng quyết định mà cơ quan ban hành trước đó là sai trái; (ii) Sẽ là rất không công bằng, nếu Thẩm phán ra phán quyết có lợi cho cơ quan giải quyết vụ việc trước đó dựa trên chứng cứ hay lý lẽ biện hộ mới chưa từng được cơ quan này xem xét khi ban hành quyết định. Nhiều vụ kiện đã được trả lại cho cơ quan điều tra để xem xét lại vì

những lý do đã nêu. Sau khi có quyết định của Toà án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, nếu các bên liên quan không hài lòng thì có thể yêu cầu Toà phúc thẩm cấp Liên bang Hoa Kỳ tại Washington DC xem xét lại bản án sơ thẩm. Trong một số trường hợp đặc biệt thì Toà án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington DC sẽ xem xét một lần nữa.

Nếu quốc gia xuất khẩu nhận thấy quyền lợi bị thiệt hại thì khiếu nại lên Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO. Trường hợp các bên chọn con đường khiếu nại lên WTO là khá phổ biến (Trung Quốc, Thái lan… đã khiếu nại Hoa Kỳ trong vụ kiện tôm đông lạnh), mặc dù phán quyết của Hội đồng giải quyết tranh chấp của WTO không có tính cưỡng chế, nhưng qua đó thì nước nhập khẩu sẽ diều chỉnh lại các biện pháp chống bán phá giá cho phù hợp với các quy định của WTO.

Thủ tục khiếu kiện quyết định áp thuế chống bán phá giá của EU có thể được xem xét theo ba con đường: (i) Thứ nhất, khiếu kiện ra Tòa án của một nước thành viên của EU (Tòa án quốc gia). Tuy nhiên, nếu Tòa án quốc gia đó thấy cần thiết phải có quyết định của Tòa án Châu Âu (European Court of Justice - ECJ) để giải thích pháp luật của EU thì có thể đưa ra Tòa án Châu Âu để giải quyết. Trong trường hợp này ECJ sẽ đưa ra ý kiến về việc áp dụng quy định của EU về chống bán phá giá mà không đi sâu vào vụ việc, phần còn lại sẽ do Tòa án quốc gia giải quyết; (ii) Thứ hai, Khiếu kiện trực tiếp ra Tòa án sơ thẩm Châu Âu (Court of First Instance CFI). Trong vòng hai tháng kể từ khi quyết định liên quan được thông báo cho bên đó hoặc kể từ khi quyết định được công khai, các bên liên quan kiện quyết định của cơ quan Châu Âu có thẩm quyền ra Toà sơ thẩm Châu Âu. Tòa án này có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện có liên quan đến các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Thông thường, các khiếu kiện chủ yếu liên quan đến vấn đề: yêu cầu hủy bỏ quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức của Hội đồng Châu Âu; và yêu cầu bồi thường thiệt hại; (iii) Thứ ba, yêu cầu giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO. Chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO là các quốc gia thành viên WTO, chính phủ các quốc gia có quyền khiếu nại yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO giải quyết. Thông thường các đối tượng bị khiếu kiện có thể bao gồm: (i) Thuế chống bán phá giá; (ii) Cam kết giá; (iii) Biện pháp tạm thời; (iv) Quy định nội luật của các quốc gia về chống bán phá giá.

Thuế chống bán phá giá được quy định là sẽ chấm dứt hiệu lực không quá 5 năm, trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống bán phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và thiệt hại [2, điều 11]. Như vậy, về mặt lý thuyết thì Quyết định áp thuế chống bán phá giá có thời gian tối đa là 5 năm, nhưng các quốc gia có thể gia hạn quyết định này, thậm chí gia hạn tới vô thời hạn. Thuế chống bán phá giá chỉ dừng lại khi loại bỏ được việc bán phá giá.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc rà soát lại thuế chống bán phá giá sẽ được thực hiện hằng năm: sau một năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ công thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của một hoặc nhiều bên có liên quan trên cơ sở các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp. Một năm trước ngày thời hạn quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá [16, điều 24]. Trường hợp rà soát hành chính hằng năm chỉ được Bộ Công thương xem xét khi có yêu cầu của một trong các bên liên quan. Còn trường hợp rà soát cuối kỳ không phụ thuộc và việc các bên liên quan có yêu cầu hay không.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, mức thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong quyết định cuối cùng của DOC là mức thuế dự tính để xác định mức đặt cọc bằng tiền mặt áp dụng cho hàng nhập khẩu sau khi lệnh áp đặt thuế chống bán phá giá được ban hành. Số tiền thuế chống bán phá giá phải trả thực tế dựa trên rà soát hành chính sẽ được tiến hành một năm sau khi lệnh áp thuế chống bán phá giá được ban hành.

Thủ tục rà soát của Hoa Kỳ rất khác biệt với Hiệp định ADA, các quốc gia khác và Việt Nam. Theo đó ở Canada, Việt Nam quy định sau khi lệnh áp thuế chống bán phá giá có hiệu lực thì thuế suất thuế chống bán phá giá sẽ được công bố cho các bên biết và mức thuế này sẽ giữ nguyên trong suốt thời hạn có hiệu lực của quyết định áp thuế. Thuế này có thể giảm trong trường hợp các bên liên quan yêu cầu rà soát lại hàng năm và được Bộ Công thương chấp thuận giảm thuế. Ở Hoa Kỳ hàng hóa nhập khẩu vào phải đóng khoản tiền đặt cọc và sau khi hàng hóa nhập khẩu vào rồi mới biết mức thuế cụ thể.

thuế là 10%. Ngày 15 tháng 03/2009 lệnh chống bán phá giá được đưa ra sau khi có quyết định cuối cùng của ITC khẳng định có thiệt hại. Lệnh này ban hành bao gồm yêu cầu bảo lãnh bằng tiền đối với mức thuế “dự tính” tương đương với số tiền quy định trong quyết đinh của ITC. Sau một năm, ngày 01/04/2010 bắt đầu rà soát lại cho tất cả lô hàng được nhập từ quyết định sơ bộ đến ngày 31 tháng 3 năm 2010. DOC hoàn thành rà soát trước tháng 5 năm 2011 và sau đó đưa ra mức thuế chống bán phá giá là 5%. Theo đó, DOC sẽ hướng dẫn Hải quan Hoa Kỳ trả lại phần chênh lệch đã nộp bảo lãnh cùng với khoản lãi suất số tiền bảo lãnh đã nộp quá. Sau khi rà soát hành chính thì mức bảo lãnh của những lô hàng tiếp theo cũng sẽ giảm theo tỷ lệ mức bảo lãnh là 5% thay cho 10 % như trước đây.

Không muộn hơn 30 ngày trước khi kết thúc năm năm kể từ ngày ban hành quyết định chống bán phá giá hoặc quyết định đình chỉ, DOC sẽ đăng công báo liên bang yêu cầu các bên cung cấp các thông tin: (1) Bản trình bày thể hiện mong muốn của họ tham gia việc xem xét lại bằng cách cung cấp các thông tin theo yêu cầu của DOC và ITC; (2) Báo các khả năng tác động của việc thu hồi quyết định hoặc tạm đình chỉ điều tra; (3) Các thông tin khác hoặc các số liệu công nghiệp mà ITC hoặc DOC yêu cầu [4, mục 751(c)(2)] .

Nếu không có bên liên quan nào phản hồi thông báo khởi xướng, DOC sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng, trong vòng 90 ngày sau khi khởi xướng xem xét lại, thu hồi quyết định chống bán phá giá hoặc quyết định đình chỉ điều tra. Nếu các bên liên quan cung cấp thông tin phản hồi không đầy đủ theo yêu cầu của thông báo khởi xướng, trong vòng 120 ngày kể từ ngày khởi xướng xem xét lại đối với DOC hoặc 150 ngày đối với ITC, có thể không điều tra thêm nữa mà ra phán quyết cuối cùng trên cơ sở thông tin sẵn có [4, mục 751 (c)(3)].

Nếu các bên liên quan phản hồi thông báo khởi xướng một cách đầy đủ, hai cơ quan này sẽ tiến hành xem xét một cách toàn diện. Trong trường hợp bình thường, DOC sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vòng 240 ngày sau khi khởi xướng xem xét lại, nếu phán quyết là khẳng định thì trong vòng 120 ngày, ITC sẽ đưa ra phán

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w