6 Trường hợp này lãnh thổ địa lý của một nước có thể được phân chia thành hai hoặc nhiều khu vực thị trường mang tính cạnh tranh và các nhà snả xuất trong mỗi thị trường có thể được coi là một ngành sản xuất
3.1.2. Điều kiện để điều tra chốngbán phá giá
Việc tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi: (i) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước; (ii) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa quy định của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải “lớn hơn” khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Bên cạnh đại diện cho ngành sản xuất trong nước nộp đơn yêu cầu khởi xướng điều tra chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng có thể yêu cầu điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hóa gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [16, điều 8].
Quy định của Hiệp định ADA và của một số quốc gia cho phép ngành sản xuất trong nước ở quốc gia thứ ba có thể khởi kiện yêu cầu điều tra chống bán phá giá để bảo vệ ngành sản xuất trong nước ở quốc gia thứ ba, cho dù ngành sản xuất trong nước ở quốc gia nhập khẩu không yêu cầu. Tuy nhiên, điều kiện để được chấp nhận đơn kiện thì phải có một số nguyên tắc nhất định, tùy theo mỗi quốc gia, nhưng cơ bản nhất là nguyên tắc có đi có lại
3.1.2.1. Tư cách đại diện của đơn kiện
Theo Hiệp định ADA, một cuộc điều tra có thể được khởi xướng khi có đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong nước hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu tự khởi xướng (ex officio), hoặc theo yêu cầu của quốc gia thứ ba là thành viên của WTO yêu cầu quốc gia nhập khẩu điều tra hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia thành viên khác.
Thứ nhất, Trường hợp cuộc điều tra do ngành sản xuất trong nước nộp đơn yêu cầu, đơn yêu cầu chỉ được coi là ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho
ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được sự ủng hộ của các nhà sản xuất chiếm hơn 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được sản xuất bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó.12Tuy nhiên, cuộc điều tra không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra [2, điều 5.4].
Mặt khác, cần lưu ý rằng ngoài những nhà sản xuất ủng hộ hoặc phản đối đề nghị điều tra đánh thuế chống bán phá giá thì còn có cả những nhà sản xuất trung lập, tức là không thể hiện sự ủng hộ hay phản đối. Sản lượng của những nhà sản xuất này không được tính đến khi so sánh giữa tương quan sản lượng của những nhà sản xuất ủng hộ và phản đối đề nghị điều tra. Ngoài ra, Hiệp định ADA cho phép những người làm công (employees) hoặc đại diện của những người làm công cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự được quyền nộp hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá [2, ghi chú 14].
Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam quy định, để điều tra và ra quyết định áp thuế chống bán phá giá, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi hội đủ điều kiện khi khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc hàng hoá tương tự của ngành sản xuất trong nước; Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng thuế chống bán phá giá.
Quy định của Hoa Kỳ xác định đơn kiện phải đạt yêu cầu tối thiểu nếu ngành sản xuất trong nước hoặc người lao động ủng hộ đơn kiện chiếm tỷ lệ: (i) Ít nhất 25% của tổng sản phẩm nội địa tương tự; và (ii) Hơn 50% sản lượng của sản phẩm tương tự trong nước được sản xuất thể hiện ủng hộ đơn kiện [45, tr.10].