Phiên bản tiếng Việt của Hiệp định ADA ghi tỷ lệ là “tối thiểu” 50%, còn phiên bản tiếng Anh ghi tỷ lệ “chiếm hơn” 50% Vì thế, nếu so với phiên bản tiếng Anh của Hiệp định ADA thì quy định của Việt Nam là

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 71 - 80)

“chiếm hơn” 50%. Vì thế, nếu so với phiên bản tiếng Anh của Hiệp định ADA thì quy định của Việt Nam là phù hợp, còn nếu so với phiên bản tiếng Việt của Hiệp định ADA thì quy định của Việt Nam là yêu cầu tỷ lệ ủng hộ cao hơn so với Hiệp định ADA, dẫn đến làm giảm cơ hội của ngành sản xuất trong nước khi khởi kiện chống bán phá giá.(nguồn tài liệu: http://chongbanphagia.vn/vanbanphapluat/20080520/hiep-dinh-ve-

Hơn nữa, là một quốc gia có nhiều bang và vùng lãnh thổ tách biệt ranh giới, Hoa Kỳ cho phép áp dụng cách xác định tính đại diện ngành đối với đề nghị điều tra chỉ trong phạm vi bang hoặc vùng lãnh thổ liên quan như quy định của Hiệp định ADA: Trong trường hợp đặc biệt khi lãnh thổ của thành viên có ngành sản xuất đang được xem xét bị phân chia thành hai hay nhiều thị trường cạnh tranh nhau và các nhà sản xuất tại mỗi thị trường có thể được coi là ngành sản xuất độc lập nếu như: (i) Các nhà sản xuất tại thị trường đó bán tất cả hoặc hầu như tất cả sản phẩm đang được xem xét tại thị trường đó, và (ii) Nhu cầu tại thị trường đó không được cung ứng ở mức độ đáng kể bởi các nhà sản xuất sản phẩm đang được xem xét nằm ngoài lãnh thổ trên. Trong trường hợp trên, có thể được coi là có thiệt hại ngay cả khi phần lớn ngành sản xuất không bị thiệt hại với điều kiện là có sự tập trung nhập khẩu hàng được bán phá giá vào thị trường độc lập đó và điều kiện nữa là hàng nhập khẩu được bán phá giá gây thiệt hại đối với các nhà sản xuất trong nước sản xuất ra toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lượng sản xuất tại thị trường đó [2, điều 4.2] … Khi hàng hoá nhập khẩu bán phá giá ở một bang/vùng lãnh thổ mặc dù các vùng liên quan và bang khác không bị ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa là đề nghị điều tra của các nhà sản xuất của một ngành thuộc một bang hoặc vùng lãnh thổ sẽ được chấp nhận nếu sản lượng của các nhà sản xuất liên quan trong phạm vi bang/vùng lãnh thổ thoả mãn yêu cầu về tính đại diện cho ngành sản xuất tại chính bang/vùng lãnh thổ đó. Quy định này của WTO được Hoa Kỳ đề cập đến trong định nghĩa về “ngành công nghiệp vùng.”

Theo pháp luật EU, một (nhóm) tổ chức, cá nhân bất kỳ có thể nộp đơn kiện chống bán phá giá nếu tổ chức, cá nhân đó đại diện cho ngành sản xuất nội địa, tức là phải đảm bảo được rằng các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải: (i) Chiếm hơn 50% tổng sản lượng sản phẩm tương tự (với sản phẩm bị điều tra) sản xuất bởi các nhà sản xuất có ý kiến về đơn kiện (ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện); và (ii) Chiếm không dưới 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự (với sản phẩm bị điều tra) sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất nội địa EU (bao gồm cả những người phản đối, ủng hộ hoặc không có ý kiến gì) [8, điều 5.4].

Hiệp định ADA xác định điều kiện của tỷ lệ yêu cầu đại diện cho ngành sản xuất trong nước là 50% và 25%, quy định này nhằm để bảo đảm sự ủng hộ của số lượng nhà sản xuất trong nước của quốc gia nhập khẩu. Hiệp định yêu cầu rằng việc

kiểm tra cả hai yếu tố đó phải thỏa mãn. Tỷ lệ thăm dò 50% tập trung vào quy mô tương đối về sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn kiện so với sản lượng của những doanh nghiệp không ủng hộ đơn kiện. Yêu cầu này là tất cả những nhà sản xuất thể hiện quan điểm đối với đơn kiện, các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện chiếm sản lượng nhiều hơn so với phía phản đối. Việc thăm dò tỷ lệ 25% tập trung vào quy mô tuyệt đối, xác định sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn kiện. Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải chiếm ít nhất 25% tổng sản phẩm trong nước của sản phẩm nội địa tương tự.

Điều 5.4 của Hiệp định mở rộng không gian của các nguyên đơn vượt ra ngoài phạm vi các doanh nghiệp trong ngành sản xuất trong nước như bao gồm các bên liên quan khác trình bày để hành động đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Chú thích 14 của điều 5.4 giải thích rằng “các thành viên nhận thức được rằng trong lãnh thổ của các thành viên nhất định, người lao động của các nhà sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự hoặc đại diện của những người lao động, có thể nộp đơn khởi kiện hoặc ủng hộ bất cứ cuộc điều tra nào.” Theo nghĩa đen của điều luật này, tức là thêm vào công đoàn hoặc các hiệp hội công nhân khác, cá nhân công nhân hoặc các tổ chức lâm thời của công nhân có thể nộp đơn kiện.

Pháp luật Hoa Kỳ đã áp dụng chú thích 14 của Hiệp định ADA, theo đó đặt quản lý và người lao động trên cơ sở bình đẳng trong việc ủng hộ hay phản đối đơn kiện. Kết quả là, “nếu người lao động và quản lý của cùng một doanh nghiệp bày tỏ quan điểm đối lập nhau đối với đơn kiện, doanh nghiệp đó và sản phẩm nó đại diện sẽ không được tính như là đã thể hiện ủng hộ hay phản đối đơn kiện” [101, tr.59]. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì sản lượng của các doanh nghiệp vẫn được tính là một phần của tổng sản lượng của sản phẩm tương tự trong nước khi áp dụng ngưỡng tỷ lệ 25% [45, tr.10]. Nếu trường hợp tỷ lệ ủng hộ đơn kiện không đạt ngưỡng 50% thì DOC sẽ lấy ý kiến của các nhà sản xuất trong nước để nhằm đạt được tỷ lệ theo quy định.

Tại Hoa Kỳ, công đoàn và nhóm người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu chống bán phá giá. Nhưng đối với EC thì điều này không thể xảy ra. Tuy nhiên, theo Điều 5.1 quy định về chống bán phá giá của EC, căn cứ để khởi xướng điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của bán phá giá, trước tiên phải có đơn yêu

ầu bằng văn bản của bất cứ cá nhân, pháp nhân, tổ chức hoặc hiệp hội không có tư cách pháp nhân, thực hiện với tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước [69]. Điều này có nghĩa là Công đoàn cũng có quyền nộp đơn kiện với tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước, nếu họ chứng minh được sự ủy quyền của ngành sản xuất trong nước.

Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam quy định: Tổ chức công đoàn hoặc các tổ chức khác đại diện cho quyền lợi của người lao dộng trong ngành sản xuất trong nước là các bên liên quan của vụ kiện [16, điều 11 khoản7]. Nhưng, chưa quy định rõ trong trường hợp người lao động và quản lý của cùng doanh nghiệp bày tỏ quan điểm đối lập nhau thì xử lý thế nào? Bên cạnh đó pháp luật cũng đã mở rộng thêm so với Hiệp định chống bán phá giá, như (i) Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [16, điều 11, khoản 8]. Nhưng lại không xác định rõ tổ chức này có vai trò như thế nào trong vụ kiện.

Thứ hai, Trường hợp đặc biệt, Hiệp định cho phép cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu có thể quyết định bắt đầu cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước, các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá, về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi bán phá giá của sản phẩm bị điều tra [2, điều 5.6].

Ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương có thể yêu cầu điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [16, điều 8, khoản 2].

Thứ ba, Ngoài hai trường hợp trên là để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Đối với trường hợp điều tra chống bán phá giá theo yêu cầu của nước thứ ba, nhằm bảo vệ quyền lợi của ngành sản xuất trong nước ở quốc gia thứ ba. Đơn đề nghị chống bán phá giá của nước thứ ba sẽ do các cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba này thực hiện [2, điều 14]. Pháp luật về chống bán phá giá ở Việt Nam chưa có quy định về trường hợp điều tra theo yêu cầu của quốc gia thứ ba.

Hoa Kỳ là một trong số các quốc gia đã áp dụng điều luật này, nhằm mở rộng phạm vi bảo hộ bởi luật chống bán phá giá của quốc gia thứ ba. Quốc gia thứ ba có thể yêu cầu đại diện thương mại Hoa Kỳ (U.S. Trade Representative - USTR) nộp

đơn kiện đại diện cho họ. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ buộc USTR, DOC, và ITC đáp ứng đơn kiện chống bán phá giá của quốc gia thứ ba. Do vậy, bất cứ thành viên nào của WTO cũng có thể tìm kiếm sự bảo vệ ở Hoa Kỳ, thậm chí không có yêu cầu của ngành sản xuất trong nước Hoa Kỳ. Để đơn kiện được phê duyệt, quốc gia nộp đơn phải thỏa mãn hai vấn đề sau: (i) Đơn kiện phải khẳng định rằng nhà xuất khẩu từ một quốc gia thành viên khác của WTO bán phá giá hàng hóa ở Hoa Kỳ và việc bán phá giá này làm thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở quốc gia thành viên nộp đơn kiện; (ii) USTR phải tham khảo với ITC và DOC, nhằm có được sự thông qua của Hội đồng WTO về thương mại hàng hóa, và bảo đảm rằng thành viên khởi kiện giành cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ cơ hội công bằng để bắt đầu các hoạt động chống bán phá giá.

Tóm lại: Tư cách đại diện của đơn kiện chống bán phá giá của Việt Nam và một số quốc gia đã nêu trên là phù hợp với quy định của Hiệp định ADA, đó là sản lượng các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn kiện phải lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn kiện (một số nước sử dụng là lớn hơn 50%) và tỷ lệ ủng hộ đơn kiện phải chiếm ít nhất là 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự của ngành sản xuất trong nước.

Đối tượng được nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá, ngoài các nhà sản xuất trong nước, một số quốc gia còn quy định người lao động cũng có quyền nộp đơn khởi kiện. Bên cạnh đó, khởi xướng vụ kiện theo yêu cầu của quốc gia thứ ba cũng đã được một số quốc gia quy định, áp dụng trong thực tiễn hoạt động chống bán phá giá.

3.1.2.2. Những thông tin cần thiết trong hồ sơ khởi kiện

Để xác định sự tồn tại của hành vi bán phá giá và mức độ ảnh hưởng của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá đối với ngành sản xuất trong nước, thông thường được khởi xướng trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất sản phẩm nội địa tương tự trong nước, hoặc của một nhóm nhà sản xuất đại diện cho ngành đó, hoặc yêu cầu của ngành sản xuất trong nước của một quốc gia thứ ba. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, khi có cơ sở đầy đủ bằng chứng về việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước và chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hàng hoá nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại vật chất cho

ngành sản xuất trong nước, cơ quan nhà nước của nước nhập khẩu có thể tự khởi xướng điều tra cho dù không có đề nghị của ngành sản xuất trong nước. Các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhận quả [2, điều 5.6]. Bộ trưởng Bộ Công thương có thể yêu cầu điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hoá gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [16, điều 8, khoản 2].

Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá cần cung cấp các thông tin chủ yếu: (i) Đặc điểm của người nộp đơn, mô tả về số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự mà người nộp đơn là nhà sản xuất trong nước. Khi đơn yêu cầu được làm nhân danh ngành sản xuất trong nước, đơn yêu cầu đó phải chỉ rõ ngành sản xuất gửi đơn đó đại diện bằng cách liệt kê tất cả các nhà sản xuất làm ra sản phẩm tương tự ở trong nước được biết đến (hoặc các hiệp hội của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước) và ở chừng mực nhất định các nhà sản xuất này tính toán để đưa ra mô tả về số lượng và giá trị của sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự đó do các nhà sản xuất này làm ra; (ii) Mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứ của hàng hóa đó, những người được biết là nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài và những nhà nhập khẩu hàng hóa đó; (iii) Thông tin về giá bán hàng hóa đang được xem xét khi được tiêu thụ trong nước tại nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa đó và thông tin về giá xuất khẩu hoặc trong trường hợp thích hợp thì là giá khi sản phẩm đó được bán lại lần đầu tiên cho một người mua độc lập tại lãnh thổ của thành viên nhập khẩu hàng đó; (iv) Thông tin về khối lượng nhập khẩu của hàng hóa bị nghi là bán phá giá; ảnh hưởng của hàng hóa nhập khẩu này đến giá của hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa và hậu quả của hàng nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước [2, điều 5.2].

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá cần cung cấp: (i) Cung cấp đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân có yêu cầu điều tra chống bán phá giá; Mô tả hàng nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong đó tên gọi của hàng hoá, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu; (ii) Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp

chống bán phá giá, trong đó bao gồm tên gọi của hàng hóa, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu áp dụng, xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu; (iii) Mô tả khối lượng, số lượng và giá trị của hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (iv) Mô tả khối lượng, số lượng và giá trị của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (v) Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả được nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (vi) Biên độ phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (vii) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước do hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra; (viii) Tên, địa chỉ, thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (ix) Yêu cầu cụ thể việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng; và (x) Các tài liệu, thông tin liên quan khác mà tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá cho là cần thiết [16, điều 9].

Đối với Hoa Kỳ, quy định về những thông tin cần cung cấp trong hồ sơ đề nghị khởi kiện cũng có nhiều điểm chi tiết hơn so với Hiệp định ADA và của Việt Nam, cụ thể: (i) Cung cấp những thông tin chi tiết về các đối tượng ký tên trong hồ sơ đề nghị điều tra và ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc sử dụng sản phẩm

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 71 - 80)