Ví dụ: Nhà xuất khẩ uô tô nhưng các bộ phận như máy, khung gầm được nhập khẩu từ nước khác với giá

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 31 - 51)

tế quốc gia xuất khẩu. Trong trường hợp này, lợi nhuận của các nhà sản xuất bán phá giá sẽ vượt quá thiệt hại của người tiêu dùng. Đó là lợi thế cho các doanh nghiệp của quốc gia xuất khẩu để hình thành các Carten (Kartell) xuất khẩu nhằm khai thác sức mạnh độc quyền tập thể ở thị trường nước ngoài và từ đó nhằm cải thiện điều kiện thương mại của quốc gia xuất khẩu. Có một số vụ kiện mà các cartel xuất khẩu được sự khuyến khích và hỗ trợ của chính phủ trong một giai đoạn phát triển nhất định.

Tóm lại: Ảnh hướng của bán phá giá đối với nước xuất khẩu là: (i) Người tiêu dùng tại quốc gia xuất khẩu phải mua ở mức giá cao hơn so với quốc gia nhập khẩu; (ii) Quốc gia xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới cho sự thâm nhập của sản phẩm; (iii) Cán cân thanh toán có thể trở nên thuận lợi hơn cho nước xuất khẩu.

2.1.3.2. Ảnh hưởng của bán phá giá đối với nền kinh tế nước nhập khẩu

Tại thị trường nước nhập khẩu, hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu đã tạo ra những xung đột lợi ích giữa các nhà sản xuất cạnh tranh của nước nhập khẩu và người tiêu dùng bởi lý do phân phối hàng hóa với giá rẻ.

Xét về mặt tích cực, người tiêu dùng, trong giai đoạn đầu họ được hưởng lợi nhiều từ việc bán phá giá, và hàng hóa sẽ được bán rẻ hơn bởi sự cạnh tranh của các hãng. Điều này đã mang lại những lợi ích to lớn cho người tiêu dùng; đối với các doanh nghiệp trong nước kinh doanh kém hiệu quả sẽ bị loại bỏ và sẽ làm trong sạch nền kinh tế.

Xét về mặt tiêu cực, sau khi loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh trong nước để chiếm lĩnh được thị phần, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ độc quyền và họ đẩy giá lên để bù lỗ cho giai đoạn trước đây, lúc này người tiêu dùng lại bị thiệt hại. Đối với các nhà sản xuất nội địa thì đây lại là một hành vi gây thiệt hại cho họ, bởi vì hàng hóa nhập khẩu giá rẻ đã chiếm mất thị phần, dẫn đến lợi nhuận bị giảm, sản phẩm không tiêu thụ được, lao động không có việc làm…Hậu quả là không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp trong nước mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Theo Jacob Viner, bán phá giá có thể mang lại lợi ích cho nước nhập khẩu khi nó xảy ra liên tục và mãi mãi, nhưng ngược lại nếu nó xảy ra không thường xuyên và ngắn hạn thì sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cũng như nước nhập khẩu. Theo đó, bán phá giá ngắn hạn gây thiệt hại trực tiếp cho các đối thủ cạnh tranh

và quốc gia nhập khẩu. Ông cho rằng “bán phá giá ngắn hạn, cho dù là mục đích nào đi chăng nữa đều có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng hoặc loại bỏ hoàn toàn đố với toàn bộ ngành công nghiệp trong nước. Lợi ích của việc bán phá giá mang lại cho người tiêu dùng không đủ nhiều để bù đắp cho thiệt hại của ngành sản xuất trong nước…Đặc biệt, bán phá giá dường như dẫn đến bị lỗ tại nước nhập khẩu, tuy nhiên sau đó nó sẽ đẩy giá lên cao một cách bất thường.”

Các lập luận của Viner đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bán phá giá. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng lập luận của Viner đã không làm rõ trong việc đánh giá tính hiệu quả kinh tế của việc bán phá giá đối với toàn bộ nền kinh tế, việc loại bỏ những đối thủ hoạt động kém hiệu quả là mang lại lợi ích cho nền kinh tế, xã hội và là cần thiết. Theo Rechard Dale thậm chí xảy ra việc phân biệt giá quốc tế trong giai đoạn ngắn hạn, chỉ loại bỏ những đối thủ cạnh tranh kém hiệu quả: “nếu nhà sản xuất trong nước bị buộc phải ngừng hoạt động nhà máy, tuy nhiên, điều này có nghĩa là chi phí cận biên ngắn hạn của nhà sản xuất đang ở mức cao hơn giá hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, trong khi đó nếu chúng ta giả định rằng các nhà nhập khẩu nước ngoài hưởng lợi nhuận tối đa/thua lỗ tối thiểu sau đó giá xuất khẩu của họ phải nằm ở mức bằng hoặc cao hơn chi phí cận biên ngắn hạn. Theo đó, chi phí kinh doanh ngắn hạn của nhà sản xuất trong nước là cao hơn giá của sản phảm của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, do đó, chừng nào còn có khả năng dư thừa công suất trong ngành công nghiệp, nhà xuất khẩu nước ngoài phải được coi là hoạt động có hiệu quả hơn”[105].

Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho nền kinh tế, cho xã hội và thậm chí cho ngành công nghiệp nội địa của nước xuất khẩu. Có nhiều vụ kiện đánh thuế chống bán phá giá đã gây tác hại rất lớn cho nền kinh tế, cho xã hội và người tiêu dùng.

Tóm lại, Nước nhập khẩu sẽ chịu tác động bởi hành vi bán phá giá: (i) Quốc gia nhập khẩu sẽ phải gánh chịu sự suy giảm về bán hàng và lợi nhuận; (ii) Cơ cấu ngành sản xuất nội địa thay đổi do bán phá giá liên tục/bán phá giá hủy diệt và khi nhà xuất khẩu nước ngoài tăng giá sau đó, có ít sự lựa chọn chọn cho người tiêu dùng khi phải trả giá cao hơn; (iii) Cán cân thanh toán có thể trở nên bất lợi cho nền kinh tế nước nhập khẩu; (iv) Sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng có thể xảy ra.

2.2. Chống bán phá giá và một số khái niệm trong điều tra chống bán phá giá

2.2.1. Chống bán phá giá và tác động của một số yếu tố chính trị đối với chống bán phá giá

2.2.1.1. Chống bán phá giá

Khi hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào quốc gia nhập khẩu, hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn cho ngành sản xuất nội địa của nước xuất khẩu. Vì thế, các quốc gia nhập khẩu đã dùng biện pháp chống bán phá giá để ngăn chặn hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu, với mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước.2 Tuy nhiên, thuế chống bán phá giá được áp dụng không được vượt quá biên độ phá giá cho những hàng hóa liên quan (điều VI, GATT). Các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu chứng minh cho thấy hàng hóa nhập khẩu bán phá giá đã gây ra thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Chứng cứ phải được dựa trên cơ sở điều tra các vấn đề liên quan đến sản lượng nhập khẩu, ảnh hưởng về giá của hàng hóa bán phá giá đối với thị trường trong nước, và đối với sản phẩm nội địa tương tự.

Mục đích của việc đánh thuế chống bán phá giá là nhằm phục hồi sự tăng trưởng của ngành sản xuất trong nước, ổn định thị trường bị thiệt hại bởi do hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây ra. Đánh thuế chống bán phá giá có thể đạt được mục đích là làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu và giảm số lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước. Hay hiểu một cách đơn giản là chống bán phá giá là nhằm loại bỏ bớt một số đối thủ cạnh tranh nước ngoài ra khỏi thị trường trong nước.

Cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại khác, mục tiêu của chống bán phá giá có xu hướng nhằm hạn chế sản lượng nhập khẩu từ một/một số quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề là khi nước nhập khẩu hạn chế được khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia bị đánh thuế thì sẽ dẫn đến hiện tượng tăng sản lượng nhập khẩu từ quốc gia thứ ba. Hiện tượng gia tăng khối lượng nhập khẩu từ quốc gia thứ ba có thể xuất phát từ hai nguyên nhân sau: (i) Nguyên nhân thứ nhất là, sau khi một số quốc gia bị đánh thuế chống bán phá giá thì sẽ dẫn đến sản phẩm của các quốc gia này tại nước xuất khẩu tăng lên, lợi thế cạnh tranh giảm. Vì thế, các nhà nhập khẩu trong nước đã tìm nguồn hàng mới có mức giá cạnh tranh hơn từ nước thứ ba; (ii) Nguyên nhân thứ hai 2 Ngoại trừ một số trường hợp quốc gia nhập khẩu “lạm dụng” hiện tượng này để bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

là, sau khi quốc gia bị áp thuế chống bán phá giá dẫn đễn sản phẩm có xuất xứ từ quốc gia này sẽ tăng giá tại nước nhập khẩu, lợi thế cạnh tranh ở nước xuất khẩu sẽ kém hơn. Vì thế, các nhà sản xuất ở quốc gia này sẽ chuyển toàn bộ hoặc một phần nhà máy, hoặc chuyển sang lắp ráp ở quốc gia thứ ba không bị áp thuế chống bán phá giá.

Mức độ chuyển hướng hoạt động nhập khẩu sản phẩm tương tự từ nước thứ ba sẽ cho thấy hiệu quả của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá của nước nhập khẩu. Thuế chống bán phá giá sẽ làm giảm khối lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự từ một số quốc gia nhất định và làm tăng giá đối với loại hàng hóa nhập khẩu.

Cho dù việc áp thuế chống bán phá giá với mục đích là bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, thì việc chuyển hướng nhập khẩu lại có chiều hướng mang lại lợi ích cho nước thứ ba và ngành xuất khẩu của họ hơn là ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Mục đích của việc đánh thuế chống bán phá giá nhiều khi có thể không đáp ứng được mục đích của nước nhập khẩu. Mặt khác, từ việc áp thuế chống bán phá giá, nước nhập khẩu lại phải chịu ảnh hưởng bởi việc thiếu hụt hàng hóa nhập khẩu khi nước thứ ba không đáp ứng được khối lượng nhập khẩu như trước đây và sẽ dẫn đến khan hiếm hàng hóa, giá cả tăng cao. Bên cạnh đó, thuế chống bán phá giá có thể gây ra tác động lan tỏa tiêu cực đến các ngành sản xuất, các sản phẩm không liên quan đến sản phẩm bị áp thuế chống bán phá giá.

Ví dụ: Việc đánh thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu, dẫn đến giá cả của mặt hàng này tại thị trường nội địa sẽ tăng và các ngành sản xuất hạ nguồn của sản phẩm này như sản xuất ô tô sẽ bị thiệt hại.

Việc đánh giá chính xác hành vi bán phá giá là vô cùng khó khăn. Bởi lẽ, vấn đề quan trong trong việc chứng minh rằng phá giá đã xảy ra có thể xác định sự thiệt hại cho thị trường nội địa hoặc đe dọa gây thiệt hại tiềm tàng trong tương lai. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước bị xảy ra được cho là nguyên nhân của bán phá giá gây ra. Ngoài ra còn có thể xảy ra bởi các lý do sau: (i) Ngành sản xuất trong nước hoạt động kém hiệu quả; (ii) Cạnh tranh nội địa không lành mạnh, và (iii) Việc phân bổ nguồn lực kém.v.v… Do đó, đây là sự quản lý kém cỏi của quốc gia nhập khẩu chứ không phải vì lý do hậu quả của hành vi bán phá giá. Bên cạnh đó, vấn đề xác định chứng cứ về bán phá giá, sử dụng sản phẩm tương tự ở quốc gia thứ ba để thay

thế, cũng như là việc xác định quốc gia có điều kiện kinh tế tương tự để áp dụng khi tính giá trị thông thường là điều hết sức khó khăn3.v.v…

Điều tra chống bán phá giá là hoạt động của cơ quan chống bán phá giá và các cơ quan có liên quan của nước nhập khẩu. Hoạt động điều tra chống bán phá giá chỉ được bắt đầu khi ngành sản xuất trong nước nộp đơn khởi kiện/hoặc trường hợp chính phủ nước nhập khẩu ra quyết định khởi xướng điều tra/ hoặc điều tra theo yêu cầu khởi kiện của quốc gia thứ ba.

Hoạt động điều tra chống bán phá giá phải giải quyết được hai vấn đề: (i) thứ nhất, phải xác định được có hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị khiếu nại hay không. Biên độ phá giá là bao nhiêu, đáng kể hay không đáng kể. Nếu biên độ phá giá không đáng kể, tức là nhỏ hơn 2% của giá xuất khẩu thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ kiện [2, điều 5.8]; (ii) thứ hai, cơ quan điều tra phải xác định được thiệt hại vật chất của ngành sản xuất trong nước. Khi xác định thiệt hại vật chất của ngành sản xuất trong nước phải được tiến hành và dựa trên bằng chứng xác thực và điều tra khách quan các khía cạnh: (a) khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của hàng hóa được bán phá giá đến giá trên thị trường nội địa của sản phẩm tương tự và (b) hậu quả của hàng nhập khẩu này đến các nhà sản xuất các sản phẩm trên ở trong nước [2, điều 3.1].

Các chủ thể liên quan đến vụ kiện chống bán phá giá được phân thành các nhóm: (i) Bên khởi kiện: các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn kiện, người lao động khởi kiện; (ii) Bên bị kiện: các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài; (iii) Chính phủ các quốc gia có ngành sản xuất bị kiện; (iv) Các bên liên quan khác: Hiệp hội người tiêu dùng, ngành sản xuất hạ nguồn của sản phẩm bị điều tra ở nước nhập khẩu, của hoạt động điều tra chống bán phá giá.v.v…

2.2.1.2. Tác động của một số yếu tố chính trị đối với chống bán phá giá

Trong một thời gian dài, các học giả khi đề cập đến chống bán phá giá đều nhấn mạnh và đi sâu vào nghiên cứu về các vấn đề tác động của bán phá giá đến kinh tế là chủ yếu chứ không quan tâm nhiều đến yếu tố chính trị và những tác động của chính trị trong các vụ kiện chống bán phá giá.

Tuy nhiên, gần đây đã có những công trình khoa học nghiên cứu đến sự tác động của yếu tố chính trị đối với các vụ kiện chống bán phá giá. Các nhà nghiên cứu 3 Trường hợp tại nước xuất khẩu không có sản phẩm tương tự hoặc nước xuất khẩu là một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường

đã tập trung vào phân tích những vấn đề như: chiến lược chống bán phá giá của các công ty, sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các công ty và thủ tục chống bán phá giá của chính phủ…v.v. Để làm rõ vấn đề này, Mustapha Sadni Jallab đã tìm thấy thấy bằng chứng về sự tồn tại của sự tác động chính trị đối với các phán quyết chống bán phá giá. Tác giả đã tập trung vào nghiên cứu các cuộc điều tra chống bán phá giá với mục đích bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Đồng thời kết hợp các yếu tố kinh tế và chính trị, công trình đã cho thấy bằng chứng của cả hai yếu tố này đều có tác động đến quyết định của cơ quan điều tra. Tỷ lệ các vụ kiện có tác động từ yếu tố chính trị là 76,5% đối với EU và 87% đối với Hoa Kỳ [95]. Kết qủa đối chiếu nghiên cứu của ông đã cho thấy có mối quan hệ giữa mức thuế quan trung bình và quyết định chống bán phá giá là “khẳng định”.

Sự bắt đầu và kết thúc của một vụ kiện chống bán phá giá đều có mối liên hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố kinh tế, chính trị và chiến lược. Theo Nicoleta Iliescu “các yếu tố chính trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình nộp hồ sơ và kết quả của điều tra chống bán phá giá, kể từ khi có nhiều tác động chính trị vào ngành công nghiệp thì có càng nhiều hồ sơ được nộp, điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp được hưởng lợi ích thương mại thông qua việc bán phá giá”[97]. Tác giả cho rằng, trọng tâm của biến chính trị là “hiệu quả của vận động hành lang”, có sự tồn tại việc ngành công nghiệp sử dụng biện pháp vận động hành lang và có sự tồn tại mối liên quan tích cực giữa chống bán phá giá và các hoạt động vận động hành lang. Những ngành công nghiệp sử dụng biện pháp vận động hành lang nhiều đồng thời cũng nộp đơn khởi kiện nhiều. Hơn thế nữa, các ngành công nghiệp sử dụng biện pháp này nhiều thì cũng có nhiều cơ hội hơn để đạt được các phán quyết chống bán phá giá với biên độ phá giá lớn hơn so với những ngành công nghiệp không sử dụng biện pháp này.

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 31 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w