Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều tra chốngbán phá giá

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 111 - 113)

23 Nếu DOC hoãn ban hành phán quyết cuối cùng, nhưng ITC không hoãn thì quyết định của họ phải ban hành trong vòng 120 ngày sau khi phát hành phán quyết cuối cùng của DOC.

4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều tra chốngbán phá giá

Hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá nói chung và điều tra chống bán phá giá nói riêng là nhu cầu thiết thực. Nhằm bảo đảm quyền lợi cho ngành sản xuất trong nước được bảo vệ một cách chính đáng, giúp cho ngành sản xuất trong nước tự vệ trước sức ép hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá không chỉ nhằm để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, mà còn phải bảo đảm lợi ích người tiêu dùng, lợi ích chung của xã hội.

Hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá phải đáp ứng được các yếu tố xây dựng pháp luật trong nền kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như phải phù hợp với các cam kết quốc tế, các nguyên tắc của GATT và WTO.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng chính sách này, sự bảo hộ quá đáng cho ngành sản xuất trong nước sẽ dẫn đến độc quyền, gây thiệt hại cho nền kinh tế và người người tiêu dùng, tính cạnh tranh của ngành sản xuất này bị triệt tiêu và vi phạm các cam kết, thỏa thuận quốc tế.

4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về điều tra chống bán phá giá trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc của GATT/WTO, các cam kết riêng của Việt Nam về gia nhập WTO và Hiệp định ADA

4.1.1.1. Hoàn thiện pháp luật điều tra chống bán phá giá trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của GATT/WTO

Ðịnh ước cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay ký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm

50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành viên như sau: (i) Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới; (ii) 20 Hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá; (ii) 04 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại; (iv) 04 hiệp định đa phương về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò; (v) 23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán Uruguay [148, truy cập lần cuối ngày 11/10/2012].

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức và đương nhiên có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định của tổ chức này. WTO chiếm 97% thương mại toàn cầu và có một hệ thống các quy tắc khổng lồ điều chỉnh toàn bộ hoạt động thương mại kinh tế [149, truy cập lần cuối ngày 05/10/2012], trong đó có những nguyên tắc lớn sau:

Thứ nhất, Nguyên tắc minh bạch hóa chính sách, nguyên tắc này thể hiện khi xây dựng chính sách phát triển kinh tế, pháp luật phải được minh bạch, rõ ràng, công bố rộng rãi từ quá trình soạn thảo, xây dựng và thông qua pháp luật. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế biết được chính sách pháp luật tại một quốc gia thành viên mà họ quan tâm;

Thứ hai, Nguyên tắc tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN), là nguyên tắc pháp lý rất quan trọng của WTO và được thể hiện tại điều I của GATT: nghĩa vụ của mọi bên kí kết dành "ngay lập tức và không điều kiện” bất kì ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan đến thuế quan và bất kì loại lệ phí nào mà bên kí kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế , hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ hoặc nhập khẩu sang một bên kí kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc nhập khẩu sang các bên kí kết khác. Nguyên tắc này có ý nghĩa đối xử công bằng giữa các quốc gia thành viên WTO là như nhau, không được đối xử với doanh nghiệp của quốc gia thành viên này kém hơn doanh nghiệp của quốc gia thành viên khác. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và không phân biệt

đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Tuy nhiên, trong WTO, nguyên tắc MFN không có tính chất áp dụng tuyệt đối. GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác.24Hay là những ngoại lệ và miễn trừ đối với nguyên tắc này:Điều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba; hay là GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển, như: (i) Hệ thống ưu đãi phổ cập" (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển; và (ii) Hiệp địnhvề “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển ” (Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT). Trong GATT 1947, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với thương mại hàng hóa thì sau WTO nguyên tắc này đã được mở rộng sang cả Thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment - NT), quy định tại Điều III Hiệp định GATT. Nguyên tắc này quy định hàng hóa nhập khẩu từ nước thành viên WTO phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước.

Thứ tư, Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (fair competition), thể hiện quyền "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”.

Thứ năm, Nguyên tắc mở cửa thị trường, nguyên tắc này thể hiện việc mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Về mặt pháp lý, việc thực hiện nguyên tắc này thể hiện nghĩa vụ cam kết mở cửa thị trường mà quốc gia đó đã chấp thuận khi gia nhập WTO.

Chính sách pháp luật của mỗi quốc gia thành viên WTO đều phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và các Hiệp định của WTO. Nếu quốc gia thành viên vi phạm các nguyên tắc này đều bị yêu cầu hủy bỏ. Quyết định về giải quyết tranh chấp được cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (Dispute Settlement Body -DSB) thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Bên thua kiện có nghĩa vụ bãi bỏ các quy định hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp mà DSB kết luận là vi phạm điều khoản trong các

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 111 - 113)