Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều tra chốngbán phá giá

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 126 - 146)

24 Trường hợp Hoa Kỳ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và

4.2.Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều tra chốngbán phá giá

4.2.1. Chính xác hóa các khái niệm pháp lý trong điều tra chống bán phá giá

4.2.1.1. Xác định rõ khái niệm sản phẩm tương tự

Như đã trình bày tại mục 2.2.3.4 của luận án, khái niệm “sản phẩm tương tự” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngành sản xuất trong nước của nước xuất khẩu, đối vớí cứu các nhà sản xuất/ xuất khẩu nước ngoài, cũng như việc ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá của chính phủ nước nhập khẩu. Cũng chính vì thế mà có rất nhiều tranh cãi trong hoạt động thương mại quốc tế và khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được đề cập ở chương Tổng quan tình hình nghiên cứu của Luận án.

Qua phân tích khái niệm “sản phẩm tương tự” của Hiệp định ADA, của một số quốc gia và quan điểm của một số học giả về sản phẩm tương tự, vấn đề cần phải làm sao để xác định được sản phẩm “tương tự” khi mà không nói rõ thế nào là tương tự. Vì không có sự giải thích cụ thể, dẫn đến việc áp dụng tiêu chí sản phẩm tương tư là thuộc quyền “chủ quan” của cơ quan điều tra.

Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá xác định “sản phẩm tương tự” là sản phẩm có “nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra”[16, điều 2, khoản 6]. Mặc dù vậy, pháp luật lại chưa quy định được các đặc tính cơ bản để xác định “sản phẩm tương tự”, giống nhau ở mức độ nào thì sẽ được xem là sản phẩm tương tự. Cần làm rõ đặc tính thế nào được gọi là cơ bản, các tỷ lệ đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong các đặc tính được coi là nhiều để xem đó là sản phẩm tương tự.

Vì thế, pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam cần minh định khái niệm này theo hướng quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn các “tiêu chí” để cấu thành sản phẩm tương tự. Các tiêu chí đó bao gồm: các đặc tính vật lý của sản phẩm tương tự, công dụng của sản phẩm, nguyên liệu đầu vào của sản phẩm, hình thức của sản phẩm, tính thay thế của sản phẩm và tỷ lệ phần trăm các đặc tính của sản phẩm giống nhau …

4.2.1.2. Cụ thể hóa quy định về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá

Hiện tượng lẩn tránh thuế chống bán phá giá là rất phổ biến và xảy ra ở mọi quốc gia. Khi một doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm của

mình, thì họ sẽ tìm cách che dấu nguồn gốc xuất xứ chính thức của sản phẩm và tạo ra một sản phẩm tương tự có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia khác không bị áp thuế chống bán phá giá. Bản chất, đặc tính và những hiện tượng của lẩn tránh thuế chống bán phá giá đã được trình bày tại mục 2.3.3.6 của luận án.

Vì thế, việc điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ bị vô hiệu hóa, mục đích của pháp luật chống bán phá giá sẽ không đạt được nếu không có quy định pháp luật điều chỉnh hành vi lẩn tránh thuế chống bán giá. Như đã phân tích, hiện thời WTO chưa có khái niệm thống nhất về lẩn tránh thuế chống bán phá giá, nhưng việc ban hành các quy định về lẩn tránh thuế và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá là phù hợp với GATT. Thực tiễn là có nhiều quốc gia đã ban hành quy định này trong pháp luật chống bán phá giá của mình (EU, Hoa Kỳ).

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Vì thế, để bảo đảm việc áp dụng phát luật chống bán phá giá có hiệu quả, Việt Nam cần phải có quy định đối với trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá để ngăn chặn những hành vi gian lận này. Tuy nhiên, như đã nêu trên, do chưa có khái niệm thống nhất của WTO về điều chỉnh về hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá, cho nên khi đưa ra khái niệm này cho riêng mình, các nhà làm luật của Việt Nam cần phải tham khảo các các quy định của Hoa Kỳ, EU và các quốc gia khác, cũng như những khiếu nại liên quan đến áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa lẩn tránh thuế đối với các quốc gia này, để tránh xung đột tiêu cực có thể xảy ra giữa Việt Nam với các thành viên khác của WTO, gây mất ổn định trong quan hệ thương mại quốc tế. Các vấn đề cần xác định rõ khi quy định về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá bao gồm:

Thứ nhất, xác định rõ các hoạt động nào của nhà sản xuất nước ngoài thì được gọi là lẩn tránh thuế chống bán phá giá;

Thứ hai, tỷ lệ phần trăm giá trị của sản phẩm được coi là lẩn tránh thuế khi lắp ráp ở quốc gia thứ ba hay lắp ráp ở tại thị trường trong nước phải được xác định cụ thể;

Thứ ba, trình tự, thủ tục để điều tra hàng hóa nhập khẩu lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

Các biện pháp cam kết trong điều tra chống bán phá giá đã được phân tích tại mục 3.2.2 của luận án. Quy định này của pháp luật chống bán phá giá Việt Nam nhìn chung là chưa bảo đảm cho việc áp dụng vào thực tiễn và cần phải quy định chi tiết hơn nữa để phục vụ cho hoạt động chống bán phá giá. Các nội dung cần phải sửa đổi như sau:

Thứ nhất, đối với cam kết giá: (i) Điều chỉnh giá bán: Trong Pháp lệnh chỉ quy định là “điều chỉnh giá bán”[16, điều 21, khoản 1]. Tuy nhiên điều chỉnh như thế nào? Điều chỉnh với mục đích là loại bỏ được biên độ phá giá hay là điều chỉnh không được bán thấp hơn giá của sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu?. Vấn đề này, cần quy định cam kết điều chỉnh giá bán ở mức đủ để “loại bỏ biên độ phá giá” như quy định của Hiệp định ADA là hợp lý; (ii)Vấn đề giám sát điều chỉnh giá bán, cần phải quy định chủ thể giám sát, trình tự và thủ tục để giám sát việc thực hiện cam kết…; (iii) Vấn đề trình tự, thủ tục để thực hiện và ra quyết định chấp nhận thỏa thuận cam kết…

Thứ hai, đối với biện pháp thỏa thuận “tự nguyện hạn chế xuất khẩu”, như đã phân tích ở trên, biện pháp này đã bị WTO cấm áp dụng từ năm 2000, nhưng Việt Nam vẫn còn quy định trong Pháp lệnh là không phù hợp. Hiện nay Việt Nam chưa bị khiếu nại điều khoản này là bởi vì chúng ta chưa áp dụng điều khoản này trong thực tiễn. Vì thế, việc phải loại bỏ biện pháp tự nguyện hạn chế xuất khẩu là hoàn toàn cần thiết.

4.2.1.4. Xây dựng tiêu chí định lượng quy định về khối lượng hàng hóa nhập khẩu và biên độ phá giá không đáng kể

Mức độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá thông thường được thu thập và xác nhận qua các số liệu được thống kê chính thức của cơ quan Thống kê hoặc Hải quan của nước nhập khẩu. Qua nguồn số liệu này, cơ quan điều tra nước nhập khẩu có thể đánh giá được tương quan giữa khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá với tổng khối lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan từ tất cả các nguồn, với sản lượng sản xuất và tiêu dùng trong nước theo từng giai đoạn. Cũng từ số liệu này, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu có thể đánh giá được số lượng tiềm tàng về khối lượng của hàng nhập khẩu được bán phá giá để đánh giá được nguy cơ thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nước nhập khẩu sẽ chấm dứt tiến trình điều tra chống bán phá giá nếu “biên độ” phá giá không đáng kể (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc thiệt hại tiềm ẩn hoặc thiệt hại thực tế không đáng kể. Biên độ phá giá được coi là ở mức tối thiểu/ không đáng kể nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá thực tế hay tiềm tàng ở mức không đáng kể; Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá được bán phá giá nhập khẩu sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ

trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự của những nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào thành viên nhập khẩu [2, điều 5.8].

Pháp luật Việt Nam quy định biên độ phá giá không đáng kể là biên độ phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam [16, điều 2, khoản 3]; Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được coi là không đáng kể khi: (i) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá được bán phá giá nhập khẩu từ một nước

không vượt quá 3% tổng số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự nhập

khẩu vào Việt Nam; (ii) Tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá được bán phá giá nhập khẩu từ nhiều nước không vượt quá 7% tổng khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hoá tương tự nhập khẩu vào Việt Nam [16, điều 2, khoản 4]. Như vậy, với quy định tỷ lệ không đáng kể khi khối lượng nhập khẩu từ một nước là “không quá” 3%, tức là khối lượng nhập khẩu với mức “bằng” 3% vẫn được coi là không đáng kể. Trong khi đó, Hiệp định ADA quy định khối lượng nhập khẩu không đáng kể là chiếm “ít hơn” 3%. Vì thế, với quy định này Việt Nam đã nâng cao mức tỷ lệ không đáng kể, đã làm giảm cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khởi kiện chống bán phá giá và ngược lại các nhà xuất khẩu nước ngoài cũng được giảm nguy cơ bị kiện hơn so với quy định của Hiệp định ADA.

Vấn đề này, Hoa Kỳ cũng quy định tương tự như Hiệp định ADA, tức là quy định mức tỷ lệ khối lượng nhập khẩu không đáng kể là ở mức nhỏ hơn 3% và không vượt quá 7% cho nhóm các quốc gia bị khởi kiện. Tuy nhiên, quy định của Hoa Kỳ là

cụ thể hơn: Thời gian để xác định tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu là trong vòng 12 tháng và

nhóm các quốc gia bị khởi kiện trong cùng một ngày.

Vì thế, liên quan vấn đề này, pháp luật chống ban phá giá của Việt Nam cần phải sửa đổi ở các nội dung sau đây:

Thứ nhất: Tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu không đáng kể cho mỗi quốc gia được quy định tại điều 2.4 Pháp lệnh chống bán phá giá là “ít hơn” 3% thay cho quy định hiện thời là “không vượt quá” 3%; cũng tương tự quy định về biên độ phá giá không đáng kể được quy định tại điều 2.3 Pháp lệnh chống bán phá giá phải sửa đổi là “ít hơn” 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam thay cho quy định hiện thời là “không vượt quá” 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Thứ hai, giới hạn thời gian để thống kê khối lượng hàng hóa nhập khẩu phải được xác định rõ là bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày. Việc xác định rõ, cụ thể, nhằm hạn chế sự tùy tiện của cơ quan điều tra.

4.2.1.5. Hoàn thiện khái niệm về chứng cứ trong điều tra chống bán phá giá

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá, chứng cứ được đinh nghĩa như sau: “chứng cứ là những gì có thật được cơ quan điều tra chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá dùng làm căn cứ” để xác định tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể, mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc chống bán phá giá [17, điều 3]. Với định nghĩa về chứng cứ như đã nêu trên, rõ ràng là chưa thể đảm bảo được yêu cầu về chứng cứ cho công việc điều tra vụ kiện chống bán phá giá. Bởi vì, xác định chứng cứ là những gì có thật. Với những chứng cứ đã rõ ràng, không cần phải xác minh để làm rõ thì không sao. Nhưng với những chứng cứ còn chưa rõ ràng, chưa có sự thừa nhận của các bên thì làm thế nào để xác định được rằng chứng cứ đó là “thật” chứ không phải là “giả”, cơ quan nào có thẩm quyền để xác định sự thật của các chứng cứ, thủ tục để xác minh chứng cứ như thế nào? Bên cung cấp chứng cứ có nghĩa vụ chứng minh sự thật của chứng cứ hay là bên phản bác chứng cứ có nghĩa vụ phải chứng minh?. Mặt khác, pháp luật chống bán phá giá cũng chưa có quy định về

nguồn cung cấp chứng cứ, không chỉ nguyên đơn, bị đơn, mà các bên liên quan khác có quyền cung cấp chứng cứ hay không? Thủ tục như thế nào? Trình tự và thủ tục thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra và Hội đồng xử lý vụ việc cũng chưa được quy định cụ thể…

Vì thế, liên quan đến vấn đề chứng cứ cần phải hoàn thiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, quy định về chứng cứ trong điều tra chống bán phá giá cần phải thể hiện rõ các nội dung: (i) Xác định nguồn chứng cứ; (ii) Thủ tục giao nộp chứng cứ; (iii) Thủ tục xác minh, thu thập chứng cứ; (iv) Thủ tục điều tra tại chỗ; (v) Thủ tục trưng cầu giám định và giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo; (vi) Thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ...

Thứ hai, như đã trình bày tại mục 2.2.3.5 của luận án, nguồn của chứng cứ trong điều tra chống bán phá giá chủ yếu được trả lời qua bảng câu hỏi. Bản câu hỏi sẽ được gửi cho: (a) Người bị yêu cầu hoặc đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu; (b) Đại diện tại Việt Nam của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (c) Cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu; (d) Các bên có liên quan khác. Thời hạn người bị yêu cầu phải gửi văn bản trả lời đầy đủ các câu hỏi cho cơ quan điều tra là 30 ngày tính từ ngày nhận được câu hỏi điều tra, thời hạn để gia hạn trả lời bản câu hỏi được gia hạn thêm một lần và tối đa là không quá 30 ngày. Bản câu hỏi điều tra được coi là đến địa chỉ người nhận sau bảy ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được xác định theo dấu của bưu điện [17, điều 23].

Vấn đề này Hiệp định ADA quy định thời gian tối thiểu để trả lời bản câu hỏi là 30 ngày kể từ ngày các bên liên quan nhận được bản câu hỏi, có thể gia hạn thêm tùy vào từng trường hợp cụ thể [2, điều 6.1.1]. Thời gian mà các nhà xuất khẩu được coi là đã nhận được văn bản là một tuần sau khi bản câu hỏi được gửi cho người nhận hoặc được chuyển đến cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước xuất khẩu [2, chú thích 14].

Tại điều 23.1 (b) của Nghị định 90/2005/NĐ-CP quy định nơi gửi bản câu hỏi là: đại diện tại Việt Nam của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; và điều 23.1 (c) quy định là:

quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu. Thực tế, quy định tại điều 23.1(c) là thừa, bởi vì, như đã phân tích tại mục....về các bên liên quan trong vụ kiện, quy định của Hiệp định ADA và của nhiều quốc gia, chỉ có chính phủ của quốc gia xuất khẩu mới được xem là bên liên quan trong vụ kiện, và khi gửi bản câu hỏi cho chính phủ nước xuất khẩu thì phải gửi qua cơ quan đại diện ngoại giao tại nước nhập khẩu, như quy định tại điều 23.1(b) của Nghị định. Còn quy định tại điều

Một phần của tài liệu Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh (Trang 126 - 146)