các nhà sản xuất trong nước hoặc hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước.15Các nhà sản xuất trong nước cần thận trọng quan sát xu hướng của giá cả và kim ngạch hàng hàng hoá cạnh tranh. Họ có thể nộp hồ sơ khởi kiện càng sớm càng tốt ngay sau khi nhận thấy có tác động tiêu cực nếu không có một biện pháp nào được áp dụng trước ngày bắt đầu điều tra. Các thông tin mà các nhà sản xuất trong nước thường cung cấp bao gồm giá trị và sản lượng của hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước, danh sánh của tất cả các nhà sản xuất trong nước được biết đến, mô tả hàng hoá được trợ cấp, xác định các nhà xuất khẩu và sản xuất nước ngoài và bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại; (ii) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng thuế chống bán phá giá (Nhà nhập khẩu) và tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (người tiêu dùng) [16, điều 11, khoản 8]. Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra chống bán phá giá có thể có cùng lợi ích chiến lược trong việc chống lại việc điều tra chống bán phá giá vì họ sẽ là những người phải chịu gánh nặng do việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Pháp luật của Việt Nam, người tiêu dùng cũng được xem là một bên liên quan, được đại diện bởi tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Quy định này được mở rộng hơn so với Hiệp định chống bán phá giá. Pháp luật của một số nước: Cộng đồng châu âu, Australia, Israel,v.v… đều có quy định đến cơ chế “lợi ích chung” liên quan đến lợi ích người tiêu dùng. Trong khi đó, pháp luật Hoa Kỳ không có yêu cầu xem xét về “lợi ích chung”, thiệt hại của người tiêu dùng không được coi là cơ sở pháp lý trực tiếp. Trong Hiệp định ADA, Hiệp hội người tiêu dùng không được coi là bên liên quan, mà chỉ được “tạo cơ hội cho người tiêu dùng hàng hóa tham gia điều tra cho mục đích công nghiệp hoặc cho hiệp hội người tiêu dùng trong trường hợp sản phẩm đó được bán lẻ rộng rãi, cung cấp các thông tin về hành động phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả có liên quan đến quá trình điều tra” [2, điều 6.12]; (iii) Tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (Nhà xuất khẩu/Nhà sản xuất nước ngoài). Các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất nước ngoài phải chịu trách nhiệm và bị điều tra khi bị kiện chống bán phá giá hàng hoá. Họ cần phải cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước nhập khẩu thông qua việc trả lời bảng câu hỏi, băng từ, bằng 15 Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ động khởi kiện như đã đề
lời nói. Nhà xuất khẩu và người sản xuất nước ngoài sẽ tập hợp tất cả những thông tin và số liệu cần thiết càng sớm càng tốt và cung cấp cho cơ quan điều tra. Việc cung cấp thông tin chỉ bắt buộc đối với nguyên đơn, còn đối với bị đơn sẽ không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bị đơn không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc không hợp tác thì cơ quan điều tra chỉ có thể tiến hành dựa trên các thông tin có sẵn mà thông thường là của các nhà sản xuất trong nước cung cấp. Những thông tin này hầu hết là bất lợi cho các nhà xuất khẩu. (iv) Hiệp hội ngành hàng trong nước đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá tương tự. (v) Hiệp hội ngành hàng nước ngoài đại diện cho đa số tổ chức, các cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. (vi) Tổ chức công đoàn hoặc các tổ chức khác đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất trong nước. (vii) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Đây là những cơ quan nào? Pháp luật cần quy định rõ. Các quốc gia như Hoa Kỳ, EU, Australia… không có quy định này. Hiệp định ADA không quy định rằng cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu là bên có liên quan; (viii) Cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá [16, điều 11]. Hiệp định ADA quy định rõ “Chính phủ của thành viên xuất khẩu” là bên liên quan [2, điều 6.11(ii)]. Tương tự, pháp luật chống bán phá giá của Australia cũng quy định “chính phủ của quốc gia đã xuất khẩu sản phẩm tương tự vào Australia”; Quy định trong Hiệp định ADA, cũng như của Australia và một số quốc gia khác là hợp lý. Vì, thông thường khi nước nhập khẩu tiến hành các thủ tục tống đạt thông báo liên quan cho chính phủ nước xuất khẩu, còn việc cơ quan nào sẽ thay mặt chính phủ nước xuất khẩu tham gia vụ kiện thì do nước xuất khẩu quyết định. Nếu như theo quy định của Việt Nam, quy định cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu sẽ làm phức tạp và khó khăn hơn cho cơ quan điều tra Việt Nam khi tống đạt các giấy tờ và thủ tục trong quá trình điều tra, vì khi đó cơ quan điều tra phải xác định được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu là cơ quan nào.
Tóm lại, các bên liên quan trong quá trình điều tra theo quy định của Việt Nam đã khá cụ thể, chi tiết và mở rộng hơn một vài điểm so với quy định của Hiệp định chống bán phá giá. Tuy nhiên, nếu so sánh với các quy định của Hoa Kỳ, hay một số quốc gia khác thì họ có nhiều điểm cụ thể hơn và mở rộng hơn của chúng ta. Chẳng
hạn như ở Hoa Kỳ, không chỉ các nhà sản xuất sản phẩm nội địa tương tự với sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá tại Hoa Kỳ hoặc Hiệp hội ngành sản xuất, mà còn bao gồm các nhà bán buôn hoặc Hiệp hội các nhà bán buôn sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ cũng được coi là bên liên quan.
3.2.1.3. Điều tra sơ bộ
Giai đoạn điều tra sơ bộ được thực hiện ngay sau khi có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có quyết định điều tra, cơ quan điều tra thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và công bố cho các bên có liên quan khác [16, điều 10, khoản 5].
Cũng trong khoảng thời gian này, cơ quan điều tra phải gửi bản câu hỏi đến các bên sau: (i) Người bị yêu cầu hoặc đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu; (ii) Đại diện tại Việt Nam của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (iii) Cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; và (iv) Các bên có liên quan khác [17, điều 24, khoản 1]. Trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, người bị yêu cầu phải gửi văn bản trả lời đầy đủ các câu hỏi ghi trong bản câu hỏi điều tra cho cơ quan điều tra. Trong trường hợp cần thiết nếu có văn bản đề nghị thì cơ quan điều tra có thể gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày. Nếu các bên liên quan không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời thì cơ quan điều tra sẽ sử dụng những thông tin có sẵn, thông thường là những thông tin của người khởi kiện cung cấp. Bản câu hỏi giành cho ngành sản xuất trong nước bao gồm: Mô tả hàng hóa nhập khẩu bị điều tra và hàng hóa tương tự sản xuất trong nước (Tính chất vật lý, đặc tính kỹ thuật, quy trình sản xuất, thành phần nguyên liệu đầu vào, các ngành công nghiệp liên quan, kênh phân phối, mục đích sử dụng, và các loại thuế quan hiện hành); Những thông tin liên quan đến kế toán doanh nghiệp, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, lưu chuyển tiền tệ và cá yếu tố khác.v.v…; Bản câu hỏi giành cho nhà nhập khẩu bao gồm: tên doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức công ty, báo cáo tài chính, loại hàng hóa, tổng doanh thu, lợi
nhuận, so sánh giữa hàng hóa nhập khẩu bị điều tra với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước.v.v…; và bản câu hỏi giành cho nhà xuất khẩu: Mô tả hàng hóa xuất khẩu bị điều tra, phân loại hải quan, chủ sở hữu, khối lượng bán hàng, doanh thu bán hàng, lợi nhuận v.v…
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra chống bán phá giá, cơ quan điều tra công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra, như xác định biên độ phá giá và xác định thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước; Trong trường hợp đặc biệt thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể được gia hạn nhưng không quá 60 ngày [17, điều 31, khoản 2]. Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định điều tra sơ bộ, cơ quan điề tra phải có
văn bản báo cáo điều tra và kết luận điều tra sơ bộ cho Bộ trưởng Bộ Công thương và trong trường hợp cần thiết thì yêu cầu Bộ trưởng ra quyết định đánh thuế chống bán phá giá tạm thời [17, điều 31, khoản 3].
Trong trường hợp kết luận sơ bộ của cơ quan điều tra xác định rằng: (i) Không có bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; (ii) Khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hoá được bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể. Khối lượng hoặc số lượng, giá cả nhập khẩu hàng hoá được bán phá giá từ một nước “không
quá” 3% hoặc từ các nước nhập khẩu vào Việt Nam không quá 7% giá trị hàng hoá
tương tự nhập khẩu vào Việt Nam; (iii) Biên độ phá giá không đáng kể, theo đó biên độ bán phá giá “không vượt quá”’ 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; (iv) Không có thiệt hại đáng kể hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [16, điều 19, khoản 2]. Chỉ cần cơ quan điều tra xác định được một trong những nội dung nêu trên thì Bộ trưởng ra quyết định chấm dứt điều tra.
Quy định của Hoa Kỳ về điều tra cùng do hai cơ quan tiến hành đồng thời. DOC điều tra để xác định có hành vi bán phá giá hay không, còn ITC điều tra để xác định về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Đối với ITC, trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp đơn. Cơ quan này phải căn cứ trên những thông tin có sẵn để xem xét và kết luận sơ bộ về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Nếu kết luận bước đầu là có thiệt hại thì ITC phải thông báo cho DOC tiếp tục điều tra. Ngược lại, nếu kết luận của ITC là không có thiệt hại hoặc khối lượng nhập khẩu từ nước bị điều tra vào Hoa Kỳ là không đáng kể. Nhập khẩu không đáng kể vào Hoa Kỳ tức là hàng
hóa nhập khẩu từ một quốc gia ở dưới 3% tổng khối lượng nhập khẩu của sản phẩm tương tự vào Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 12 tháng gần nhất trước khi hồ sơ đề nghị điều tra được nộp. Tuy nhiên, nếu số lượng hàng hóa tương tự của một nhóm các quốc gia bị nộp đơn khởi kiện cùng một ngày, trong đó riêng mỗi quốc gia “ít
hơn” 3% nhưng tổng cộng các quốc gia bị khởi kiện “trong ngày” đó lớn hơn 7% thì không được xem là nhập khẩu không đáng kể [4, mục 771(24)].
Giai đoạn điều tra sơ bộ của ITC bao gồm sáu bước:(1) Tổ chức cuộc điều tra và lập kế hoạch điều tra sơ bộ, giai đoạn này đơn kiện sẽ được chuyển cho các điều tra viên, chuyên gia kinh tế, kế toán/kiểm toán, nhà phân tích công nghiệp, luật sư và điều tra viên giám sát được giao và thông báo trên công báo liên bang;16(2) Bản câu hỏi, sau khi xem xét các thông tin trong vụ kiện, ITC sẽ gửi các nhà sản xuất trong nước, nhà xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu trong nước yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra phán quyết cho vụ kiện. Câu hỏi giành cho nhà sản xuất bao gồm bốn phần, phần một liên quan đến các vến đề tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp đó ủng hộ hay phản đối đơn kiện, tại sao? Mục thứ hai gồm các thông tin về sản lượng, sản phẩm, hàng tồn kho, vận tải, tiêu dùng nội địa, lao động, tiền lương…, phần thứ ba gồm các thông tin về chi têu, chi phí cho nghiê cứu và phát triển và đánh giá tài sản, tác động của hàng nhập khẩu đối với vốn và đầu tư; phần thứ tư là các thông tin liên quan đến giá bán17và các thông tin khác liên quan đến giá bán và các cáo buộc về thu nhập bị mất, thị phần bán hàng thuộc về hàng hóa nhập khẩu; Câu hỏi giành cho nhà nhập khẩu bao gồm: phần thứ nhất liên quan đến các tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; phần thứ hai liên quan đến số liệu nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra; số lượng và giá trị của vận chuyển thương mại, vận tải xuất khẩu, tiêu dùng nội địa và doanh nghiệp chuyển giao các sản phẩm nhập khẩu đó và tồn kho của hàng nhập khẩu; phần thứ ba là giá của sản phẩm nhập khẩu và các thông tin khác liên quan đến giá. Đối với các nhà xuất khẩu bao gồm các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp ở quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu; và các thông tin liên quan đến sản lượng, sản phẩm, vận tải nội địa, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác, và tồn kho của sản phẩm.(3) Tranh luận và báo cáo tóm tắt: 16 Để thông báo rộng rãi các thông tin liên quan đến vụ kiện.