Phân tích thống kê

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của mảnh ghép trong điều trị thoát vị vết mổ thành bụng (Trang 75 - 77)

- Các kết quả là biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± SD (nếu phân bố chuẩn) hoặc trung vị kèm theo giá trị tối đa và giá trị tối

thiểu (nếu không phân bố chuẩn). Các biến số định danh được trình bày dưới dạng giá trị tuyệt đối hay phần trăm.

- So sánh giữa hai nhóm biến số định lượng phân bố chuẩn bằng phép kiểm t, biến số định lượng không phân bố chuẩn bằng phép kiểm Mann- Whitney.

- So sánh giữa hai nhóm biến số định danh bằng phép kiểm chi bình phương.

- Đường cong Kaplan-Meier được sử dụng để so sánh tần suất mới mắc tái phát của hai nhóm bệnh nhân mổ điều trị bằng khâu và bằng mảnh ghép.

- Phân tích hồi qui tương xứng Cox được dùng để xác định nguy cơ (hazard ratio) của điều trị TVVM bằng mảnh ghép cũng như các yếu tố nguy cơ độc lập khác của tái phát.

- Biến phụ thuộc: tần suất mới mắc tái phát. - Biến độc lập:

+ Đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới, tiền căn mổ nhiều lần, tiền căn mổ sửa TVVM, nồng độ albumin máu.

+ Đặc điểm tổn thương: độ chắc nhão bộ cân bụng, chiều rộng lỗ thoát vị. + Đặc điểm can thiệp: số năm kinh nghiệm phẫu thuật viên, dùng mảnh ghép.

- Giá trị p < 0,05 được xem như có ý nghĩa thống kê.

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chúng tôi thu thập được tổng cộng 139 bệnh nhân bao gồm 71 bệnh nhân từ bệnh viện Đại Học Y Dược và 68 bệnh nhân từ bệnh viện Nhân dân Gia Định. Nhóm đặt mảnh ghép có 69 bệnh nhân và nhóm khâu có 70 bệnh nhân. Kết quả cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của mảnh ghép trong điều trị thoát vị vết mổ thành bụng (Trang 75 - 77)