0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thoát vị vết mổ không triệu chứng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA MẢNH GHÉP TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ VẾT MỔ THÀNH BỤNG (Trang 41 -43 )

Mỗi năm quốc gia Hà Lan có 4.000 TVVM được can thiệp ngoại khoa trong số 100.000 phẫu thuật khoang bụng được tiến hành cùng thời gian. Đó chỉ là một phần của tổng số TVVM của quốc gia này vì số thoát vị còn lại không có triệu chứng hoặc chưa cần phải can thiệp [72]. Chúng ta không thể

biết chính xác TVVM hình thành khi nào. Bệnh nhân không cảm thấy dấu hiệu bất thường nào nơi vết mổ do vậy họ không đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Nhiều tác giả lấy mốc thời gian 1 tháng để nói TVVM sớm và TVVM muộn [18]. Hầu hết TVVM xảy ra trong vòng 4 tháng đầu sau mổ tương ứng với giai đoạn lành sẹo thành bụng. Trong vòng năm đầu sau mổ, tất cả TVVM đều có biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên vẫn còn 5% đến 10% TVVM hoàn toàn yên lặng trong thời gian trên 5 năm sau mổ [43].

Tác giả Burger nghiên cứu hình ảnh cắt lớp điện toán thành bụng của bệnh nhân có đường mổ giữa bụng. Ông đo khoảng cách trung bình giữa hai bờ cơ thẳng bụng trên CT-scan một tháng sau mổ và coi là có giá trị tiên đoán TVVM. Sau đó Burger theo dõi bệnh nhân vài năm sau (Bảng 1.3). Kết quả cho phép chúng ta nghĩ rằng TVVM đã hình thành và phát triển theo thời gian nhưng nó không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn kích thước lỗ thoát vị còn nhỏ.

Bảng 1.3: Dự đoán thoát vị vết mổ dựa trên đo khoảng cách giữa hai cơ thẳng bằng CT-scan [18]

KHOẢNG CÁCH TRUNG BÌNH

THOÁT VỊ

KHÔNG

THOÁT VỊ P

Khoảng cách cực đại giữa hai cơ thẳng

> 25 mm < 25 mm 23 2 5 23 < 0.0001

Trung bình khoảng cách cực đại giữa hai cơ thẳng từ mũi ức đến khớp mu > 15 mm < 15 mm 21 4 5 23 < 0.0001

Trung bình khoảng cách cực đại giữa hai cơ thẳng ngay đoạn có vết mổ

> 15 mm < 15 mm 20 5 5 23 < 0.0001

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA MẢNH GHÉP TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ VẾT MỔ THÀNH BỤNG (Trang 41 -43 )

×