Phân loại thoát vị vết mổ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của mảnh ghép trong điều trị thoát vị vết mổ thành bụng (Trang 38 - 41)

Mỗi phân loại khác nhau sẽ đưa vào ứng dụng những biến số cơ bản khác nhau của TVVM để thành lập nên bảng phân loại của mình. Những yếu tố cơ bản đó bao gồm (Bảng 1.1): vị trí, kích thước, số lần phẫu thuật, triệu chứng lâm sàng, số lần tái phát v.v… Do vậy, chúng ta thấy có nhiều cách phân loại cùng đang tồn tại và chưa có sự đồng thuận nào về cách phân loại. Năm 2000, hai tác giả Chevrel và Rath đưa ra bảng phân loại TVVM thành bụng dựa trên 3 đặc điểm chính là vị trí, kích thước và số lần tái phát. Bảng phân loại này tỏ ra dễ sử dụng nhưng thực tế nó không được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng Ngoại khoa. Những chuyên gia hàng đầu thế giới đều nhận xét rằng chúng ta rất cần có bảng phân loại TVVM đơn giản hơn, phổ biến rộng rãi hơn và được cộng đồng Ngoại khoa chấp nhận.

Mục đích của bảng phân loại

1. Bằng cách mô tả thoát vị theo một cách chuẩn, bảng phân loại cho phép cải thiện tính khả thi của các nghiên cứu khoa học về thoát vị và kết quả của nó.

2. Tập hợp những kỹ thuật điều trị thoát vị trong y văn để xây dựng y học chứng cứ cho điều trị thoát vị. Nếu được cộng đồng chấp nhận rộng rãi, các nghiên cứu trong tương lai có thể dùng bảng phân loại này để thực hiện chọn bệnh cho nghiên cứu tiền cứu.

Hình 1.17: Phân loại thoát vị đường giữa theo Hội Thoát vị Châu Âu giới hạn bởi bờ ngoài hai cơ thẳng. M1: dưới ức, M2: thượng vị,

M3: rốn, M4: dưới rốn, M5: trên xương mu

Nguồn: Muysoms F.E, 2009, Hernia [71]

Năm 2007, Hội thoát vị Châu Âu (EHS) giới thiệu cách phân loại mới của TVVM thành bụng sau khi lấy ý kiến của các thành viên và những chuyên gia về thoát vị thành bụng (Bảng 1.2). Andrew Kingsnorth, chủ tịch EHS, tổng kết lại hội nghị có kết quả sau: 1. Thoát vị thành bụng nguyên phát

Trên xương mu Thượng vị

Dưới rốn Dưới ức

và TVVM thành bụng được phân loại theo hai cách khác nhau, 2. Thoát vị tái phát sau khi điều trị thoát vị thành bụng nguyên phát sẽ được đưa vào nhóm TVVM thành bụng, 3. Hội nghị chỉ dừng lại sự đồng thuận về cách phân loại vị trí thoát vị thành bụng (Hình 1.17, 1.18, 1.19). Cách đánh giá kích thước thoát vị vẫn còn tiếp tục bàn luận [71].

Hình 1.18: Phân loại thoát vị đường bên theo Hội Thoát vị Châu Âu. L1: dưới sườn, L2: hông, L3: chậu, L4: thắt lưng

Nguồn: Muysoms F.E, 2009, Hernia [71]

Hình 1.19: Định nghĩa chiều rộng và chiều dài của lỗ thoát vị trong trường hợp một thoát vị và nhiều thoát vị trên một bệnh nhân

Nguồn: Muysoms F.E, 2009, Hernia [71]

Dưới sườn Thắt lưng Hông Chậu Chiều dài Chiều rộng Chiều dài Chiều rộng

Bảng 1.2: Phân loại thoát vị vết mổ theo Hội Thoát vị Châu Âu [71]

HỘI THOÁT VỊ CHÂU ÂU PHÂN LOẠI THOÁT VỊ VẾT MỔ

Đường giữa Dưới ức M1 

Thượng vị M2 

Rốn M3 

Quanh rốn M4 

Trên xương mu M5 

Bên Dưới sườn L1 

Hông L2 

Chậu L3 

Thắt lưng L4 

Thoát vị tái phát Không

Chiều dài (cm) Chiều rộng W1  < 4 cm W2  ≥ 4-10 cm W3  ≥ 10 cm

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của mảnh ghép trong điều trị thoát vị vết mổ thành bụng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)