BGH, CĐ, TTCM; Thực hiện Lưu VP.

Một phần của tài liệu KH CHUYÊN MÔN 10-11 (Trang 46 - 51)

PHÒNG GD&ĐT HOÀI ÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH SỐ I ÂN ĐỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KHHKI-ÂĐ1

Ân Đức, ngày 02 tháng 10 năm 2010

KẾ HOẠCH

Học kỳ I năm học 2010-2011

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ VIII (2010-2012); Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức năm học 2010-2011; Kế hoạch năm học 2010-2011 của trường tiểu học số I Ân Đức.

Trường Tiểu học số I Ân Đức xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2010-2011 như sau:

I. Nhiệm vụ chung

1. Tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không” gắn với “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học.

2. Tập trung thực hiện việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng; Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; Chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Tích cực chuẩn bị các điều kiện triển khai dạy Ngoại ngữ theo chương trình mới. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục tiểu học – Chống mù chữ, Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; Đẩy mạnh xây dựng trường Chuẩn quốc gia và dạy 2 buổi/ngày.

3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, bồi dưỡng giáo viên; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; Rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ.

II. Nhiệm vụ cụ thể

1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành.

1.1. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 32/2006/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về cuộc vận động “Hai không” gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Thực hiện nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn học chính khoá và hoạt động ngoại khoá.

- Thực hiện tốt các qui định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên học tập và sáng tạo; Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

- Triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh ngồi sai lớp; đánh giá đúng chất lượng giáo dục.

- Tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học nhằm khắc phục tỉ lệ yếu kém, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi.

1.2. Thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch 307/KH- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục, xây dựng các qui tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường. Phối hợp với gia đình và cộng đồng để giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Sơ kết 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Trang bị kiến thức bơi an toàn và chống đuối nước cho học sinh, phòng chống bạo lực học đường. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh sạch đẹp, đủ nhà vệ sinh cho giáo viên, học sinh. Tích cực huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC (nhà vệ sinh, cảnh quan môi trường).

- Đưa nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca… Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá thể dục thể thao, giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường. Chăm sóc nhà bia ghi tên liệt sĩ của xã. Tổ chức tốt tháng Khuyến học (tháng 9/2010) để thực hiện “3 đủ” trong trường học. Triển khai thực hiện nội dung “Đi học an toàn”, “Trường học an toàn”. Tích cực tham gia các Hội thi, Liên hoan do ngành tổ chức.

- Tổ chức khai giảng trang trọng (có phần Lễ và Hội), tạo không khí vui tươi, lành mạnh, tạo không khí phấn khởi cho học sinh vào học năm học mới. Tổ chức lễ bàn giao học sinh hoàn thành chương trình tiểu học cho trường THCS.

2. Kế hoạch giáo dục và thời gian năm học

2.1. Kế hoạch giáo dục

Thực hiện đủ, đúng chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) được thực hiện tích hợp các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công (Kỹ thuật) sát với thực tế địa phương.

* Mở 7 lớp dạy 2 buổi/ngày: Ngoài chương trình qui định, chú ý thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động khác nhằm hỗ trợ cho việc học tập; phụ đạo học sinh yếu; bồi dưỡng học sinh giỏi; củng cố Câu lạc bộ năng khiếu (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục-thể thao).

* Về giáo dục thể chất, thẩm mỹ.

Nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khoá, mở rộng hoạt động giáo dục thể chất ngoại khoá. Giúp học sinh biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết phòng tránh các bệnh học đường và bệnh theo mùa. Thực hiện “Ăn sạch, ở sạch, chơi sạch”, giữ gìn vệ sinh trường lớp và nơi công cộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Kế hoạch thời gian

Học kỳ I: Từ ngày 16/8/2010 đến 31/12/2010 (18 tuần thực học, còn lại cho hoạt động khác).

- Tựu trường: 10/8/2010. - Khai giảng: 05/9/2010.

- Giảng dạy chương trình năm học mới: 16/8/2010. - Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch chung của ngành.

3. Chương trình, sách, thiết bị dạy học.

3.1. Chương trình

Thực hiện đủ, đúng chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006QĐ- BGD&ĐT ngày 05/5/2006 và Công văn 896/BGD&ĐT ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo một cách linh hoạt theo chương trình khung. Giáo viên tự chủ nội dung giảng dạy nhưng phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu của Chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tích hợp các môn học với giáo dục môi trường (Tiếng việt, Lịch sử và Địa lý, TN-XH, Khoa học, Mỹ thuật, Đạo đức, Hoạt động ngoài giờ lên lớp); giáo dục kỹ năng sống (TN-XH, Khoa học, Đạo đức, Tiếng việt); Sử dụng tiết kiệm năng lượng (Khoa học, Lịch sử và Địa lý); Quyền và bổn phận trẻ em; Bình đẳng giới; An toàn giao thông; Phòng chống tai nạn thương tích và các bệnh học đường.

Thực hiện dạy Tiếng Anh từ lớp 3 trở lên, thời lượng 2 tiết/tuần.

Nội dung giáo dục địa phương thực hiện theo Công văn 02/GD&ĐT-CM ngày 05/01/2009 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoài Ân.

3.2. Sách giáo khoa

Đảm bảo đủ sách qui định tối thiểu của mỗi học sinh. Riêng môn Kỹ thuật khối 4, 5 thực hiện theo phân phối chương trình năm học 2007-2008, môn tiếng Anh dùng bộ sách Let’s Go (khối 3 dùng quyển 1A; khối 4 dùng quyển 1B; khối 5 dùng quyển 2A). Xây dựng tủ sách dùng chung, tạo điều kiện cho học sinh mượn đọc. Nhất thiết không để xảy ra trường hợp học sinh đi học không có sách.

Tiếp tục củng cố bổ sung nguồn sách thư viện bằng cách huy động đóng góp, mua bổ sung từ ngân sách... để đáp ứng nhu cầu cho người đọc.

3.3. Thiết bị dạy học

- Kiểm tra đánh giá lại hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học, trang thiết bị hiện có. Lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học thống nhất trong toàn khối và toàn trường. Tăng cường làm mới đồ dùng dạy học, mua bổ sung dụng cụ dạy môn thể dục thể thao, bảng phụ và các đồ dùng thiết yếu cho dạy và học các môn khác... từ nguồn ngân sách. Có biện pháp khắc phục tình trạng dạy chay, học chay trong từng lớp học, môn học... nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy.

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong nhà trường.

- Đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học; Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc sử dụng ĐDDH của giáo viên.

4. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy và học.

4.1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới phương pháp.

- Thực hiện tốt Công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường trách nhiệm cho Hiệu trưởng, giáo viên tự chủ nội dung giảng dạy theo chương trình khung, bảo đảm yêu cầu tối thiểu của Chuẩn kiến thức và kỹ năng cho học sinh từng lớp, môn học.

- Tập trung đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách soạn giáo án để dạy học đạt hiệu quả nhất. Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.

- Giáo viên nắm vững cấu trúc chương trình của môn học, cấp học. Bài giảng thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò. Thầy đóng vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò chủ động, chú trọng đến từng đối tượng học sinh. Kết hợp hài hoà các phương pháp trong từng tiết giảng sao cho giờ học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, có hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong suốt năm học.

4.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Tiếp tục phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.

Nghiêm túc trong các kỳ kiểm tra để có kết quả thực chất từ việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Trong các kỳ kiểm tra phải hoán đổi giáo viên khác khối coi, chấm và lên kết quả. Để đánh giá đúng thực chất về năng lực, trí tuệ và kỹ năng của từng học sinh.

Thực hiện theo Thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 717/BGDĐT-GDTH ngày 11/02/2010 và Công văn số 5276/BGD&ĐT-GDTH về xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học.

4.3. Bàn giao chất lượng học sinh từ lớp dưới lên lớp trên.

- Bàn giao công tác chủ nhiệm, khảo sát chất lượng đầu năm học, so sánh với kết quả cuối năm để rút ra nguyên nhân, tìm phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng học sinh.

- Bàn giao số và chất lượng học sinh hoàn thành chương trình tiểu học cho trường THCS trên địa bàn.

4.4. Không tổ chức dạy học trước thi tuyển vào lớp 1, không dạy thêm, học thêm. 4.5. Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật. Tạo điều kiện và cơ hội cho 01 trẻ khuyết tật học hoà nhập nhưng cần có sự điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học, chương trình, phương pháp, đánh giá, xếp loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Nâng cao chất lượng PCGDTH và xây dựng trường Chuẩn quốc gia.

5.1. Củng cố, duy trì kết quả PCGDTH-CMC và PCGDTHĐĐT.

- Triển khai thực hiện Quy định kiểm tra công nhận PCGDTH và PCGDTHĐĐT tại Thông tư 36/2009/TT-BGDĐT và Công văn số 2601/SGDĐT Bình Định.

- Tổng kết 10 năm thực hiện PCGDTHĐĐT.

5.2. Xây dựng trường tiểu học theo Chuẩn quốc gia.

- Đánh giá thực trạng trường học so với Chuẩn quốc gia mức độ I. Xây dựng kế hoạch thực hiện chất lượng theo Chuẩn quốc gia mức độ II.

- Tham mưu lãnh đạo địa phương và Ban Đại diện CMHS huy động mọi nguồn lực để rào khuôn viên, tạo dựng cảnh quan, môi trường ở các điểm trường.

- Tiếp tục sưu tầm hình ảnh, hiện vật, đầu tư kinh phí xây dựng phòng truyền thống nhà trường.

6. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

6.1. Đội ngũ giáo viên

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo qui định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học với các nội dung sau: Nhận thức, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo; Kiến thức kỹ năng sư phạm; phương pháp trong quản lý và dạy học (theo Quyết định 14/QĐ- BGD&ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Sắp xếp đội ngũ tổ trưởng theo Điều lệ mới ban hành. Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng theo hướng “Giỏi một việc, biết nhiều việc” phù hợp với năng lực sở trường của từng người. Khuyến khích giáo viên học Tin học và Ngoại ngữ, ứng dụng CNTT vào giảng dạy và chủ nhiệm, đổi mới phương pháp, chủ động trong việc thực hiện chương trình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Xây dựng đội ngũ cốt cán cho các phong trào mũi nhọn như: giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, văn nghệ, thể dục thể thao...

- Đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng. Tiếp tục đào tạo 1 giáo viên vượt chuẩn, 100% giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2010-2015.

6.2. Cán bộ quản lý giáo dục

- Tiếp tục bồi dưỡng về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lý dạy và học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực đánh giá giáo viên (theo Quyết định 14/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Nâng cao vai trò của Hiệu trưởng trong tổ chức dạy học và lãnh đạo quản lý nhà trường. Thực hiện “3 công khai”, “4 kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn về đổi mới cơ chế tài chính tại Chỉ thị 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học.

Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên học Tin học, Ngoại ngữ. Ứng dụng tin học vào soạn giảng bằng máy tính, giáo án điện tử; ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy và quản lý (thư viện, tài chính, tài sản), lưu trữ hồ sơ học vụ và một số tác nghiệp khác.

Một phần của tài liệu KH CHUYÊN MÔN 10-11 (Trang 46 - 51)