0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu KH CHUYÊN MÔN 10-11 (Trang 52 -71 )

1- Hiệu trưởng tổ chức cho cán bộ, CNVC, học sinh quán triệt Nghị quyết năm học và kế hoạch hoạt động học kỳ I năm học 2010-2011 trong toàn trường.

2- Các tổ chức, đoàn thể, tổ trưởng (phó) chuyên môn… tuỳ theo chức năng nhiệm vụ được giao, cần xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho cả năm học, học kỳ, tháng phù hợp với hoạt động chung của nhà trường, có biện pháp thích hợp để đạt hiệu quả công tác cao nhất.

3- Công đoàn cùng các bộ phận có kế hoạch hoạt động cụ thể, phối hợp cùng nhà trường tổ chức tốt các ngày lễ, tết, các cuộc vận động, các phong trào do trường, địa phương và Ngành tổ chức.

4- Mỗi CB- GV- CNVC chấp hành sự phân công nhiệm vụ của Hiệu trưởng, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề. Thực hiện đầy đủ các loại qui chế, qui định của cơ quan nhất là qui chế dân chủ ở cơ sở, qui chế chuyên môn. Đặc biệt là thực hiện tốt Chỉ thị số 3399/CT- BGD& ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoài Ân về thực hiện nhiệm vụ năm học.

5- Các bộ phận, tổ chuyên môn, cá nhân của đơn vị làm dự thảo kế hoạch, tổ chức họp tổ thảo luận, để có sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện kế hoạch. Ban giám hiệu phân công dự họp trong thảo luận kế hoạch của tổ và duyệt kế hoạch trước 15/10/2010.

Trên đây là kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị CNVC năm học 2010-2011 của trường Tiểu học số I Ân Đức trong học kỳ I. Nhà trường đề nghị mỗi tổ chức, cá nhân tự ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà trường trong năm học 2010-2011./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- BGH;- Công đoàn; - Công đoàn; - TTCM; - Các bộ phận;

PHÒNG GD&ĐT HOÀI ÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH SỐ I ÂN ĐỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KHNH-ÂĐ1

Ân Đức, ngày 30 tháng 9 năm 2010

KẾ HOẠCHNăm học 2010-2011 Năm học 2010-2011

- Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành năm học 2010-2011; Công văn số 1233/SGD&ĐT-VP ngày 20/7/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định; Công văn số 100/GD&ĐT-TH ngày 17/9/2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoài Ân về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học;

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ VIII (2010-2012); Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức năm học 2010-2011.

Trường Tiểu học số I Ân Đức xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010- 2011 như sau:

A- PHẦN THỨ NHẤT

Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị CNVC năm học 2009-2010 và tình hình chung đầu năm học 2010-2011

I. Kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị CNVC năm học 2009-2010:

Năm học 2009-2010, trường tiểu học số I Ân Đức được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Ân Đức và Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoài Ân. Sự phối hợp có hiệu quả giữa các ban, ngành, đoàn thể trong xã, sự đồng thuận của Cha mẹ học sinh cùng với sự quyết tâm, nổ lực vươn lên của đội ngũ thầy, cô giáo và học sinh toàn trường. Trường tiểu học số I Ân Đức đã triển khai thực hiện hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Hội nghị CNVC năm học 2009-2010, kết quả cụ thể như sau:

1. Kết quả thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực”. học thân thiện, học sinh tích cực”.

1.1. Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo đặc thù của ngành giáo dục là thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Do vậy, ngay từ đầu năm học nhà trường thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động trong nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên, CNVC tham gia học tập chuyên đề “Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh là đạo đức, là văn minh”. Qua đợt học, cán bộ giáo viên, CNVC của đơn vị đã nhận thức và hành động tích cực, thể hiện qua viết thu hoạch và đăng ký làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Nêu cao tinh thần rèn luyện đạo đức nhà giáo, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong năm học thực hiện “Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên có một đổi mới trong công tác quản lý hoặc dạy và học”. Đã viết 9 SKKN cấp trường đạt giải (2 giải B; 2 giải C; 5

giải khuyến khích), tham gia dự thi cấp huyện 4 SKKN đạt 3 giải C; 12 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường (đạt 9 giải), cử 4 giáo viên dự thi cấp huyện đạt 4 giải (2 nhì, 1 ba, 1 khuyến khích), cử 1 giáo viên dự thi cấp tỉnh đạt giải 3.

Kết quả thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Tập thể: Trường đạt 28 điểm, xếp loại khá.

- Cá nhân: 27 thầy, cô giáo được đánh giá, xếp loại trong đó: 06 Tốt; 16 Khá; 05 Đạt yêu cầu.

Học sinh thực hiện theo chủ đề năm học “Tuổi trẻ với Bác Hồ” mà trọng tâm là nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử văn minh, tuân thủ nội quy nhà trường và pháp luật của Nhà nước. Sưu tầm và làm 13 tập báo ảnh nói về cuộc đời và hoạt động của Bác để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010). Tổ chức giáo dục lồng ghép qua các môn học chính khoá, các hoạt động giáo dục ngoại khoá, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục động cơ thái độ học tập cho học sinh.

1.2. Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành.

Ngay từ đầu năm học, tổ chức khảo sát chất lượng học sinh, trên cơ sở đó phân loại đối tượng học sinh. Từ đó phối hợp với gia đình thống nhất giải pháp phối hợp giáo dục học sinh yếu kém, chậm tiến. Phân công giáo viên dạy bổ khuyết kiến thức cho học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức các hoạt động học tập tổ, nhóm, đôi bạn cùng tiến. Bên cạnh đó tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh định kỳ, nghiêm túc để đánh giá chất lượng dạy học của thầy và trò gắn với trách nhiệm của người dạy. Do vậy chất lượng được nâng lên, học sinh yếu, kém giảm, khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Đã duy trì tốt sĩ số, không có học sinh bỏ học.

1.3. Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cụ thể:

Qua 2 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được cán bộ, giáo viên, CNVC, học sinh trong nhà trường hưởng ứng tích cực, đạt hiệu quả đáng kể. Được Ban chỉ đạo Phòng Giáo dục đánh giá đơn vị đạt 75,5 điểm (loại khá) trong việc triển khai xây dựng 5 nội dung “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Đã tạo được môi trường thân thiện, an toàn, hiệu quả góp phần giáo dục toàn diện học sinh.

1.3.1. Tổ chức “Tháng Khuyến học” để thực hiện phong trào “3 đủ” cho học sinh từ ngày 02/9 đến 02/10/2009. Vận động quyên góp được 142 quyển sách nộp về Phòng giáo dục phân bổ cho học sinh vùng khó khăn để đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở học tập. Xét hỗ trợ 01 xuất quà cho học sinh nghèo trị giá 200.000 đồng cho học sinh đang học tại trường. Đến nay học sinh trong đơn vị cơ bản đủ điều kiện để đến trường. Không có học sinh bỏ học vì thiếu sách vở và đồ dùng học tập, thiếu quần áo hoặc thiếu ăn.

1.3.2. Tổ chức lễ khai giảng năm học mới trong đơn vị có cả phần Lễ và phần Hội; Phần Hội tổ chức văn nghệ, trò chơi dân gian tươi vui, sinh động, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Tổ chức tốt việc đón học sinh vào lớp 1, bàn giao học sinh hoàn thành chương trình tiểu học cho trường THCS, huy động phụ huynh học sinh cùng tham gia dự lễ khai giảng năm học mới.

1.3.3. Tổ chức bình chọn danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quí nhất” cấp trường, 01 thầy được học sinh, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường giới thiệu, đề nghị công nhận danh hiệu cấp huyện.

1.3.4. Trong năm học đã tu sửa, nâng cấp 3 công trình vệ sinh. 100% điểm trường có công trình vệ sinh sạch sẽ và sử dụng thường xuyên.

1.3.5. Phong trào xanh hoá trường học: trồng mới 12 cây xanh (Sao, Sanh, Phượng vĩ) và 47 chậu cây cảnh phù hợp khuôn viên. Xây mới 01 hòn non bộ (trị giá trên 10 triệu đồng, từ nguồn đóng góp của CNVC) có hiệu quả tốt cho cảnh quan, môi trường.

1.3.6. Liên đội nhận chăm sóc và phát huy giá trị nhà bia ghi tên liệt sĩ của xã. Từ đó giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với nước.

1.3.7. Tổ chức cấp trường và tham gia dự thi liên hoan “Tuyên truyền Măng non” cấp huyện đạt giải 3. Tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện đạt giải khuyến khích toàn đoàn. Tham gia dự thi tiếng hát dân ca do Phòng Giáo dục tổ chức, đạt giải 3.

1.3.8. Tích cực phổ biến và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Triển khai và tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.

2. Đổi mới quản lý giáo dục

2.1. Triển khai thực hiện Điều lệ trường tiểu học, các loại quy chế, qui định của cấp trên và của cơ quan đạt hiệu quả cao.

2.2. Đã triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với sự nghiệp công lập giáo dục - đào tạo để thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

2.3. Tổ chức đánh giá nghiêm túc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/1007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cuối năm, đánh giá xếp cán bộ, giáo viên, nhân viên có: 17 xuất sắc; 11 khá; không có yếu, kém. Trong đó:

a) Giáo viên: Về đạo đức: Tốt: 23;

Về chuyên môn: Tốt: 15; Khá: 08. b) Cán bộ quản lý: Xuất sắc: 01; Khá: 01.

c) Nhân viên: Xuất sắc: 01; Khá: 02.

2.4. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục và tiếp tục thực hiện Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 về việc ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính. Cụ thể:

- Là năm thứ 3, Phòng Giáo dục giao kế hoạch ngân sách cho trường theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Trong năm 2009 nguồn ngân sách cấp cho trường 1.190.435.000 đồng (trong đó chi cho con người chiếm trên 90%, chi cho hoạt động và phong trào dưới 10%). Thực hiện quản lý tài chính, chi tiêu ngân sách đúng nguyên tắc, đáp ứng nhu cầu của đơn vị.

- Ngoài ra, ngân sách cấp xã hỗ trợ chi cho giáo dục 67 triệu đồng chủ yếu là chi giải phóng mặt bằng điểm trường Đức Long và hỗ trợ khen thưởng học sinh, giúp học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học.

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chưa có biểu hiện tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính, tài sản của đơn vị. Thực hiện triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tài sản trong nhà trường.

- Thực hiện 3 công khai (chất lượng đào tạo; các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công khai thu, chi tài chính) tại đơn vị.

2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, khuyến khích cán bộ, giáo viên học Tin học (22/28 cán bộ, giáo viên có chứng chỉ A, B); Ứng dụng tin học vào soạn giảng bằng máy tính (12/22 giáo viên); ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy và quản lý, lưu trữ hồ sơ học vụ cho công tác văn phòng và các phần mềm khác theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thực hiện cải cách hành chính gắn cải cách hành chính với ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý trường học đạt kết quả khá. Trường đã có Website, Email, đã sử dụng phần mềm MISA/MIMOSA.Net 2009 phục vụ cho công tác kế toán, tài chính. Quản lý hồ sơ CBCC, học sinh bằng phần mềm PEMIC, EMIC và hệ thống kế hoạch nhà trường bằng phần mềm VANPRO. Bước đầu đã sử dụng phần mềm mã nguồn mở (Open office). Tập huấn chuyên đề sử dụng chương trình PowerPoint trình chiếu trên màn hình máy tính và viết kinh nghiệm tham gia dự thi cấp huyện.

2.6. Đẩy mạnh và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

Công tác kiểm tra nội bộ được chú trọng, đầu năm học tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác kiểm tra. Cung cấp đầy đủ văn bản, điều kiện, tài liệu. Xây dựng kế hoạch cụ thể năm, kỳ, tháng để triển khai thực hiện. Qua mỗi đợt kiểm tra có sơ kết, đánh giá để chỉ đạo khắc phục những tồn tại, yếu kém.

- Kết quả kiểm tra:

+ Hồ sơ: Kiểm tra 140 lượt (Tốt: 31; Khá 108; Đạt yêu cầu: 01). + Dự giờ: 172 tiết (Tốt: 36; Khá: 118; Đạt yêu cầu: 18).

+ Toàn diện giáo viên: 04 giáo viên (Khá: 02; Tốt: 02).

+ Kiểm tra chuyên đề: 11 lượt (Tốt: 01; khá: 09; Đạt yêu cầu: 01)

- Triển khai đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chỉ đạo của ngành tại Thông tư 32/TT-BGDĐT và Hướng dẫn 717/BGDĐT. Tạo ngân hàng đề thi của trường để tham khảo và ứng dụng trong các kỳ kiểm tra.

3.1. Tiếp tục tham mưu UBND xã chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với các trường trên địa bàn củng cố vững chắc và phát huy thành quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS tiến đến phổ cập giáo dục Trung học phổ thông theo kế hoạch phổ cập giáo dục của huyện, xã đề ra.

3.1.1. Giữ vững kết quả đạt Chuẩn quốc gia về công tác Chống mù chữ (CMC), phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) năm 2009.

+ CMC: Số người (diện tuổi 15-35) biết chữ từ lớp 3 trở lên đạt 98,2% (2170/2209). Riêng diện tuổi 15-25 biết chữ từ lớp 3 trở lên đạt 99,5% (1192/1198).

+ PCGDTH: Trẻ trong diện 6-14 tuổi đã và đang học tiểu học: 100% (696/696). Riêng trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 97,2% (71/73).

- Củng cố Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục phổ thông trong từng năm, huy động trẻ trong diện tuổi ra lớp, hạn chế lưu ban, bỏ học nhằm duy trì số lượng, nâng cao chất lượng PCGDTH. Thực hiện việc bàn giao học sinh giữa tiểu học và THCS.

Một phần của tài liệu KH CHUYÊN MÔN 10-11 (Trang 52 -71 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×