Tình hình cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Chiếc lược Marketing Sữa Mộc Châu (Trang 36 - 41)

III. Hiện trạng Marketing.

3.2 Tình hình cạnh tranh.

Có thể nói cho tới hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp Sữa Mộc Châu là: + Sữa Vinamilk.

+ Sữa TH.

Ngoài ra còn có Ba Vì . . .

Tất cả các đối thủ đều cùng có khách hàng mục tiêu. Ta có thể thấy trong các phân tích dưới đây:

Công ty sữa Vinamilk.

Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm,

- Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: Nhà máy bánh kẹo Lubico; Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).

- Tháng 3/1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk)

-Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy. - Năm 1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định

- Năm 2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ . Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 2003, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.

- Năm 2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.

- Năm 2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định

- Khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.

- Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.

- Năm 2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006

- Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử

- Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con - Năm 2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.

Phân tích SWOT của Vinamilk

S (điểm mạnh) W (Điểm yếu) Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt

Nam.Với kinh nghiệm hơn 30 năm phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, Vinamilk hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng, hiểu rõ nhu cầu về dinh dưỡng, nghiên cứu xu hướng dinh dưỡng và các kiến thức ứng dụng tiên tiến về sản phẩm sữa của thế giới...

Vinamilk là có những thương hiệu mạnh, có những sản phẩm tốt với chất lượng cao, gắn liền với ưu thế vượt trội đó là sữa tươi. Các sản phẩm sữa tươi của Vinamilk có tỷ trọng sữa tươi từ 70-99%

Vinamilk có lợi thế về dây chuyền sản xuất đã đầu tư hàng chục triệu USD thuộc dòng

Hiện nay mặc dù VNM đang có kế hoạch xây dựng trang trại bò sữa trong nước song nguyên liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu do đó sẽ chịu tác động bởi các yếu tố như: giá thế giới, tỷ giá…

Giá thành các sản phẩm từ sữa hiện nay nếu như so sánh với các nước phát triển trên thế giới vẫn đang ở mức khá cao. Điều này khiến cho một phần đối tượng người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Thị phần lớn, thương hiệu mạnh nhưng nếu so sánh về giá cả thì các sản phẩm của công ty chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản

đạt chất lượng theo đúng tiêu chuẩn.

VNM có mạng lưới phân phối và bán hàng trải rộng trên cả nước. Các đại lý của VNM cũng được trang bị hệ thống tủ đông để bảo quản sản phẩm sữa đến tay người tiêu dùng. Nhờ có ban lãnh đạo và điều hành tốt. Điều này thể hiện ở khả năng kiểm soát chi phí đầu vào ổn định, lợi nhuận của công ty tăng trưởng ổn định qua các năm.

Có số vốn lớn và hệ thống PR rất tốt

Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing.

O (Cơ hội) T (Thách thức)

Thị trường sữa Việt Nam ngày càng phát triển do thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tăng cường sức khỏe như sữa ngày một tăng thêm.

Với lợi thế là một doanh nghiệp nội địa lớn trong ngành, VNM sẽ dễ dàng khi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng nếu như so sánh với các hãng sữa ngoại khác.

Hệ thống phân phối tốt cũng là một yếu tố hỗ trợ khi VNM đưa vào thị trường các dòng sản phẩm mới (nếu các sản phẩm này được người tiêu dùng chấp nhận)

Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia … Nhà nước đang khuyến khích nông dân chăn nuôi bò sữa. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào thuận lợi cho Công ty

Sữa nước, sữa chua và sữa đặc là những sản phẩm mà VNM đã chiếm được thị phần lớn. Tuy nhiên sự cạnh tranh ở phân khúc sữa bột ngày càng khó khăn hơn do tâm lý sính sữa ngoại của người tiêu dùng.

Thị trường xuất khẩu chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của VNM hiện nay chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm sữa đặc và sữa bột. Tuy nhiên những thị trường xuất khẩu này cũng đang tiềm ẩn những rủi ro chính trị như Thái Lan, Irac …

Sữa ngoại đang thao túng lũng đoạn thị trường sữa tại Việt Nam, gây khó khăn trong sự cạnh tranh của công ty.

Do Việt Nam hội nhập thị trường Kinh tế thế giới nên thị trường tiêu thụ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm nhập khẩu với rất nhiều thương hiệu quốc tế như Abbott, Mead Johnson, Friso, và cả những nhà sản xuất có cơ sở trong nước như: Dutch lady, Nutifood…

Dutch Lady Viet Nam

- Dutch Lady Việt Nam là công ty liên doanh giữa Tập đoàn Friesland Foods nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất sữa và Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (3-2) với tổng vốn đầu tư ban đầu 30 triệu USD.

- Ngày 28-2-1996 sản phẩm thương mại của Dutch Lady Việt Nam được đưa ra thị trường với nhãn hiệu Cô gái Hà Lan.

- Năm 1993, văn phòng đại diện đầu tiên của Dutch Lady Việt Nam được thành lập tại số 27 Đồn Đất, thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 2000Dutch Lady Việt Nam trở thành công ty thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001, sau đó là chứng chỉ HACCP vào năm 2002. Kết quả này lại khẳng định hơn nữa cam kết đưa ra những sản phẩm chất lượng cao của Dutch Lady Việt Nam - Năm 2005, Dutch Lady Việt nam đã đầu tư dây chuyền đóng chai với công nghệ tiên tiến nhất thế giới, đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm sữa trong kiểu chai mới với nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan, Calcimex và Yomost. Sự kiện này được xem như một điểm son đánh dấu cho cột mốc 10 năm liên tục hoàn thiện mình của Dutch Lady Việt Nam và đã được bình chọn 1 trong 10 sự kiện marketing nổi bật nhất trong năm 2005.

- Năm 2007 Nhà máy mới của Dutch Lady được xây dựng tại cụm công nghiệp Tây-Nam thuộc thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, rộng 58.000m2. Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 12/2008. Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu, nhà máy tập trung sản xuất các sản phẩm sữa nước uống liền với công suất 45 triệu lít/năm và tăng dần đến 200 triệu lít/năm trong tương lai.

- Đồng hành cùng Việt Nam với sứ mệnh “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng” là niềm vinh dự mà Dutch Lady Việt Nam và các đối tác nhiệt thành của mình đã, đang và sẽ hoàn thành một cách tốt nhất.

Phân tích SWOT của Dutch Lady

S (điểm mạnh) W (Điểm yếu) Thương hiệu mạnh, có uy tín

Chất lượng sản phẩm cao Hệ thống phân phối rộng khắp Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt Giá cả hợp lý. Sản phẩm đa dạng liệu

Tự làm rào cản đối với các hộ chăn nuôi bò. Chưa có được thị phần lớn tại phân khúc sữa bột

Một phần của tài liệu Chiếc lược Marketing Sữa Mộc Châu (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w