Chính sách về xuất nhập khẩu sữa.

Một phần của tài liệu Chiếc lược Marketing Sữa Mộc Châu (Trang 48 - 49)

III. Hiện trạng Marketing.

3.5.1.5: Chính sách về xuất nhập khẩu sữa.

Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu tăng đàn bò sữa từ 104 ngàn con năm 2005 lên 200 ngàn con vào năm 2010. Sản lượng sữa từ 200 ngàn tấn tăng lên 377 ngàn tấn.Tốc độ tăng đàn dự kiến từ năm 2005-2010 là 13%;

đến năm 2015 sẽ có 350 ngàn bò sữa sản xuất ra 700 ngàn tấn sữa, nâng lượng sữa tươi sản xuất trong nước lên 7,5 kg/người/năm.

Theo quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam từ nay đến năm 2025,đàn bò sữa cả nước năm 2010 đạt 146.093con, năm 2015 đạt 293.562 con, năm 2025 đạt 705.837

con. Đây là mục tiêu không quá lớn, tuy vậy đang tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển ngành sữa ở Việt nam cần được phân tích,đánh giá để có giải pháp thích hợp. Chính sách của nhà nước về sữa nhập khẩu trong những năm qua chưa thúc đẩy được phát triển sữa nội địa. Cần có chính sách thích đáng khuyến khích các công ty chế biến sữa Việt Nam giảm dần lượng sữa bột nhập khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước. Tuy nhiên,

Việt Nam đã ra nhập WTO, từ 2010 nếu dùng chính sách thuế để khuyến khích hay hạn chế nhập sữa bột sẽ không khả thi, vì vậy cần có những chính sách thích hợp cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn nguyên liệu từ sữa tươi sản xuất trong nước tối thiểu phải đáp ứng được trên 40% nhu cầu sữa nguyên liệu. Hơn một năm qua giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần và luôn biến động. Các Công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutch lady đã quan tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ. Tuy vậy vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn chương trình tăng tỷ lệ sữa nội địa của họ cho những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Chiếc lược Marketing Sữa Mộc Châu (Trang 48 - 49)