Tổng quan ngành sữa thế giới.

Một phần của tài liệu Chiếc lược Marketing Sữa Mộc Châu (Trang 46 - 48)

III. Hiện trạng Marketing.

3.5.1.1Tổng quan ngành sữa thế giới.

Thị trường sữa năm 2012: Một năm đầy biến động. Trên thị trường châu Âu, giá bơ tăng 1,79% (trung bình từ 4.900 đô la/tấn lên 4.988 đô la/tấn), giá sữa bột gầy tăng 4,72% (trung bình từ 3.175 đô la/tấn lên 3.325 đô la/tấn), giá sữa bột nguyên kem tăng cao nhất 8,14% (trung bình từ 3.838 đô la/tấn lên 4.150 đô la/tấn), giá dầu bơ tăng 1,76% (trung bình từ 5.675 đô la/tấn lên 5.775 đô la/tấn) và giá váng sữa tăng 1,11% lên 1.138 đô la/tấn.

Cũng tại thị trường châu Âu năm 2012, giá FOB trung bình của bơ là 20,18%, sữa bột gầy 17,70%, sữa bột nguyên kem 19,42%, dầu bơ 29,78%, váng sữa 7,06% so với năm 2010.

Tương tự thị trường châu Âu, tại thị trường châu Đại Dương giá FOB các sản phẩm sữa chủ yếu đều tăng nhưng biên độ thấp hơn so với thị trường châu Âu. Cụ thể: giá bơ tăng 1,09% (trung bình từ 4.600 đô la/tấn lên 4.650 đô la/tấn), giá sữa bột gầy tăng 4,38% (trung bình từ 3.425 đô la/tấn lên 3.575 đô a/tấn), giá sữa bột nguyên kem tăng cao nhất 6,19% lên 3.863 đô la/tấn và phó mát Cheddar tăng 1,15%.

Như vậy, biến động giá các sản phẩm sữa cơ bản ở năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 tại thị trường châu Đại Dương biến đổi lớn hơn sơ với thị trường châu Âu. Nhu cầu tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa ngày càng tăng do tăng dân số, tốc độ đô thị hóa cao, thu nhập được cải thiện, mức độ ưa thích và tính ưu việt về dinh dưỡng của người tiêu dùng trong khi sản lượng sữa ở nhiều nước xuất khẩu sữa còn hạn chế thì giá sữa xuất khẩu nói chúng được dự báo là sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2012

3.5.1.2: Tổng quan ngành sữa Việt Nam:

Biểu đồ: Số lượng bò sữa và Sản lượng sữa của Việt Nam từ 2001 - 2020

Việt Nam phát triển ngành sữa từ những năm 1970 nhưng tốc độ phát triển chậm. Đến năm 1980 mức tiêu thụ sữa chỉ đạt 0,3kg/người, năm 1990 đạt 0,5kg và năm 2007 ước đạt 7 kg. Sữa tươi trong nước hiện mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu.

mức14,8 lít/năm/người. Số lượng bò sữa cả nước là 114.461 con (năm 2009) cho sản lượng sữa 278.190 tấn. Lượng sữa hàng hóa ước đạt khoảng 250.000 tấn/năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số lượng bò sữa trong toàn quốc năm 2009 là 114.461 con (tăng 6% so năm 2008); sản lượng sữa sản xuất trong nước ước khoảng 278.190 tấn (tăng6,1%). Tại Việt Nam, lượng sữa tươi trong nước mới chỉ đáp ứng được 20 - 22% nhu cầu nguyên liệu, chất lượng sữa tươi không ổn định khiến các nhà chế biến gặp khó khăn và thu nhập của nông dân nuôi bò sữa cũng chưa cao.

Trên thị trường sữa hiện nay, các hãng sữa ngoại chiếm tới hơn 60%, mức giá bán sữa nội và sữa ngoại chênh lệch cả chục lần. Mặc dù có một thị trường nội địa to lớ n, nhưng sản xuất sữa ở Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

Đó là giá thành sản xuất sữa của ta còn cao. Giá sữa tươi hiện nay các công ty Vinamilk và Foremost mua “nóng” tại trạm thu mua khoảng 0,4037 USD/Kg. Nếu tính cả chi phí sau làm lạnh thì ước tính khoảng 0,47USD/Kg, cao hơn Nga, Hungari, Ba Lan (0,43 USD/Kg sữa lạnh), New Zealand, Úc, Ấn Độ 0,35 – 0,37 USD/Kg. Giá thành sản xuất cao trước hết là do giá thức ăn tinh cho bò sữa cao và giá bò giống cao. Đối với bò sinh sản cho sữa, chi phí thức ăn tinh chiếm khoảng 50% tổng chi phí thức ăn. Giảm chi phí thức ăn tinh có ý nghĩa lớn đến giảm giá thành sản xuất sữa. Theo Bộ Công Thương, giá sữa trong nước tiếp tục tăng Đã ảnh hưởng phần nào đến tâm lý người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành sữa cần tăng cường sử dụng nguyên liệu sữa trong nước, tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường trong nước.

3.5.1.3: Dân số.

Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2011 là 1.300 USD ≈ 27 triệu đồng. Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 6,5 lần. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 14,5% trên tổng số dân của cả nước. Năm 2011 nhưng lại chiếm hơn 1 nửa số người nghèo. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước. Con số này cho thấy đại bộ phận người Việt Nam có mức sống thấp. Giá 1kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa. Trong tình hình lạm phát ngày càng tăng như hiện nay, chỉ một nhóm ít người đủ tiềm

lực kinh tế mua sản phẩm sữa. Thực tế cho thấy các thành phố lớn, đặc biệt 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lượng tiêu thụ chiếm gần 70% lượng sữa cả nước.

Nâng cao mức sống người dân sẽ tăng thêm lượng khách hàng tiêu thụ sữa. Hiện tại Vinamilk đang có chương trình “1triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” và “Vươn cao Việt Nam”. Nhưng đây không phải là việc của một công ty hay các tổ chức từ thiện, Chính phủ phải làm. Dự án cải thiện dinh dưỡng người Việt Nam cần dành một khoản kinh phí thích đáng cho người nghèo được tiếp cận với sản phẩm sữa.

3.5.1.4: Tự nhiên.

Việt Nam là nước nông nghiệp trong đó bò Là động vật phục vụ sản xuất rất tốt, khoảng vài chục năm trở lại đây bò sữa mới trở nên quen thuộc với người dân qua nhiều dự án phủ rộng diện tích đàn bò làm nguyên liệu. Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm. Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn thức ăn và đồng cỏ không tương xứng với tốc độ tăng đàn bò sữa. Thức ăn cho bò sữa mà đặc biệt là thức ăn thô xanh không đủ về số lượng, kém về chất lượng.

Việc phát triển đồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa hiện nay rất khó khăn. Vùng tập trung chăn nuôi bò như các thành phố lớn, thị xã thì giá đất đai là trở ngại lớn nhất để người chăn nuôi dành đất để trồng cỏ nuôi bò. Vùng còn quỹ đất thì chưa hội đủ điều kiện để phát triển đàn bò sữa. Có những vùng nuôi bò dựa chủ yếu vào nguồn cỏ ở bãi chăn thả kém chất lượng và không an toàn cho sức khỏe bò sữa do ảnh hưởng của chất hóa học để diệt có, diệt côn trùng các loại hoặc chất thải độc hại của các nhà máy công nghiệp. Ước tính lượng cỏ xanh tự nhiên và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn thô xanh của đàn bò sữa. Những tháng mùa khô cỏ xanh thiếu trầm trọng, ngay cả rơm rạ cũng không đủ. Nguồn thức ăn thô dự trữ chủ yếu là rơm rạ có giá trị dinh dưỡng thấp.

Một phần của tài liệu Chiếc lược Marketing Sữa Mộc Châu (Trang 46 - 48)