Các Biến đổi về Luân chuyển Nhiệt muối Đại dương và sự Sụp đổ Nhanh chóng của Mảng Băng Greenland và/hoặc Tây Nam cực

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý môi trường (Trang 85 - 86)

chóng của Mảng Băng Greenland và/hoặc Tây Nam cực

Sự tăng dòng nước ngọt vào đại dương từ các mảng băng là một cưỡng bức tiềm ẩn đối với biến đổi khí hậu đột ngột. Đối với Nam cực ở khí hậu hiện tại, những dòng này phát sinh chủ yếu từ sự tan chảy ở bên dưới các dải băng và sự tan các tảng băng trôi trên đại dương; cả hai dòng đều có thể tăng lên đáng kể nếu khí hậu ấm hơn. Sự tan băng do hai nguyên nhân trên, tương đối đều nhau, hiện đang mạnh hơn dòng nước ngọt từ Mảng Băng Greenland. Nếu khí hậu ấm hơn, tốc độ tan mảng băng có thể tăng nhanh chóng và trở nên lớn hơn nhiều so với tốc độ tan băng trôi, vì tốc độ tan băng trôi sẽ giảm do các viền băng bị giảm và mỏng đi; sự tan chảy cơ bản ở băng bên dưới sẽ vãn nhỏ hơn vài bậc so với các dòng khác. Những biến đổi trong cưỡng bức bề mặt ở gần các vùng tạo nước sâu có thể là nguyên nhân lớn nhất gây ra biên đổi khí hậu nhanh chóng trong quy mô thời gian thập niên hay dài hơn do những thay đổi về xáo trộn và lưu chuyển trong đại dương. Nếu có những biến đổi lớn về lượng băng ở Greenland, có khả năng là lượng nước tan này sẽ làm ngọt nước bề mặt ở vùng vĩ độ cao của Bắc Đại Tây Dương, làm cho MOC chậm lại. Rind et al. (2001) tìm ra rằng các biến đổi trong tốc độ hình thành Nước Sâu Bắc Đại Tây Dương có thể dẫn đến biến đổi trong việc hình thành nước sâu quanh Nam cực.

Phản ứng của MOC Đại Tây Dương đối với thay đổi ở Mảng Băng Nam cực chưa được hiểu biết rõ. Các thí nghiệm với mô hình đại dương cho thấy nếu thêm một lượng nước ngọt vào vùng đại dương phía nam thì MOC Đại TâyDương có thể chuyển từ trạng thái “ngừng” sang trạng thái như ngày nay. Tuy nhiên, thí nghiệm khác lại cho kết quả ngược lại, thêm nước ngọt lại làm yêu MOC, dẫn đến làm lạnh nước quanh Nam cực.

Nói chung, có khả năng thay đổi nhanh trong các mảng băng dẫn đến biến đổi khí hậu đôt ngột, thể hiện ở biến đổi mực nước biển và biến đổi các dòng lưu chuyển. Mối liên quan của Mảng Băng Greenland với biến đổi khí hậu đột ngột rõ hơn là

8.7.2.3. Núi lửa

Núi lửa tạo ra biến đổi khí hậu đột ngột ở quy mô thời gian ngắn. Hiệu ứng làm lạnh bề mặt của các aerosol bình lưu, tác nhân cưỡng bức khí hậu chính, bị giảm đi trong vòng 1 đến 3 năm sau khi núi lửa phun do vòng đời của các aerosol ngắn. Cũng có khả năng một núi lửa lớn hoặc một loạt núi lửa tạo ra được biến đổi khí hẩu đột ngột trong quy mô thời gian dài, đặc biệt là với các núi lửa ở vùng bán bề mặt của đại dương.

Khả năng mô phỏng tác động của núi lửa phun đến biến đổi khí hậu của các mô hình về lý thuyết là tương tự như mô phỏng tác động của khí nhà kính đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các cơ chế liên quan đến trao đổi nhiệt giữa đại dương và khí quyển của cưonwgx bức núi lửa so với việc tăng khí nhà kính có thể khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý môi trường (Trang 85 - 86)