1. Situation:
GV nêu tình huống để HS nhận ra khi nào thì dùng mẫu câu đó, phát huy sáng tạo và khả năng suy luận của HS. Cách giới thiệu này thờng áp dụng cho các trờng hợp cần sử dụng ngôn ngữ tình huống, các cách nói mang tính đặc thù ngôn nngữ, ví dụ: How about going camping?, Let s go camping.’
VD: GV nói với HS: Các bạn em muốn đi chơi thể thao. Em muốn đề nghị các bạn cùng đi chơi thể thao. Em nói thế nào ? ( Let s play badminton.)’
2. Example:
GV nêu ví dụ là nhằm cung cấp cho HS cấu trúc câu chuẩn mực, từ đó HS có thể lắp ghép, thay thế từng thành phần câu để tạo nên nhiều câu khác nhau. VD: This is my desk/ That is my school.
Is this your class?/ Is that your teacher?- Yes, it is/ No, it isn’t. 3. Contrast:
Đối chiếu cấu trúc mới với cấu trúc đã học giúp HS củng cố lại những mẫu câu đã học và tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các mẫu câu khác nhau trên cơ sở cái đã biết, do đó họ không nhầm lẫn giữa cách sử dụng các mẫu câu. VD: - How old are you? – I am twelve.
GV so sánh “How old are you?” với “How are you?”
4. Translation:
Dịch là cách diễn đạt ý nghĩa của cùng một mẫu câu bằng hai ngôn ngữ khác nhau, giúp HS phân biệt sự khác nhau giữa cách diễn đạt ý của câu trong tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh.
VD: Em hãy diễn đạt câu sau bằng tiếng Việt: “I’d like to sit down.” 5. Realia:
Đồ vật thực, ngời thực giúp gây ấn tợng về hình ảnh để HS liên hệ trực tiếp với ý nghĩa của câu : 2 cây bút chì không bằng nhau nên một cây phải ngắn hơn cây kia.
VD: GV dùng hai cây bút chì có độ dài và màu sắc khác nhau rồi so sánh: “ The blue pencil is shorter than the red one.”
6. Visuals:
Tranh ảnh đợc dùng dể HS ghép hình ảnh với hành động , thời của động từ trong câu và hoàn cảnh sử dụng câu đó.
VD: Look at the picture: What is he doing?- He is swimming.
7. Mime:
Động tác hay ngôn ngữ cử chỉ giúp HS nhận biết và ghép nghĩa của động tác với nghĩa của câu, nghĩa của động từ, tình từ.
VD: Look at me: What am I doing?- I am singing song.