TÌNH CẢM YÊU NƯỚC CỦA VŨ PHẠM HÀM QUA MỘT SỐ BÀI THƠ CHỮ HÁN

Một phần của tài liệu tạp chí khoa học công nghệ (Trang 124 - 127)

- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo qui định của Nhà nước

H ứa Thị Kiều oa*

TÌNH CẢM YÊU NƯỚC CỦA VŨ PHẠM HÀM QUA MỘT SỐ BÀI THƠ CHỮ HÁN

QUA MỘT SỐ BÀI THƠ CHỮ HÁN

Ngô Thị Thu Trang*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906) quê ở làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là người có nhiều đóng góp cho nền văn hoá, giáo dục nước nhà. Ông sống và hoạt

động trong một giai đoạn đất nước từng bước rơi vào tay bọn thực dân. Qua những bài thơ chữ

Hán của ông chúng ta cảm nhận được tâm sự u hoài trước thời cuộc và một tấm lòng yêu nước kín

đáọ Tuy chưa bộc lộ thành những hành động cụ thể nhưng thái độ và tình cảm của ông đối với đất nước cũng là một điều đáng trân trọng.

Từ khóa: Vũ Phạm Hàm, cuối thế kỉ XIX, thơ chữ Hán, yêu nước, danh nhân văn hóạ

Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906), tự là Mộng Hải, hiệu Thư Trì, người làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ngay từ nhỏ ông đã được ngợi ca là “rất thông minh, học giỏi có tiếng, mọi người vẫn gọi ông là thần đồng” [4, 922]. Ông là một trong ba vị Tam nguyên của lịch sử thi cử

Hán học (cùng với Nguyễn Khuyến, Trần Bích San) và là danh nhân có nhiều đóng góp cho nền văn hoá, giáo dục nước nhà thời kỳ

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Dù tuổi đời ngắn ngủi nhưng ông đã để lại nhiều áng thơ

ca, câu đối tuyệt tác được người đời sau yêu mến và đánh giá caọ Tác phẩm của ông có cả

chữ Hán và chữ Nôm, trong đó chủ yếu là những sáng tác viết bằng chữ Hán. Sự nghiệp trước tác của Vũ Phạm Hàm tuy không phải

đồ sộ nhưng những gì ông để lại rất đáng

được trân trọng.*

Vũ Phạm Hàm sống và hoạt động trong giai

đoạn rối ren đầy biến động. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp đã chiếm được nước ta, triều đình nhà Nguyễn vẫn tồn tại song thực chất chỉ là bù nhìn tay saị Ở vào thời kỳ vận nước gian nan như vậy, nhà Nho chân chính như Vũ

Phạm Hàm chắc hẳn không thể không có những tâm sự, những nỗi niềm về nước, về

dân. Qua các bài thơ chữ Hán của ông người

đọc có thể nhận thấy tấm lòng yêu nước kín

đáọ Mặc dù niềm ái quốc ấy đôi khi còn chưa bộc lộ rõ thành những hành động cụ thể

*

Tel: 0915 176762, Email: ngothutrang2007@gmail.com

nhưng xét trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ

thì đó cũng là điều đáng ghi nhận. Đây chính là một trong những mặt tích cực góp phần khẳng định giá trị thơ văn của ông trong dòng chảy văn học dân tộc.

Vũ Phạm Hàm sinh ra trong thời kỳ nhiều buồn thương của đất nước. Ông chứng kiến cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và cũng chịu chung nỗi đau của người dân một nước nô lệ .

Quân khan thế sự thù nhi hí, Bán bích sơn hà khởi chiến tranh.

(Trung thu đăng)

Kìa xem việc đời như trò chơi con trẻ, Một nửa giang sơn nổi chiến tranh

(Đèn trung thu) Ông sinh ra chỉ sáu năm sau khi quân Pháp nổ

súng tấn công Đà Nẵng. Khoảng thời gian ông học hành, thi cử cũng là lúc thực dân Pháp đang chiếm dần nước tạ Ông đau lòng khi thấy xã hội đổi thay, chiến tranh gây đau thương mất mát cho dân lành. Trong hoàn cảnh đó, Vũ Phạm Hàm cùng với nhiều nhà Nho khác cùng thời vẫn ôm chí của kẻ sĩ lập công danh phò vua giúp nước. Ông chọn cho mình con đường mà người xưa vẫn đi: thi đỗ

và ra làm quan cho nhà Nguyễn. Trong quan niệm của ông, con đường làm quan là con

đường duy nhất để ông có thể thực hiện được lý tưởng “trí quân trạch dân” của mình. Nhưng đến lúc này, trong ông đã có sự phân

Ngô Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 121 - 124

vân day dứt trước lẽ xuất - xử của Nho giạ Có lúc ông bày tỏ niềm hy vọng về một phép màu có thể giúp đất nước thoát khỏi thảm họa:

Hộ trì nguyện tá Đông quân lực Lưu đãi tha niên tác miếu đường

(Vịnh mai hoa)

(Hộ trì xin nguyện có pháp lực của Chúa xuân

Để dành năm sau giúp rập miếu đường)

(Vịnh hoa mai) Nhưng rốt cuộc, ông vẫn đành bất lực. Chính vì vậy mà mặc dù đỗ cao, được giữ những chức quan không nhỏ nhưng ông luôn cảm thấy chán chường, muốn quay về với cuộc sống điền viên, vui thú ruộng vườn. Đất nước gặp họa xâm lăng, những mất mát đau thương của dân tộc không thể không tác động đến một bậc đại trí thức giàu tâm huyết và nhạy cảm như Vũ Phạm Hàm. Ông luôn mang nặng trong mình ý thức “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Không có điều kiện để đứng lên cầm vũ khí chống giặc cứu nước như một số sĩ phu khác, ông chỉ còn biết giữ

khí tiết “oánh nhiên băng ngọc” (sáng trong như băng ngọc) và gửi nỗi niềm tâm sự vào thơ. Đúng như tác giả Nguyễn Minh Tường

đã nhận xét “Chất thơ của Vũ Phạm Hàm là chất thơ nhiều tâm sự, lắm nỗi u hoài” [2,283]. Đọc một số bài thơ của Vũ Phạm Hàm ta cảm nhận được nỗi u hoài của ông:

Nhất thu tâm tự thái vô liêu,

Thược mính nhàn song phá tịch liêụ Tạc dạ tây phong xuy vũ quá, Mãn đình hoàng diệp há tiêu tiêu

(Thu)

(Ngày thu lòng dạ vô cùng buồn bã, Nấu nước chè, tựa cửa phá tan sự lặng lẽ.

Đêm hôm qua, gió tây thổi, mưa càng nhiều

Đầy sân phủ kín lá vàng xác xơ.)

(Thu) Những hình ảnh gió, mưa và lá vàng rụng đầy sân dường như đều thấm đẫm tâm trạng thi nhân. Mùa thu vốn đã gợi buồn, nó lại được hiện lên qua nỗi lòng cô đơn và buồn thương của tác giả lại càng trở nên xác xơ, tàn úạ

Đêm thu, nhà thơ như tìm thấy sự tương đồng với một áng mây trên bầu trời:

Bạch vân hà xứ lai

Trực thướng thanh thiên khứ

Khứ khứ hà sở chi Phủ ngưỡng bất tri xứ

(Thu tịch vô đề)

(Mây trắng đến từ nơi nào Bay thẳng lên trời xanh

Đi đâu, biết đi đâu

Cúi ngửa chẳng biết nơi nào)

(Đêm thu không đề) Sự lẻ loi, đơn côi của đám mây trôi vô định giữa khoảng không mênh mông cũng giống với tâm trạng lẻ loi, vô định của tác giả. Ông cảm thấy lạc lõng, hoang mang và mất phương hướng ngay trên chính quê hương mình. Câu thơ như tiếng lòng thổn thức của một người luôn canh cánh nỗi niềm ưu dân ái quốc nhưng đành bất lực trước thực tạị Trước thực trạng xã hội nhiễu nhương đương thời, một nhà nho chân chính như Vũ Phạm Hàm không thể không nhận ra:

Đạo tại sĩ do đôn tố nghiệp, Thời gian nhân vị yếm hư danh.

(Thí viện tức sự)

(Còn đạo, kẻ sĩ còn chăm cử nghiệp, Thời khó, người chưa chán hư danh)

(Tức sự trong trường thi) Tác giả thấy rất rõ trong thời buổi hỗn loạn này nhiều kẻ có danh nhưng bất tài, không làm được việc gì cho dân cho nước. Câu thơ

là lời than cho đạo học đã đến lúc suy tàn,

đằng sau đó chúng ta còn như thấy một tiếng thở dài chua xót.

Cũng có lúc, Vũ Phạm Hàm bộc lộ nỗi đau của người dân mất nước một cách trực diện, không hề che đậy:

Vinh nhục giang sơn bất tự do Thành thượng tinh chiên kim vị tẩy Yên ba tằng phủ diệc hàm sầu

Ngô Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 121 - 124

(Vinh nhục non sông mất tự do

Trên thành mùi tinh chiên đến nay chưa rửa hết Trách chi khói sóng cũng vương sầu)

(Nhớ Hồ Tây) “Tinh chiên” (mùi tanh hôi) là từ được dùng

để ám chỉ thực dân Pháp xâm lược và nó thể

hiện sự khinh bỉ, coi thường. Ởđây Vũ Phạm Hàm cũng đặt hẳn ra vấn đề vinh và nhục. Nước mất, nhà tan, vua vốn là niềm ngưỡng vọng, là biểu tượng của sự tôn kính thì lúc này chỉ là một kẻ bù nhìn tay saị Mất tự do, gót giày quân xâm lược giày xéo đất nước, đó chính là nỗi nhục lớn lao và thấm thía lúc nào cũng trĩu nặng tâm hồn nhà thơ. Ý thức được nỗi nhục vong quốc nhưng đành bất lực cho nên trong nhiều bài thơ của mình ông đã gửi gắm nỗi niềm u hoài trước thời cuộc.

Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được lòng yêu nước của Vũ Phạm Hàm qua những bài thơ “thể hiện lòng gắn bó với cảnh vật đất nước, đôi khi cũng để lộ tấm lòng kính phục

đối với một số người đã hy sinh vì đất nước” [3, 2031] như Phạm Văn Nghị, Nguyễn Thượng Hiền… Khi Pháp đánh chiếm nước ta, Phạm Văn Nghịđã chiêu mộ quân và xin triều đình cho đi đánh giặc. Sau đó ông lại tổ

chức căn cứ kháng chiến để tiếp tục chống Pháp. Bị triều đình thu hết quan tước, ông về ở ẩn tại động Liên Hoạ Vũ Phạm Hàm đến thăm nơi ở cũ của Phạm Văn Nghị và đã bày tỏ cảm xúc của mình:

Hoa Lư thành ngoại Liên Hoa động, Hoa tự nhân hương, động cánh ụ

Đại cục vị thành năng nhất chiến, Danh sơn tự chủ túc thiên thụ Thời gian tửđệ tập nhung mã, Sự khứ giang hồ lão điếu chụ Kim nhật dĩ vô ẩn quân tử,

Thạch bàn thư giá thuỷ không lưụ

(Liên Hoa động Phạm Nghĩa Trai tiên sinh cố cư)

(Động Hoa Sen ngoài thành Hoa Lư, Hoa thơm tựa người, động thêm u tịch.

Đại cục chưa thành, từng một trận,

Danh sơn tự chủ, đủ ngàn đờị

Lúc khó khăn anh em cùng nhau luyện tập binh mã,

Việc hỏng, ngao du giang hồ làm ông lão câu cá. Nay đã không còn người quân tửẩn cư, Thạch bàn giá sách nước chảy mãị)

(Nhà cũ của Phạm Nghĩa Trai tiên sinh ở động Hoa Sen) Vũ Phạm Hàm đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với một bậc chí sĩ yêu nước, một con người trung dũng, dẫu “đại cục vị thành” song đã từng anh dũng chiến đấu với kẻ thù,

đã thể hiện được khí phách và tinh thần yêu nước đáng nể trọng. Ông bồi hồi tưởng nhớ đến cuộc đời Liên Hoa động chủ nhân với những ngày tháng hăm hở cùng đội quân nghĩa dũng luyện tập binh mã đánh giặc, sau

đó lại quay về với cuộc sống nhàn hạ thảnh thơi giữ cốt cách thanh caọ Mặc dù Phạm Văn Nghị đã bị tước hết quan tước phải lui vềởẩn song tinh thần yêu nước của ông vẫn ngời sáng đến ngàn năm.

Yêu nước luôn gắn với thương dân. Trong thơ

Vũ Phạm Hàm chúng ta thấy ông cũng dành nhiều sự quan tâm đối với cuộc sống của người dân lao động nghèọ Ông thấu hiểu và cảm thông với nỗi vất vả của họ:

Nông phu ngải mạch quy, Nhật trung hãn như vũ.

Đãn nguyện tuế thường phong, Bất tích cân lực khổ.

(Quan cát mạch)

(Nhà nông cắt lúa trở về,

Giữa trưa nắng mồ hôi rơi như mưạ Những mong năm cứ mãi được mùa, Chẳng tiếc công sức nhọc nhằn vất vả.)

(Xem gặt lúa)

Để làm ra hạt thóc người nông dân đã phải đổ

bao nhiêu mồ hôị Phải gần gũi và yêu mến người dân lao động Vũ Phạm Hàm mới có

được sự quan sát tinh tế và sự trân trọng thành quả từ sự khó nhọc của họ. Ông hiểu tâm tư

nguyện vọng của họ, họ sẵn sàng đổ mồ hôi và không tiếc công sức vất vả nhọc nhằn để

Ngô Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 121 - 124

Bên cạnh đó, Vũ Phạm Hàm còn dành sự ưu ái đặc biệt của mình cho những người dân nghèọ Trong thơ ông thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với cảnh thiếu thốn của họ. Khi ngắm hoa thuỷ tiên nở vào đêm giao thừa, ông chạnh lòng:

Hoặc giải hàn gia vô giáp lịch, Cố tương phương tín báo xuân hồị

(Giao thừa thuỷ tiên hoa khai ngẫu đắc)

(Hay biết nhà nghèo không có lịch, Nên đem tin tốt báo xuân đã về)

(Làm lúc hoa thuỷ tiên nởđêm giao thừa) Chơi hoa thuỷ tiên là một thú chơi tao nhã của các nhà nho xưạ Trong “Thư Trì thi tập” Vũ

Phạm Hàm đã có đến bốn bài thơ viết về hoa thuỷ tiên. Hoa thuỷ tiên thường nở vào đúng

đêm giao thừa báo hiệu một năm mới tốt lành

đã đến. Hoa thương người nghèo không có lịch nên nởđể báo tin xuân hay chính là nhà

thơ nhìn hoa đẹp đã không khỏi mủi lòng vì vẫn có nhiều người nghèo bên cạnh mình. Vũ Phạm Hàm là bậc danh nho sống vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tìm hiểu thơ văn của ông không chỉ giúp chúng ta thấy được tài năng và đức độ của một người “dòng dõi nhà nho học thanh bạch, thông minh sớm” [1, 314], một vị khoa bảng khả kính mà còn hiểu phần nào tâm sự, suy nghĩ của ông trước tình cảnh nước nhà. Từđó chúng ta thêm thấu hiểu và trân trọng ý thức trách nhiệm cũng như nhân cách của lớp sĩ phu nho học thời kỳ nàỵ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Văn Giáp (1970), Tìm hiểu kho sách Hán

Nôm, tập 1, Thư viện Quốc gia xuất bản, H.

[2]. Nhiều tác giả (2010), Tam nguyên Thám hoa

Vũ Phạm Hàm, Nxb VHTT, H.

[3]. Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới) (2004), Nxb Thế giới, H.

[4]. Trần Trung Viên (2004), Văn đàn bảo giám,

Nxb Văn học, H.

SUMMARY

Một phần của tài liệu tạp chí khoa học công nghệ (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)