PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC – SỰ LỰA CHỌN TẤT YẾU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu tạp chí khoa học công nghệ (Trang 94 - 99)

- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo qui định của Nhà nước

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC – SỰ LỰA CHỌN TẤT YẾU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Lê Thị Sự*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài viết phân tích một cách khái quát về quá trình hình thành, khái niệm và đặc trưng của kinh tế

tri thức. Từđó tác giả phân tích xu hướng phát triển kinh tế theo cách thức của kinh tế tri thức ở

các nước phát triển hiện naỵ Theo xu thế chung đó, sự lựa chọn của Việt Nam theo xu hướng kinh tế tri thức trong quá trình phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu và khách quan để có thểđưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Từ khóa: Kinh tế tri thức; xu hướng phát triển; quá trình hội nhập, toàn cầu hóa; chiến lược phát triển

Kinh tế tri thức (KTTT) là một khái niệm mới xuất hiện, nó được hiểu như một giai đoạn phát triển mới, cao hơn của nền kinh tế nhân loạị Mặc dù mới xuất hiện, nhưng với tốc độ

phát triển nhanh chóng của mình, KTTT đã làm thay đổi một cách căn bản và sâu sắc cục diện nền kinh tế thế giớị Với sự xuất hiện của công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu mới, đặc biệt là sự xuất hiện của công nghệ thông tin, nền kinh tế thế

giới đã có những bước nhảy vọt mạnh mẽ

chưa từng có trong lịch sử. Ở các nước như

Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…, việc phát triển theo xu hướng tri thức hóa nền kinh tế đã làm cho nền kinh tế của họ phát triển vượt xa nền kinh tế của các nước kém phát triển. Việt Nam

đang là một quốc gia đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc lựa chọn con đường phát triển của KTTT là một yêu cầu khách quan của thời đại, nếu không, chẳng những chúng ta không thể “đi tắt, đón

đầu” được mà nền kinh tế sẽ càng tụt hậu hơn so với nền kinh tế thế giớị*

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA

KINH TẾ TRI THỨC

Khái nim kinh tế tri thc

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện

đại là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Với ba phát minh vĩ đại của trí tuệ nhân loại nửa đầu thế kỷ XX: Thuyết tương đối của Anhxtanh, Thuyết

*

Tel: 01256 356666, Email; lesudhkhtn@gmail.com

lượng tử của Blăngcơ và phát hiện ra mật mã di truyền của Oatxơn và Gricơđã mởđầu cho một thời kỳ mới của khoa học và công nghệ

hiện đạị Từđây, đã tạo ra một hệ thống công nghệ mới, đó là các công nghệ vi điện tử, máy tính, quang điện, laze, vật liệu mới, hạt nhân, gen, tế bào…

Đến giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn bùng nổ công nghệ. Từ đó tạo ra một cuộc chạy đua ráo riết để

chiếm lĩnh công nghệ cao trước thiên niên kỷ

mớị Cuộc cách mạng công nghệ này đã tạo nên bộ mặt mới của nền kinh tế, tạo tiền đề

hình thành KTTT và xã hội thông tin.

Trong nền kinh tế mới này, tri thức và thông tin đã trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất, hơn cả vốn, nguyên, nhiên liệu và năng lượng. Ngày nay, sự xuất hiện của các ngành công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh mẽ, trở thành trụ cột của các nền kinh tế, tạo ra những biến đổi to lớn trong lực lượng sản xuất và toàn bộ xã hội loài ngườị

Các chuyên gia của tổ chức Liên hợp quốc dự đoán, vào khoảng những năm 2030, ở các quốc gia phát triển, nền KTTT về cơ bản sẽ

hình thành, và đến cuối thế kỷ XXI, nhân loại sẽ bước vào thời đại KTTT.

Những năm gần đây, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau để chỉ giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế này như: “Kinh tế thông

Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96

tin”, “kinh tế mạng”, “kinh tế số”; “Kinh tế

học hỏi”; “Kinh tế dựa vào tri thức”, “kinh tế

dẫn dắt bởi tri thức”, “kinh tế tri thức”. Trong số các tên gọi trên, “kinh tế tri thức” là tên gọi thường được dùng nhất. Tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) chính thức dùng từ năm 1996. Cách gọi này nói lên được nội dung của nền kinh tế mới xuất hiện nàỵ Theo tổ chức này, KTTT được

định nghĩa là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin [5; 98]. Tức là việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định trong phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống.. Ngoài ra còn có nhiều cách hiểu khác nhau về

nền kinh tế mới nàỵ Tuy nhiên, tất cả cách tiếp cận đó đều xoay quanh định nghĩa khái quát của tổ chức OECD.

Đặc trưng ca kinh tế tri thc

Hiện nay, khi nhận định về đặc trưng của KTTT, các ý kiến phần lớn là giống nhau, chỉ

khác nhau ở số lượng các đặc trưng. Dưới

đây, chúng tôi xin trình bày một sốđặc trưng chủ yếu của nền KTTT như sau:

Đặc trưng cơ bản nhất của KTTT đó là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức hay tri thức trở thành nguồn lực có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hộị Khác với các nền kinh tế đã có trong lịch sử (nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp), tri thức là nguồn lực có vị trí quyết

định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế tri thức.

Trong nền KTTT, tri thức tham gia vào quá trình quản lý, điều khiển sản xuất, đồng thời trực tiếp là một thành tố trong các sản phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất. Ngày nay,

đúng như dự báo của C.Mác: Tri thức trở

thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Xu hướng này ngày càng được thấy rõ, có hơn 50% GDP hàng năm của các nước OECD có nguồn gốc từ tri thức, có tới 60% công nhân Mỹ là công nhân tri thức, trong cơ cấu giá trị

các sản phẩm, giá trị của nó được cấu thành

từ tri thức chiếm 70% – 80%, thậm chí có những sản phẩm còn cao hơn.

Nền KTTT mang tính chất toàn cầụ Quá

trình phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển KTTT, cùng với quá trình phát triển thương mại, thị trường và quá trình toàn cầu hóa, nhất thể hóa các nền kinh tế là những quá trình đi liền nhau, gắn quyện với nhau, tác động qua lại, thúc đẩy nhau phát triển. Ngày nay, sự sản sinh ra, truyền bá và sử

dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc giạ Nền KTTT ra đời trong điều kiện nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa; bất cứ ngành sản xuất nào, dịch vụ nào cũng đều dựa vào nguồn cung ứng từ nhiều nước và được tiêu thụ trên toàn thế giớị Người ta thường gọi nền KTTT là nền kinh tế

toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế

toàn cầu dựa vào tri thức.

Phương thức phát triển cơ bản của nền KTTT là xã hội học tập, học tập suốt đời cho mọi ngườị Để có được tri thức, mọi người cần học tập thường xuyên hơn nữa, có tổ chức và dưới nhiều hình thức, mới có thể tiếp thu và biến tri thức chung thành cái của mình. Hơn nữa, muốn sử dụng tri thức chung như một loại hàng hóa thông thường, mỗi người lại phải biết chuyển hóa những tri thức đó thành kỹ năng. Với nền KTTT, việc có được nhiều hay ít tri thức là do quá trình học tập, tiếp thu tri thức và năng lực chuyển hóa tri thức của mỗi ngườị

Nền KTTT là nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Trong nền KTTT, sự phát triển của nó là dựa trên cơ sở

kinh tế công nghệ cao, sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm môi trường sống của con người,

đồng thời khai phá nguồn tài nguyên thiên nhiên còn chưa được tận dụng hết để thay thế

nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm đang gần cạn kiệt. Ví dụ, hiện nay nguồn năng lượng hóa thạch đang gây ô nhiễm nặng nề, với mối đe dọa về sự cạn kiệt dầu khí (giá dầu hiện nay có lúc đã lên đến hơn 130USD/thùng) đang là nguy cơđối với tính bền vững, thì nhờ hệ thống công nghệ cao,

Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96

nền KTTT có thể chuyển sang hệ năng lượng mới rẻ tiền và phân phối đồng đều như năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt hạch…, và nhân loại sẽ bước vào thời kỳ phát triển bền vững.

Nền KTTT làm biến đổi cơ bản thị trường truyền thống. KTTT sinh ra trong điều kiện của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và hàng hóa tri thức ngày càng trở nên áp đảo trong thị thị trường đó. Tình hình này dẫn đến những thay đổi cơ bản trong thị trường truyền thống. Trước hết là vấn đề tài sản vô hình ngày càng trở thành vốn đầu tư chính. KTTT tất nhiên cũng cần các loại vốn thông thường (tiền, tài sản), nhưng thông tin, tri thức, tài sản trí tuệ, vốn người ngày càng trở nên quan trọng áp đảo (so với vốn tiền). Trong nền kinh tế Mỹ hiện nay, ở các doanh nghiệp công nghệ cao (Công nghệ phần mềm, viễn thông…), số vốn vô hình chiếm tới trên 60% tổng số vốn hữu hình (tiền, tài sản).

KTTT làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hộị Trong nền KTTT, thành phần lao

động dịch vụ tăng mạnh (có thể lên tới 80% - 85%), thành phần công nghiệp giảm xuống dưới 10% - 15% và lao động nông nghiệp chỉ

còn khoảng dưới 5%. Những người lao động tri thức chiếm tỷ lệ rất cao (≈70%), trong số đó, những công nhân tri thức tuy ít nhưng có trình độ và vai trò quyết định trong sản xuất. Trong xã hội xuất hiện các cộng đồng dân cư

kiểu mớị Đó là các tổ hợp vừa sản xuất, vừa nghiên cứu, học tập, các làng khoa học, các công viên khoa học, các vườn ươm khoa học, …được xây dựng.

KINH TẾ TRI THỨC – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM

Thc trng kinh tế tri thc Vit Nam hin nay

Nắm bắt được xu thế vận động của thời đại, ngay từđầu Đảng ta đã rất coi trọng việc tạo ra động lực cho việc hình thành và phát triển KTTT. Tuy nhiên, hiện nay về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế mang những dấu ấn của kinh tế nông nghiệp, đang chuyển dần sang kinh tế công nghiệp. Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn cầu là rất thấp. Những chỉ số về kinh tế tri

thức của Việt Nam đều ở nửa dưới của bảng xếp hạng. Chỉ số chung về KTTT (KEI) của Việt Nam hiện đang là 3,51, trong khi đó chỉ

số KEI của một số nước trong khu vực là rất cao: Singapore là 8,44; Malaysia là 6,07; Thái Lan là 5,52 [6].

Cơ cấu kinh tế - lao động của Việt Nam hiện nay vẫn là lạc hậu: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp trong GDP còn hạn chế, ngành nông nghiệp còn cao (năm 2010, nông nghiệp chiếm 20,6% GDP, công nghiệp 41,1% và dịch vụ 38,3%). Cơ cấu lao động cũng chưa chuyển biến mạnh mẽ: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ

trọng rất cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Trong khi đó hiện nay ở Mỹ khoảng 80% lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng và triển khaị

Thi cơ và thách thc ca Vit Nam khi phát trin kinh tế tri thc

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay, các nước đang phát triển như

Việt Nam có nhiều cơ hội nắm bắt các tri thức mới, công nghệ mới để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình kinh tế đi trước cùng với việc biết phát huy nội lực và những lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn ngoại lực sẽ giúp chúng ta có những bước đi phù hợp để phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Đó là một thời cơ lớn của đất nước.

Tuy nhiên, Việt Nam bước vào xây dựng nền KTTT với điểm xuất phát thấp, còn nhiều thách thức rất gay gắt cần được khắc phục trong quá trình phát triển. Đó là những thách thức nảy sinh từ thực trạng nền kinh tế còn non yếu của chúng ta đứng trước bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ, do chủ nghĩa tư bản chi phối, làm gia tăng nhanh khoảng cách phát triển và khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc và gay gắt.

Việt Nam bước vào KTTT trong khi sự chênh lệch về công nghệ với các nước phát triển là

Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96

rất xa, những lợi thế về tài nguyên và nguồn lao động rẻ không còn là ưu thế, trong khi đó, chúng ta lại phải đi mua các sản phẩm công nghệ với giá rất caọ Mặt khác, các nước giàu

đang dần đẩy các công nghiệp tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu, và gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển dưới hình thức đầu tư, khiến cho nguy cơ rủi ro của nền kinh tế

chúng ta ngày càng lớn. Cộng vào đó là nạn chảy máu chất xám làm cho Việt Nam mất đi một nguồn lực đáng kể….

TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT

TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

Kinh tế tri thc – xu thế phát trin ca nn kinh tế thế gii

Bản chất, đặc điểm cũng như biểu hiện của KTTT đã chứng tỏ rằng nền KTTT không phải là sự kỳ vọng hay mơước viển vông, mà

đó là một xu thế vận động, phát triển được hiện thực hóa khá nhanh. Lực lượng sản xuất vốn là yếu tố động, cách mạng, vì thế nó không ngừng phát triển theo hướng tích cực, làm cho nền kinh tế chuyển biến từ kinh tế

nông nghiệp đến kinh tế công nghiệp và ngày nay đang chuyển dần lên KTTT. KTTT là giai

đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cũng như các nền kinh tế trước nó, KTTT là sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất chủ yếu dựa vào lao

động thủ công và đất đai thì ra đời nền kinh tế

nông nghiệp, khi sản xuất dựa chủ yếu vào máy móc và tài nguyên thiên nhiên thì ra đời kinh tế công nghiệp, đến khi sự sản xuất ra của cải vật chất dựa chủ yếu vào tri thức thì ra

đời KTTT.

Đã gọi là xu thế khách quan thì không thể

quay lưng lại hay từ chối nó mà có thể phát triển được. Nhờ sớm biết sử dụng tri thức để

phát triển mà nền kinh tế của các nước phát triển đã vượt xa các nước đang phát triển cả

về trình độ và tốc độ phát triển. Do tính linh hoạt, hiệu quả cao, các sáng kiến, phát minh khoa học xuất hiện ngày càng nhiều và điều quan trọng hơn là chúng được phổ biến cực nhanh trên diện rộng thông qua mạng internet siêu cao tốc đã tạo ra sự bứt phá nhanh trong tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của giới

chuyên môn, chỉ tính riêng quá trình chuyển giao công nghệđược rút ngắn, có thểđẩy mức tăng trưởng kinh tế thế giới lên đến 1% hằng năm, tương đương với 300 tỷ USD và còn cao gấp bội theo mức gia tăng của tổng sản phẩm thế giới trong thế kỷ 21. Thành quả của KTTT là rất to lớn; bởi vậy, việc nắm bắt

Một phần của tài liệu tạp chí khoa học công nghệ (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)