TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Một phần của tài liệu tạp chí khoa học công nghệ (Trang 110 - 116)

- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo qui định của Nhà nước

H ứa Thị Kiều oa*

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Lê Quang Đăng*

Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học hay nâng cao chất lượng dạy học là một yêu cầu cấp bách đối với mỗi cán bộ giảng dạy trong các nhà trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, thực tế triển khai nhiệm vụđổi mới phương pháp dạy học lại gặp phải không ít vấn đề khó khăn. Qua phân tích thực trạng đổi mới phương pháp dạy học từ góc nhìn của môn khoa học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học CNTT&TT – ĐH Thái Nguyên, bài báo đã chỉ ra những mặt hạn chế trong việc duy trì phương pháp dạy học truyền thống và những thách thức khi ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, từđó bài báo đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề bằng việc kết hợp hài hòa giữa hai phương pháp này trong một sự tương thích nhất định và một số kết quả thực tế áp dụng.

Từ khóa: Phương pháp dạy học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại học CNTT&TT.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ

CHÍ MINH*

Albert Einstein từng nói: “Hãy dạy làm sao

để học sinh cảm thấy những điều được học như một phần thưởng quý giá chứ không như

một nhiệm vụ ngán ngẩn”. Nếu coi tri thức nhân loại như một “kho tàng quý giá” thì việc

đưa kho tàng ấy đến với sinh viên (SV) như

thế nào để họ có cảm giác tiếp nhận nó như

tiếp nhận một “phần thưởng” là một công việc không hề đơn giản đối với những người làm công tác giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học (ĐM PPDH) hay nâng cao chất lượng dạy học (NC CLDH) hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là yêu cầu tất yếu của mỗi cán bộ giảng viên (GV). Một vấn đề tưởng đã quá quen thuộc nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì còn có quá nhiều khó khăn. Đặc biệt, nước ta hiện đang trong giai đoạn hội nhập toàn diện, khi hình thức học chế Tín chỉ dần

được đưa vào các trường Đại học, Cao đẳng

để thay cho hình thức học Niên chế - một hình thức vốn đã ngự trị rất lâu ở Việt Nam, thì vấn về ĐM PPDH lại càng trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Phải đổi mới như thế nào khi một bên là những PPDH truyền thống đã bám rễ sâu vào phong cách

*

Tel: 0987 860183, Email: lqdang@ictụedụvn

của người thầy giáo và một bên là những PPDH tích cực đầy mới mẻ nhưng lại quá nhiều thách thức đểđưa vào sử dụng.

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy chính thức trong các trường đại học, cao đẳng từ năm 2003-2004. Cho đến nay, môn học này mới trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển. Vì thế, có thể coi môn học tư Tưởng Hồ Chí Minh là một “môn học mới” trong hệ thống các môn khoa học trong chương trình đào tạo đại học ở Việt Nam. Cái mới thì khó có thể đạt tới một sự

hoàn thiện ngaỵ Đây chính là lý do cần phải tích cực đẩy mạnh việc ĐM PPDH môn Tư

tưởng Hồ Chí Minh trong các nhà trường, để

cho việc học tập, giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển mạnh, đi sâu được vào cuộc sống. Việc ĐM PPDH Tưởng Hồ Chí Minh giúp cho sinh viên có thể nắm bắt được những nội dung trong hệ thống tư tưởng của Người một cách dễ dàng, dễ hiểu, nhớ sâu, nhớ lâu và có thể đem ra vận dụng ngay vào thực tế, như lời Người từng dạy: “Các thày giáo cô giáo phải tìm cách dạỵ Dạy cái gì, dạy thế

nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ

nhanh. Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước” [1]. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang phát

động phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Vì thế,

Lê Quang Đăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 107 - 113

việc ĐM PPDH Tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng để đưa phong trào đó trở thành hoạt động tích cực ở

mỗi nhà trường và ở từng SV.

KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DUY TRÌ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN

THỐNG

Nói đến PPDH truyền thống là người ta thường nói đến hình ảnh người thầy giáo là nhân vật trung tâm trong lớp học. Từ thời xa xưa, khi các thầy đồ dạy chữ Nho - Hán ở

nhà, ởđình làng, đến thời phong kiến và thời kỳđầu khi xã hội xuất hiện mô hình dạy học theo trường lớp thì vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. Ở đó, người thầy quyết

định tất cả, từ kiến thức đến phương pháp (dạy cái gì, dạy như thế nào…) còn học trò có nhiệm vụ lắng nghe, ghi chép, hỏi và thụ động tiếp thu kiến thức.

Hình 1: Lớp học truyền thống (ảnh minh họa).

Nói đến phương pháp dạy học truyền thống, người ta hay nhấn mạnh đến phương pháp thuyết giảng (thuyết trình). Trong lớp học, người thầy giống như một “ca sĩ” độc diễn bài của mình và SV là những “khán giả” ngoan ngoãn chú ý lắng nghẹ Để nhấn mạnh kiến thức và với những nội dung quan trọng, người thầy có thể bắt học sinh phải ghi chép bài đầy

đủ những gì mà thầy đọc. Paulo Freire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Brazil đã gọi phương pháp dạy học này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình truyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, GV là chủ thể, là tâm

điểm còn học sinh là khách thể, là quỹđạọ

Khi áp dụng PPDH truyền thống cho môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể mang lại một số mặt ưu điểm như: GV có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn; SV tiếp thu được nhiều kiến thức; Thích hợp cho việc trình bày những vấn đề lý luận mới mẻ, phức tạp; tiết kiệm về mặt kinh tế, một GV có thể dạy nhiều SV và một giáo án có thể sử dụng nhiều lần… Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng gặp phải không ít những trở ngại, không ít những khó khăn như:

+ Không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV. Trong lớp học truyền thống, SV hoàn toàn lệ thuộc vào bài giảng thuyết trình của GV, ít có điều kiện để giao lưu trao đổi kiến thức, tranh luận, thảo luận những vấn đề của bài học.

+ Khối lượng kiến thức được truyền thụ quá nhiều trong 1 đơn vị thời gian ngắn, SV khó có thể nhớ hết toàn bộ những gì người GV truyền đạt và vận dụng chúng vào thực tế. + Dễ gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán, buồn ngủ vì SV phải ngồi nghe GV thuyết trình trong cả buổi học, không khí lớp học trầm, ít có sự giao lưu giữa SV với SV và giữa SV với GV.

+ Người GV có thể giảng giải lại nhiều vấn

đề mà SV đã biết, đã hiểu nên dễ gây tâm lý “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

+ Khó có thể cá biệt hóa việc giảng dạy: số

lượng SV trong 1 lớp thường đông, trình độ

mỗi SV có sự chênh lệch, những kiến thức mà GV thuyết giảng lại trải đều một lượt, dẫn đến kết quả tiếp thu kiến thức là không đồng đềụ Theo số liệu thống kê của nhóm GV tư tưởng Hồ Chí Minh điều tra về quan điểm dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường

Đại học CNTT&TT – ĐH Thái Nguyên cho thấy, có đến hơn 3/4 SV được chọn khảo sát không thích học theo phương pháp thuyết

trình (Hình 2); hầu hết SV không thích học theo phương pháp đọc – chép; tâm lý của SV diễn biến phức tạp (căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán, buồn ngủ…) trước những hạn chế

do phương pháp thuyết trình gây ra (Hình 3).

Mức độ hiệu quả tiếp thu bài của SV khi học theo phương pháp này chỉ dừng ở 50% - 60%.

Lê Quang Đăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 107 - 113

Việc khảo sát được tiến hành trên 5 lớp học tư

tưởng Hồ Chí Minh, hệđại học chính quy, tại trường Đại học CNTT&TT – ĐH Thái Nguyên, năm học 2011 – 2012. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên gồm 330 SV, cụ thể (Bảng 1) Bảng 1: Tỷ lệ % mẫu đối tượng được chọn khảo sát ngẫu nhiên. TT Mẫu đối tượng điều tra Tỷ lệ (%) 1 SV năm thứ nhất: 183 55,4 SV năm thứ 2: 147 44,6 2 SV là người Kinh: 278 84,2 SV là người dân tộc: 52 15,8 3 SV Nam: 189 57,2 SV Nữ: 141 42,8 Hình 2: Biểu đồ mô tả quan điểm của SV lựa chọn học theo PP thuyết trình. Hình 3: Biểu đồ diễn tả những hạn chế của PP thuyết trình.

Việc duy trì PPDH truyền thống không chỉ

gặp khó khăn đối với SV mà còn khó khăn

đối với GV. Nhiều GV dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học thuộc ĐH Thái Nguyên khi được hỏi về vấn đề này đều đồng nhất đưa ra các quan điểm như:

+ GV không hiểu hết được tâm lý, nguyện vọng và nhu cầu của SV khi học môn học này

nên khó khăn trong việc chuẩn bị giáo án và những nội dung thuyết giảng trên lớp.

+ Cần nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng những bài thuyết giảng phong phú, sâu sắc và cần nhiều thời gian trải nghiệm để có thể trở thành người thuyết giảng giỏị

+ Tâm lý mệt mỏi không chỉ xuất hiện ở SV mà còn xuất hiện ở cả người GV nếu phải thuyết giảng trong một khoảng thời gian dàị SỰ PHỨC TẠP TRONG ỨNG DỤNG

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

HIỆN ĐẠI

PPDH hiện đại, PPDH mới, PPDH tích cực… là những cách nói khác nhau cho cùng một nội dung là xây dựng PPDH hướng vào đối tượng học, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tự học, tính chủ động, sáng tạo, làm chủ tri thức của SV. Định hướng ĐM PPDH

đã được xác định trong nhiều văn kiện của

Đảng và Nhà nước. Luật giáo dục 2005 có nêu:

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [2].

“Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình

độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự

nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành” [3].

Có thể khái quát một số phương pháp tiêu biểu trong hệ thống các PPDH hiện đại như: Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, PPDH theo dự án, PPDH theo hợp đồng, phương pháp tình huống, phương pháp đóng vai, phương pháp bể cá vàng… Hình 4: Lớp học theo PP hiện đại (ảnh minh họa) 22% 4% 64% 10%

Lượng kiến thức quá nhiều, không thể nhớ hết Đôi khi GV giảng lại những vấn đề mà SV đã biết 22% 78% Thích học theo PP thuyết trình Không thích học theo PP thuyết trình

Lê Quang Đăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 107 - 113

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện những PPDH này vào môn học Tư tưởng Hồ

Chí Minh đã gặp phải một số vấn đề khó khăn nhất định.

+ Đối với GV: Hầu hết GV môn học Tư

tưởng Hồ Chí Minh tuy có trình độ và hiểu biết sâu về lĩnh vực của mình những lại thiếu và yếu về mặt kỹ thuật, công nghệ. Quá trình thực hiện các PPDH hiện đại đòi hỏi phải sử

dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ

như máy tính sách tay, máy chiếu, kỹ năng sử

dụng các phần mềm công nghệ thông tin… để

sử dụng tốt những thiết bị và kỹ năng này không phải GV nào cũng có thể đáp ứng

được. Không chỉ thế, việc thiết kế, chỉ đạo, hướng dẫn sinh viên và tổ chức lớp học theo các PPDH hiện đại đòi hỏi người GV phải có kinh nghiệm, khả năng quản lý lớp học, nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề, khéo léo trong phân xử tranh luận của SV để có thể điều khiển lớp học đi đúng hướng, phát huy

được hết khả năng sáng tạo, khám phá tri thức và tìm ra chân lý khoa học của SV. Mặt khác, khi sử dụng các PPDH hiện đại vào môn học tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải tính toán kỹ

lưỡng để sử dụng đúng phương pháp cho từng nội dung của bài học, chương học và phải có sự kết hợp linh hoạt giữa các PPDH với nhau thì mới mang lại hiệu quả caọ Điều này đòi hỏi mỗi GV vừa giống như nhà biên tập, biên đạo chương trình lại vừa giống như nhà thiết kế, đạo diễn lớp học. Hình 5: Biểu đồ thể hiện quan điểm của SV khi học theo PP tích cực. + Đối với SV: Theo số liệu điều tra của nhóm GV Tư tưởng Hồ Chí Minh trường ĐH

CNTT&TT Thái Nguyên cho thấy, mặc dù có

đến 92% ý kiến thể hiện quan điểm “rất thích” và ủng hộ việc đưa PPDH hiện đại vào môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng việc

ứng dụng những phương pháp này lại gặp phải một số khó khăn như: Đa số SV chỉ thích

được nghe người khác tranh luận và thích

được quan sát tình huống; Nhiều SV thờ ơ, thích “ngậm hột thị”; Số lượng SV mong muốn được tranh luận để thể hiện quan điểm, chính kiến riêng của mình là rất ít (Hình 5).

Khi được hỏi về những khó khăn để học theo PPDH hiện đại thì có 72,6% SV cho rằng không đủ nguồn tài liệu và vốn kiến thức nhất

định để tìm hiểu vấn đề ngay trên lớp học… Mặt khác, ở bảng 1 cho ta thấy trong mỗi lớp học đều có một số lượng nhất định SV là con em các dân tộc (15,8%). ĐH Thái Nguyên là trường đại học vùng, vì vậy, trình độđầu vào của SV thường không cao như các trường ĐH lớn ở Hà Nộị Đây là một bất lợi để có thể

triển khai các PPDH hiện đại vì tính năng động, sắc sảo, nhanh nhạy của SV là không caọ Những con số này cho thấy, mặc dù phần lớn SV đều thích học tư tưởng Hồ Chí Minh theo PHDH hiện đại nhưng lại chưa chuẩn bị tâm lý, chưa thực sự sẵn sàng để tham giạ Nguyên nhân một phần là do SV quá quen với các PPDH truyền thống – những phương pháp

đã được định hình trong nếp nghĩ và thói quen học từ lâu của SV; một phần do do tâm lý e ngại, sợ sai, không tin tưởng vào khả năng của bản thân; một phần là do trình độ chênh lệc giữa các sinh viên trong lớp (do độ tuổi, giới tính, dân tộc, kiến thức xã hội…) và một phần là do điều kiện trường lớp, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, tài liệu hỗ trợ chưa thực sự đầy đủ và thuận lợị SỰ TƯƠNG THÍCH TRONG KẾT HỢP GIỮA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Việc ứng dụng PPDH truyền thống và PPDH hiện đại đều bộc lộ những ưu điểm và hạn chế nhất định. Điều này gợi mở cho chúng ta một hướng giải quyết vấn đề là kết hợp cả hai phương pháp này với nhau nhằm phát huy những mặt tích cực và triệt tiêu những hạn 17% 47% 36% Thích tra nh luận để ba y tỏ qua n điểm, ý kiến riêng của mình

Thích được nghe tranh luận và qua n sát tinh huống

Lê Quang Đăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 107 - 113

chế của nó, để giữa chúng có một sự tương hỗ, bổ trợ hài hòa cho nhaụ Theo kết quả điều tra của nhóm GV Tư tưởng Hồ Chí Minh, khi được hỏi về việc nên bỏ hay duy trì phương pháp thuyết trình thì có tới 93,7% SV lựa chọn phương án “Nên duy trì nhưng ở

mức độ vừa phải, tùy theo nội dung bài học và có sự kết hợp với các PP khác”. Điều này chứng tỏ, không phải hầu hết SV đều “nói

Một phần của tài liệu tạp chí khoa học công nghệ (Trang 110 - 116)